KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 23 - 72)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.2.1. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

NQTM là một hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền khai thác nhãn hiệu và bí quyết kinh doanh. Bên nhận quyền, là các thương nhân độc lập, có nghĩa vụ khai thác mô hình kinh doanh theo đúng các quy định và quy trình do bên nhượng quyền đặt ra. Mục đích của NQTM là nhân rộng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thực hiện thành công trên một phạm vi địa lý nhất định. Vì vậy, việc tạo ra và duy trì tính độc đáo và đồng nhất của mô hình kinh doanh đóng vai trò then chốt. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến mô hình kinh doanh là chất lượng hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm); nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền; hoạt động quảng cáo, khuyến mại; phương thức phục vụ;

cách thức bài trí cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của chuỗi NQTM chỉ có thể được bảo đảm khi các bên nhận quyền tuân thủ trung thành mô hình kinh doanh, khai thác bí quyết kinh doanh một cách nhất quán trong toàn mạng lưới NQTM. Để đạt được mục đích này, bên nhượng quyền thường đưa vào hợp đồng các điều khoản độc quyền về lãnh thổ, độc quyền cung cấp sản phẩm, và trong một số trường hợp còn ấn định giá bán lại sản phẩm. Nếu như các thỏa thuận có bản chất HCCT này là cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ bí quyết kinh doanh, uy tín của thương hiệu, thì mặt khác chúng có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bên nhận quyền, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác trên thị trường sản phẩm liên quan. Bởi vậy, pháp luật cần có sự kiểm soát quá trình này nhằm đảm bảo tính lành mạnh trong các hoạt động thương mại. Pháp luật kiểm soát HCCT trong hợp đồng NQTM được hiểu là

những quy định của pháp luật điều chỉnh, kiểm soát các hành vi HCCT nói chung và các điều khoản có liên quan trong hợp đồng NQTM nói riêng.

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, các điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM luôn cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật bởi: (i) Hành vi HCCT trong quan hệ NQTM tồn tại một cách tất yếu, khách quan và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh; (ii) Hoạt động NQTM là hoạt động thương mại tương đối đặc thù, cần phải có những ghi nhận những ngoại lệ nhất định cho phép hành vi HCCT được tiến hành trong một số trường hợp để đảm bảo tính đồng bộ, bảo vệ danh tiếng của hệ thống nhượng quyền. (iii) Hành vi HCCT trong hoạt động NQTM được điều tiết khá mềm dẻo, có tính đến bản chất đặc thù của hoạt động NQTM. Theo đó, cho phép một số hành vi HCCT mặc dù đạt đủ điều kiện của một hành vi HCCT bị cấm theo pháp luật cạnh tranh thông thường nhưng áp dụng trong quan hệ NQTM lại được phép nếu hành vi đó là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền; (iv) Nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đại diện là Mỹ, mặc dù không có quy định riêng điều chỉnh hành vi HCCT trong hoạt động nhượng quyền, nhưng lại sử dụng án lệ như một nguồn luật quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi HCCT trong hoạt động NQTM.

Ở Việt Nam, hành vi HCCT và điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004, ngoài ra còn có các quy định trong Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn luật khác.

Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh trong các hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, các quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và các quy định có liên quan còn khá mới mẻ với người dân nói chung và các chủ thể có hoạt động kinh doanh nói riêng. Những quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 mới điều chỉnh, kiểm soát những vấn đề cơ bản nhất, đưa ra những quy định chung nhất về hành vi TTHCCT trong nền kinh tế nói chung, khái quát cho tất cả các ngành, lĩnh vực, tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực

của hành vi này, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đối với việc điều chỉnh, kiểm soát các TTHCCT trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh thương mại riêng biệt như NQTM thì PLCT Việt Nam chưa có quy định rõ ràng và hiện nay các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng chưa đề cập nhiều đến các hành vi HCCT trong lĩnh vực mà mình điều chỉnh [28]. Vì vậy, Luật Cạnh tranh hiện nay khó có thể điều chỉnh một cách hợp lý, hiệu quả đối với lĩnh vực đặc thù này. Và khi áp dụng PLCT vào hoạt động NQTM cần phải có sự xem xét, đánh giá mối tương quan giữa những lợi ích cho nền kinh tế và người tiêu dùng với tác động HCCT một cách đáng kể của thỏa thuận ấy để làm cơ sở cho việc xử lý.

Bản thân pháp luật về NQTM cũng chỉ quy định một cách chung nhất, khái quát về quyền và nghĩa vụ của các bên, đăng ký hoạt động NQTM…mà chưa có những quy định cụ thể liên quan đến việc điều chỉnh mối quan hệ giữa hoạt động này và các lĩnh vực chuyên ngành khác, mà cụ thể là các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng NQTM. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam một cách sâu rộng, bởi hệ thống pháp luật về thương mại đang còn nhiều bất cập, vốn hiểu biết về pháp luật NQTM của các bên nhượng quyền và các bên dự kiến nhận quyền của Việt Nam còn hạn chế mà không có văn bản pháp luật nào có khả năng hướng dẫn các chủ thể kinh doanh về ranh giới giữa hai lĩnh vực pháp luật cạnh tranh và pháp luật về NQTM.

Trong hợp đồng NQTM thường thấy xuất hiện quy định bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền không được chuyển cửa hàng khỏi vị trí đã được xác định trong hợp đồng; hay không được chuyển giao cửa hàng cho bên thứ ba bất kỳ mà không có sự đồng ý của bên nhượng quyền; hoặc bên nhượng quyền có quyền chuyển giao quyền thương mại cho nhiều bên nhận quyền khác nhau; bên nhận quyền có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm kinh doanh trong một khu vực địa lý xác định trong hợp đồng NQTM. Việc pháp

luật về NQTM trao quyền khai thác độc quyền cho bên nhượng quyền và các bên nhận quyền có thể dẫn tới việc xung đột với pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, không nên hiểu rằng sự xung đột này là cố hữu, bởi cả hai lĩnh vực pháp luật nói trên cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản là khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực. NQTM khuyến khích sự cạnh tranh bằng việc cổ vũ các bên nhượng quyền tập trung đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm và quy trình mới, hoặc cải tiến sản phẩm tích cực thu hút khách hàng hơn nữa. Sự thành công của NQTM là tương đối cao nên thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập thị trường, làm môi trường cạnh tranh sôi động hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích, pháp luật về NQTM trao cho các chủ thể một số độc quyền, việc này có thể gây ảnh hưởng đến cạnh tranh nên tùy tình huống cụ thể, căn cứ vào hậu quả HCCT so với ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh của mỗi quy định trong hợp đồng NQTM mà đánh giá một quy định có vi phạm PLCT hay không.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về NQTM và pháp luật cạnh tranh đều là bộ phận của hệ thống pháp luật thương mại, vì thế giữa chúng có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Hay nói theo quan điểm triết học Mác - Lênin thì pháp luật về NQTM và pháp luật về cạnh tranh là hai cái riêng trong một cái chung là hệ thống pháp luật thương mại. Vì thế việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng là việc nên làm, bởi “bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung” [12]. Bởi vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại quốc gia thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa NQTM và pháp luật cạnh tranh, đồng thời là mối quan hệ giữa chúng với pháp luật trong các lĩnh vực khác như SHTT là cần thiết.

Ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), có khá nhiều những tranh chấp liên quan đến NQTM trên cơ sở PLCT. Mặc dù pháp luật về NQTM ở các quốc gia này đã phát triển và luôn được hoàn thiện, nhưng các bên có liên quan vẫn sử dụng các quy định của PLCT để chống lại những hành vi TTHCCT trong HĐNQTM, chống lại các hành vi lạm quyền của bên nhượng quyền và cơ quan

nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy định về việc áp dụng PLCT trong HĐNQTM.

Ở Việt Nam, HĐNQTM hiện đang rất phát triển và tương lai sẽ phát triển hơn nữa. Do đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về cạnh tranh khi thực hiện hoạt động NQTM cũng như các vụ tranh chấp liên quan là cần thiết nhằm có thể đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho HĐNQTM diễn ra trên thị trường Việt Nam; đồng thời vận dụng những quy định đó nhằm bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào các HĐNQTM với nước ngoài, đặc biệt là với các nước có PLCT phát triển như Mỹ, EU…Từ đó, có thể tránh được các vụ kiện tụng liên quan tới các hành vi TTHCCT của bên nhượng quyền Việt Nam, giúp các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tương ứng có những hiểu biết đầy đủ và hoàn thiện các quy định pháp luật về NQTM nói chung, pháp luật về thương mại nói riêng theo hướng đưa pháp luật quốc gia phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, đáp ứng xu thế hội nhập.

Có thể nói, bản thân các điều khoản HCCT nếu tồn tại trong hợp đồng NQTM không phải lúc nào cũng vi phạm PLCT. Vì điều dễ thấy rằng, các điều khoản này có thể là công cụ pháp lý để các bên tự bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh trên thương trường và chúng mang lại hiệu quả nhất định cho nền kinh tế. Bởi thế, những điều khoản HCCT này hoàn toàn có thể được chấp nhận trong một giới hạn nhất định nếu tại giới hạn đó chúng không làm hạn chế một cách nghiêm trọng khả năng cạnh tranh và ảnh hưởng khuyến khách cạnh tranh của một TTHCCT mà ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh có phần lớn hơn thì điều khoản đó không được coi là vi phạm PLCT.

1.2.2. Nội dung pháp luật về kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trên thực tế, việc tồn tại những xung đột giữa các quy phạm pháp luật điều chỉnh HCCT trong LCT và các luật chuyên ngành khác là điều hoàn toàn

có thể xảy ra. Bởi những điều khoản mang tính chất HCCT hoặc tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả HCCT xuất hiện rải rác ở một số văn bản pháp luật khác nhau.

Ngoài ra mỗi hoạt động đều có đặc thù riêng có thể sẽ dẫn đến trái với các quy định theo LCT. Một trong những ví dụ cụ thể, đó là việc những hành vi HCCT có thể được thiết lập trên cơ sở những quy định của pháp luật NQTM. Luật Cạnh tranh của Việt Nam năm 2004 sử dụng phương pháp liệt kê 8 loại hành vi TTHCCT. Theo quy định tại Điều 9 của Luật này thì 03 TTHCCT tại khoản e, f, g, Điều 8 sẽ bị cấm tuyệt đối, những thỏa thuận còn lại vẫn có trường hợp được miễn trừ (quy định tại khoản 2, Điều 9 và Điều 10 của Luật Cạnh tranh năm 2004). Theo khoản 1 Điều 10 thì những trường hợp được miễn trừ chủ yếu dựa trên mục đích của TTHCCT mà các bên đưa ra.

NQTM là một phương thức kinh doanh đặc biệt có liên quan đến nhiều khía cạnh pháp luật chuyên ngành khác. Xét trong mối quan hệ với PLCT, trong hợp đồng NQTM có những điều khoản vốn là thể hiện bản chất của NQTM nhưng nếu xem xét dưới góc độ PLCT lại có thể vi phạm PLCT. Luật Thương mại Việt Nam không điều chỉnh các TTHCCT trong HĐNQTM. Theo PLCT của Mỹ, các hành vi HCCT thường phải được xem xét trên nguyên tắc lập luận hợp lý, tức nó phải được đưa vào phân tích một cách toàn diện trên cơ sở bối cảnh kinh tế cụ thể. Lúc này tất cả các ảnh hưởng khuyến khích cạnh tranh cũng như các ảnh hưởng HCCT của một hành vi HCCT sẽ và phải được phân tích, đánh giá chi tiết, kĩ lưỡng nhằm xác định xem HCCT đó về bản chất có tác dụng khuyến khích cạnh tranh hay thực sự ngăn cản cạnh tranh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính kịp thời và minh bạch, Tòa án tối cao Mỹ đã khẳng định, nếu một TTHCCT thỏa mãn hai điều kiện: (i) Có các ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và (ii) không có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại, tức không có sự biện minh hợp lý về tính hiệu quả của hành vi, thì thỏa thuận đó mặc nhiên vi phạm PLCT mà không cần phải tiến hành phân tích toàn diện theo nguyên tắc lập luận hợp lý. Điều này đã khắc phục được nhược điểm trong nguyên tắc lập luận hợp lý, bởi để xác định được đâu là một HCCT đã khó,

việc phân tích các khía cạnh kinh tế của một TTHCCT lại càng khó hơn. Các phân tích kinh tế như vậy thường rất phức tạp, kéo dài và không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Hơn nữa, việc quy định rõ ràng hai điều kiện để một TTHCCT được coi là mặc nhiên vi phạm PLCT còn tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, các thương nhân, giúp họ có thể kiểm soát được các thỏa thuận của chính họ có xu hướng HCCT liệu có vi phạm PLCT hay không. Như vậy, theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia thì các điều khoản TTHCCT trong hợp đồng NQTM được pháp luật điều chỉnh theo hướng:

Thứ nhất, những điều kiện hạn chế mà các bên có thể đưa vào hợp đồng, tuy nhiên, chúng có thể được coi là không có hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh hay các cơ quan chức năng khác nếu những thỏa thuận hạn chế này xuất phát từ đặc điểm thị trường tương ứng và điều kiện kinh tế của các bên, trái với pháp luật quốc gia hay quốc tế về cạnh tranh.

Những hạn chế này chỉ được cho phép ở một chừng mực nhất định mà chúng liên quan đến sự cần thiết để bảo vệ quyền SHTT và công nghiệp của bên NQTM. Các bên có thể đưa vào trong hợp đồng các điều kiện, theo đó bên nhận quyền có các nghĩa vụ sau: (i) Bán hàng hay sử dụng các đối tượng của hợp đồng phù hợp với chất lượng bên nhượng quyền quy định; (ii) Chỉ được bán loại hàng hóa do bên nhượng quyền sản xuất, nếu bên nhượng quyền không có hàng thì bán loại hàng hóa được mua ở những người khác do bên nhượng quyền chỉ định, có tính đến những tiêu chuẩn khách quan về chất lượng hàng hóa; (iii) Không được cạnh tranh với thị trường của những người nhận quyền khác trong cùng lĩnh vực, ngay cả trong thời hạn hợp lý được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sau khi hợp đồng hết hiệu lực, thời hạn này thường là không quá một năm; (iv) Không được phép đầu tư tài chính vào xí nghiệp của đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền, nếu sự tham gia này làm cho sản phẩm của họ có tính cạnh tranh hơn; (v) Chỉ được phép bán hàng hay cung cấp dịch vụ là đối tượng của HĐNQTM cho người tiêu dùng cuối cùng, cho mạng lưới tiêu thụ khác do bên nhượng quyền tổ chức hay được sự đồng ý của bên

Một phần của tài liệu Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 23 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)