Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT66 KIỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đánh giá tổng quan về hoạt động NQTM ở Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động này còn mang tính tự phát rất cao chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Hệ thống pháp lý chưa thống nhất và vẫn còn rải rác, các yếu tố thành công trong NQTM chưa được thực hiện đầy đủ. Do mang tính tự phát cao, HĐNQTM ở Việt Nam hầu như vẫn còn lỏng lẻo và chưa toàn diện, do đó, khả năng rủi ro cao hơn so với các phương thức kinh doanh khác.
Vì vậy, việc kiểm soát các hành vi HCCT trong HĐNQTM nói chung và trong các hợp đồng NQTM cụ thể càng trở nên khó khăn. Thực tế cho thấy, việc kiểm soát điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM Việt Nam đang tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu sót và thiếu đồng bộ của pháp luật điều chỉnh HCCT trong hợp đồng NQTM không phù hợp với thực tế. Hành lang pháp lý mặc dù đã có những điều chỉnh căn bản tạo nên sự thông thoáng trong quá trình nhượng quyền nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất e dè khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu là từ thủ tục hành chính và các vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường…Cho nên, muốn phương thức kinh doanh này phát triển mạnh mẽ và bền vững ở Việt Nam và việc kiểm soát HCCT trong hợp đồng NQTM được chặt chẽ, hiệu quả thì việc xây dựng PLCT và PLNQTM phải đáp ứng được những yêu cầu đề ra theo các định hướng cụ thể như sau:
3.1.1. Đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật cạnh tranh, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về nhượng quyền thương mại
PLCT là pháp luật chuyên ngành quy định một cách chung nhất về khía cạnh cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế, pháp luật về SHTT điều chỉnh
riêng về các đối tượng của SHTT. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật có những đặc trưng khác nhau, có những quy định pháp luật tưởng như điều chỉnh HĐNQTM nhưng thực tế khi xem xét một cách tổng thể, thì nó lại là điều chỉnh pháp luật về các đối tượng của SHTT hoặc các vấn đề thuộc về điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Vì vậy, bên cạnh các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, thiết nghĩ, phải có những hướng dẫn cụ thể đối với những hoạt động kinh tế đặc trưng, đặc biệt là vấn đề NQTM. Trong đó, phải chú trọng tính phù hợp giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật NQTM.
Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật giữa Luật Cạnh tranh và pháp luật NQTM cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc áp dụng PLCT trong HĐNQTM ở Việt Nam, trong đó cần đưa ra được giới hạn của những hành vi có dấu hiệu HCCT nhưng không vi phạm PLCT để tạo sự an tâm cho các bên nhượng quyền, nhằm khuyến khích hoạt động NQTM trong khi đó vẫn bảo đảm thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, các thương nhân có hoạt động chuyển giao quyền thương mại cần lưu ý khía cạnh PLCT trong hoạt động của mình, nhất là khi NQTM ra nước ngoài; cần cung cấp và đăng ký các thông tin về HCCT cụ thể, chính xác trong hợp đồng NQTM với cơ quan quản lý nhà nước về NQTM ở nước sở tại và bên nhận quyền dự kiến. Đối với bên nhận quyền ở Việt Nam, trước khi giao kết hợp đồng NQTM, họ nên yêu cầu bên nhượng quyền giải thích rõ các điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM, cũng như quy định chi tiết các ràng buộc có thể phát sinh trong tương lai, và nên vận dụng PLCT để bảo vệ quyền lợi của mình khi bên nhượng quyền lạm dụng quyền sau khi bên nhận quyền đã đầu tư tài chính và nhân lực vào HĐNQTM đó.
3.1.2. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất để điều chỉnh điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Để xây dựng pháp luật điều chỉnh các điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM thực sự có hiệu quả và hữu ích, rất cần sự tham khảo kinh
nghiệm từ các quốc gia có sự phát triển về cả hai mảng pháp luật này. Kinh nghiệm pháp luật các nước cho thấy, việc quy định cụ thể một dạng điều khoản nào đó trong hợp đồng NQTM là vi phạm PLCT đều có thể dẫn tới hậu quả bóp méo hoạt động này. Do đó, việc phải thiết lập các quy định linh hoạt phù hợp với cả PLCT và pháp luật về NQTM là cực kỳ cần thiết. Sự linh hoạt này phải thực hiện được mục tiêu ngăn chặn sự lạm dụng quyền độc quyền nhưng không ảnh hưởng đến việc khuyến khích phát triển HĐNQTM. Như đã phân tích, ở Mỹ, một trong những nguyên tắc cơ bản để xác định một hành vi HCCT bị cấm là khi nó hạn chế thương mại một cách hợp lý, tức là phải xem xét HCCT đó về bản chất có tác dụng khuyến khích cạnh tranh hay thực sự ngăn cản cạnh tranh. Tuy nhiên, do quá trình xác định vấn đề này khá phức tạp và gây nhiều tốn kém, đôi khi lại không mang lại kết quả nên Tòa án tối cao Mỹ đã đưa ra kết luận, nếu một TTHCCT thỏa mãn hai điều kiện: (i) Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh, và (ii) Không có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại, tức là không có sự biện minh hợp lý về tính hiệu quả của hành vi thì thỏa thuận đó mặc nhiên vi phạm PLCT mà không cần phải tiến hành phân tích toàn diện theo nguyên tắc lập luận hợp lý.
Với cơ chế này, pháp luật Mỹ đã giải quyết khá hợp lý các vụ việc liên quan đến các điều khoản thỏa thuận trong HĐNQTM dưới góc độ PLCT. Theo đó, một thỏa thuận được xem xét trên hai khía cạnh, đó là mức độ ảnh hưởng tới cạnh tranh và tính hiệu quả của thỏa thuận đó mang lại. Như vậy, có thể hiểu, nếu một thỏa thuận cần thiết và đặc trưng, mang lại hiệu quả trong HĐNQTM thì thỏa thuận đó có thể không vi phạm và bị cấm theo PLCT của Mỹ. Một trong những thỏa thuận phổ biến mà bên nhượng quyền thướng đưa ra đối với bên nhận quyền đó là bên nhận quyền phải mua từ bên nhượng quyền một số những nguyên liệu, sản phẩm kèm theo việc ký hợp đồng NQTM, trong pháp luật Mỹ gọi là “ràng buộc bán kèm”.
Qua tham khảo kinh nghiệm từ việc xây dựng pháp luật của Mỹ và Châu Âu, để giải quyết một cách hợp lý và thỏa đáng mối quan hệ giữa
thỏa thuận trong HĐNQTM với PLCT, pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh theo hướng:
- Trên cơ sở tôn trọng quyền tự do giao kết, thỏa thuận hợp đồng giữa các bên, pháp luật vạch ra một ranh giới để các thỏa thuận ấy đi đúng hướng, không gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh.
- Một số thỏa thuận của hợp đồng NQTM cần được đưa vào một trong các trường hợp miễn trừ và chỉ bị cấm khi vượt quá giới hạn cho phép.
- Khi xem xét một thỏa thuận có được xem là vi phạm PLCT và bị cấm hay không cần dựa trên bối cảnh kinh tế của nó xác định những tác động tích cực, tiêu cực của thỏa thuận đó đến tình trạng cạnh tranh.
- Cần xây dựng những điều khoản về cơ chế miễn trừ hợp lý, theo đó, có những thỏa thuận trong HĐNQTM sẽ được miễn trừ một cách tự động, có những thỏa thuận chỉ được miễn trừ khi thỏa mãn một số điều kiện, tiêu chí nhất định.
3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế Việt Nam đang tham gia hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, bằng chứng là Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức và tham gia kí kết nhiều hiệp định khu vực và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Điều đó đã chứng minh, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà mở cửa, hội nhập và giao lưu kinh tế hết sức sôi nổi. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung của sân chơi quốc tế, phải tận tâm thực hiện các cam kết của mình. Vì vậy, dù sửa đổi, bổ sung thế nào thì hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng đều cần thoả mãn một yêu cầu là đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia (trong đó có pháp luật về NQTM và pháp luật cạnh tranh) với pháp luật quốc tế.