Chương 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12 , Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Về đội ngũ trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tình hình tội phạm
Trong công tác tổ chức lực lượng tuyên truyền pháp luật, hiện nay theo thống kê của Phòng Tư pháp quận 12, toàn quận có 28 báo cáo viên pháp luật, 19 công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Có thể xem đây là lực lượng quan trọng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng ngừa tình hình tội trên địa bàn.
Trong Công an quận, lực lượng cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm trên địa bàn chiếm 24,88% so với tổng quân số của đơn vị, trong đó lực lượng phòng chống tội phạm ở phường chiếm 26,75%, riêng 04 Đội Điều tra của Công an quận 12 chiếm tỷ lệ 73,25%; cán bộ có trình độ sau đại học và trình độ đại học chiếm 66%, số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Hiện nay tại VKSND quận 12 có 22 Kiểm sát viên sơ cấp, 03 Kiểm sát viên trung cấp. Có 17 kiểm sát viên và chuyên viên, trong đó đội ngũ Kiểm sát viên chuyên phụ trách các vụ án hình sự là 05 người thực hiện quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; 06 Kiểm tra viên. Trong đó, trình độ thạc sĩ là 03, đại học là 19.
Về số lượng, trình độ Thẩm phán và thư ký tại Tòa án nhân quận 12 có 50 người, trong đó có 22 thẩm phán (19 Thẩm phán sơ cấp, 03 Thẩm phán trung cấp) và 28 thư ký. 100% thẩm phán và thư ký có trình độ đại học trở lên (có 06 thẩm phán và 04 thư ký đó trình độ thạc sĩ). .
Tham gia công tác xét xử còn có 45 Hội thẩm ( trong đó có 32 hội thẩm có trình độ cử nhân luật chiếm khoảng 71,1%). Thẩm phán phụ trách án hình sự hiện có 04 người thực hiện nhiệm vụ xét xử tất cả các vụ phạm tội hình sự, xét xử trung bình một năm khoảng 420 vụ.
40
Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có 13.460 Đoàn viên Thanh niên, 07 mô hình nhân dân tự quản, đây cũng là những đội ngũ quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, triển khai các kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn. Cụ thể:
+ Thực hiện mô hình “xe ôm tự quản”: lực lượng hành nghề xe ôm trên địa bàn quận thường xuyên được tuyên truyền giáo dục pháp luật; rà soát, củng cô, nâng chât đội ngũ người hành nghề xe ôm tham gia vào tổ tự quản về ANTT . Hiện nay trên địa bàn quận 12 có 56 tổ với 633 thành viên hành nghề xe ôm tham gia vào tổ xe ôm tự quản. Lực lượng xe ôm tự quản đã cung cấp 172 tin liên quan đến ANTT, trong đó có 135 tin có giá trị, giúp lực lượng Công an quận và phường bắt 130 đối tượng cờ bạc, gây rối TTCC, 132 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý.
CATP và UBND Quận tặng giấy khen cho 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Thực hiện Hướng dẫn số 23/HD-CATP của CATP về “xây dựng hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản về ANTT”, UBND quận có công văn chỉ đạo rà soát, đánh giá củng cố kiện toàn và bổ sung qui ước cộng đồng với 30.438 hộ, 1.865 nhóm hộ và 655 tổ dân phố để ngày càng phát huy vai trò làm chủ của người dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Thực hiện mô hình “nhóm hộ tự quản về ANTT trong các hộ cho thuê trọ”:
Hiện nay toàn quận đã xây dựng được 30/80 khu phố được chia ra thành 887 nhóm, 276 tổ, trong đó có 2.155 nhà trọ tự quản, với 16.000 phòng cho thuê trọ và 33.557 nhân khẩu thuê trọ.
+ Thực hiện mô hình “ 6+1”: Các ban ngành, đoàn thể phân công quản lý 424 đối tượng lầm lỗi tại cộng đồng, có 167 đối tượng đã tiến bộ, có việc làm ổn định. Trong đó phân công cho MTTQ quận quản lý 72 đối tượng, tiến bộ 13 đối tượng, Hội phụ nữ quản lý 75 đối tượng, tiến bộ 45 đối tượng, Hội CCB quản lý 81 đối tượng, tiến bộ 44 đối tượng, Đoàn thanh niên quản lý 77 đối tượng, tiến bộ 20 đối tượng và Công an quản lý 63 đối tượng, tiến bộ 41 đối tượng; Hội nông dân quản lý 12 đối tượng, tiến bộ 04 đối tượng, Hội NCT quản lý 44 đối tượng. Đã tiến
41
hành kiểm điểm: 115 đối tượng, thông báo trước dân: 103 đối tượng, giáo dục răn đe 240 đối tượng, vận động cai nghiện 03 đối tượng.
+ Thực hiện mô hình “Khu phố không có tội phạm ẩn náu hoạt động”, “khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh ngăn chặn kịp thời”: có 36/80 khu phố đăng ký xây dựng “khu phố không có tội phạm ẩn náu hoạt động” và 35/80 khu phố đăng ký xây dựng “khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”. Kết quả đến nay có 05/36 khu phố đạt mô hình “Khu phố không có tội phạm ẩn náu hoạt động” và có 10/35 khu phố đạt mô hình “Khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”.
+ Thực hiện Thông tư 23/BCA của Bộ Công an về xây dựng khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về ANTT: Ủy ban nhân dân quận đã tiến hành cho đăng ký, sau đó thẩm định ra quyết định công nhận 11 phường, 138 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” năm 2016 (đạt 100% so với số lượng đăng ký đầu năm).
+ Thực hiện mô hình “camera giám sát ANTT” tại những khu vực, tuyến đường trọng điểm phức tạp: Hiện nay trên địa bàn quận đã gắn được 784 mắt, 86 đầu thu, 68 màn hình quan sát (ĐHT: 31 mắt; TTH: 97 mắt; THT: 98 mắt; TTN:
112 mắt; TMT: 30 mắt; TX: 44 mắt; TL: 89 mắt; APĐ: 34 mắt; TCH: 91 mắt; HT:
32 mắt; TA: 126 mắt) từ nguồn kinh phí vận động nhân dân. Hệ thống kết nối về màn hình quan sát được đặt tại Công an các phường và trụ sở văn phòng khu phố để giám sát, quản lý.
+ Ủy ban nhân dân quận đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND-CA ngày 12/5/2016 về triển khai chương trình “Vì quận 12 bình yên” và Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 12/5/2016 về ban hành Quy chế khen thưởng thực hiện chương trình “Vì quận 12 bình yên”, thành lập Ban Chỉ đạo chương trình “Vì Quận 12 bình yên”. UBND quận khen thưởng 05 lượt tập thể, 72 lượt cá nhân với tổng số tiền 176.920.000đ từ nguồn kinh phí chương trình “Vì quận 12 bình yên”.
Nhìn chung, các lực lượng và các mô hình này đã làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội phạm, thu hút được sự hưởng ứng của quần chúng nhân dân và sự
42
hỗ trợ, phối hợp của các lực lượng khác. Nhưng do lực lượng điều tra viên còn thiếu và trang thiết bị còn hạn chế và lạc hậu dẫn đến công tác trấn áp tội phạm chưa triệt để.
2.3.2. Những hạn chế trong đội ngũ phòng ngừa tình hình tội phạm
Một là, trình độ chuyên môn của đội ngũ báo cáo viên pháp luật không đồng đều, các cán bộ có trình độ đại học chủ yếu tập trung ở nhóm báo cáo viên pháp luật quận. Bên cạnh đó, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhưng chỉ có 50% được đào tạo chuyên ngành luật.
Hai là, có sự “quá tải” trong công việc của chủ thể phát hiện và xử lý tội phạm và sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm của các chủ thể trên địa bàn.
Trong công việc của cán bộ, chiến sĩ Công an đang trực tiếp làm nhiệm vụ phát hiện, điều tra tội phạm có biểu hiện quá tải. Với diện tích của quận 12 là 5274,89 ha và 147.322 hộ với số dân khoảng 566.110 người như hiện nay thì mỗi cán bộ chiến sĩ phải quản lý diện tích gần 0,5 km2 và quản lý khoảng 9.127 người dân để phát hiện tội phạm, chưa kể phải bám trụ tại các khu vực hành lang tiếp giáp với các quận, huyện khác và kiểm soát lượng người dân nhập cư tạm trú.
Trong công việc của lực lượng Kiểm sát viên: trong toàn quận chỉ có 05 Kiểm sát viên chuyên phụ trách kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Với lượng án trung bình khoảng 279 vụ phạm tội/năm được VKSND quận 12 kiểm sát như hiện nay thì trung bình một Kiểm sát viên phải thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử khoảng 55 vụ/năm. Đây thật sự là vấn đề cần được xem xét và giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát các vụ án hiện nay tại TPHCM nhất là các vụ án lớn với nhiều bị can, nhiều tình tiết phức tạp.
Trong công việc của lực lượng thẩm phán: tại TAND quận 12 hiện có 04 Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự. Như vậy, có thể thấy rằng trung bình một Thẩm phán phải xét xử hơn 84 vụ/năm. Cũng tương tự như khi đánh giá cường độ
43
làm việc của Kiểm sát viên thuộc VKSND quận, cho rằng cường độ làm việc của Thẩm phán như vậy là cao và điều này cần được nghiên cứu, xem xét nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án .
2.3.3. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm đã đạt được những kết quả
Thứ nhất, trong hoạt động phối hợp giữa các chủ thể tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm. Thời gian qua, Quận ủy, UBND quận đã thường xuyên chỉ đạo cho các cơ quan chuyên trách như Phòng Tư pháp, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... xây dựng các chương trình giáo dục, tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, về tác hại của tội phạm đối với TTATXH.
Phòng Tư pháp tổ chức, phối hợp tổ chức cùng với các chủ thể phòng ngừa khác trong quận trên 60 lượt tuyên truyền phổ biến các nội dung pháp luật và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh với khoảng 2.450 lượt người dự; tổ chức các ngày pháp luật với 1.800 lượt lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, ban ngành dự; hội đồng nhân dân phối hợp công tác phổ biến giáo dục 15 phường đã tổ chức trên 100 lượt tuyên truyền, trên 30 nội dung pháp luật với khoảng 7.860 lượt người dự hàng năm;
biên tập hơn 1.250.000 bản tin phát hành đến các hộ dân trong quận từ năm 2012 đến năm 2016, tăng khoảng 20 đầu sách pháp luật mỗi năm phục vụ 1.000 lượt người đọc. Hoạt động này của Phòng Tư pháp kết nối các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn bằng hoạt động tổ chức, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức pháp luật cho mọi người.
Thứ hai, trong hoạt động phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm.
Trong công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận thì Công an quận 12, TPHCM đóng vai trò thường trực trong sự phối hợp hoạt động với các chủ thể khác. Công an quận chủ trì phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong quận đẩy mạnh công tác chuyển hóa tuyến, địa bàn phức tạp liên quan đến tội phạm; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; phối hợp với VKSND quận
44
và TAND quận đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trên địa bàn quận 12; phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành, các ban ngành đoàn thể trong việc kiểm tra các địa điểm cầm đồ; nơi buôn bán, trao đổi phụ tùng, mua bán xe máy cũ trong địa bàn.
Công an quận 12 không ngừng đổi mới các nội dung trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên một số địa bàn có xu hướng phát sinh tội phạm cao (các phường có các khu vực phức tạp, lượng dân nhập cư đông, nhà ngăn phòng cho thuê nhiều,...). Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội ở địa bàn dân cư; tăng cường trách nhiệm của lực lượng CSKV trong công tác quản lý địa bàn, luân chuyển công tác nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, Công an quận phối hợp với Liên đoàn lao động, Phòng Lao động thương binh xã hội quận tổ chức công tác tuyên truyền miệng về tình hình ANTT, phát động PTTDBVANTQ trong 5 năm qua tại 48 cơ quan, doanh nghiệp với khoảng 12.351 lượt CB-CNV, công nhân tham gia. Ngoài ra, Đội An ninh phối hợp cùng Liên đoàn lao động tổ chức họp giao ban với lực lượng chính trị nòng cốt trong các tổ chức Công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp gồm 54 người đại diện cho 54 doanh nghiệp tham dự. Phối hợp với Ban giám hiệu trường THPT Võ Trường Toản, THPT Trường Chinh, THPT Thạnh Lộc, Phòng GD-ĐT quận tổ chức 04 hội nghị tuyên truyền trong cán bộ, CNV nhà trường nâng cao cảnh giác có biện pháp giáo dục trong học sinh không tham gia hưởng ứng chiến dịch “Zombies”, viết vẽ khẩu hiệu “ĐMCS”; tham gia có 377 cán bộ, viên chức.
Từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, qua công tác thực tiễn thấy rằng giữa cơ quan điều tra, VKSND quận, TAND quận thường xuyên phối hợp công tác bằng các kỳ họp định kỳ. Nội dung chính của các cuộc họp này là tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tố tụng liên quan đến các vụ án, trong đó có các vụ án. Mặc khác, nội dung thường xuyên được trao đổi giữa ba cơ quan là chính là việc đánh giá tình hình tội phạm bị phát hiện, xét xử, tìm ra nguyên nhân và điều kiện làm
45
phát sinh tình hình tội phạm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phòng ngừa tình hình tội phạm theo chức năng hoạt động của từng chủ thể.
VKSND, TAND tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp Công an quận kịp thời tổ chức đưa ra xét xử lưu động một số vụ án nghiêm trọng trên địa bàn để phòng ngừa chung và nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của người dân trong đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm.
2.3.4. Những hạn chế trong cơ chế phối hợp phòng ngừa tình ngừa tình hình tội phạm
Trong cơ chế phối hợp, tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn của Phòng Tư pháp còn mang tính hình thức trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Các chủ thể khác còn rời rạc, chưa đồng bộ trong công tác triển khai các hoạt động tổ chức, phối hợp nên hiệu quả tuyên truyền và giáo dục phòng ngừa chưa được nâng cao. Các buổi tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ còn lý mang nặng lý thuyết, ứng dụng vào thực tế địa bàn chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả phòng ngừa kém.
Hoạt động phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12 chưa được diễn ra thường xuyên, chưa dựa vào quy chế nhất định cho nên hoạt động phối hợp vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề ra là phát hiện tội phạm. Các vụ án bị phát hiện là do xây dựng các chuyên án đấu tranh.
Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trên địa bàn. Còn tồn tại tình trạng hồ sơ trễ hạn làm chậm quá trình tiến hành tố tụng ảnh hưởng đến chức năng phòng ngừa xã hội. Phối hợp với các cơ quan lập hồ sơ cho cải tạo, quản chế, theo dõi hòa nhập cộng đồng cho người sau trại còn chưa đảm bảo do thiếu nhân sự ở các bộ phận chuyên trách.
Tóm lại, các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn đã tích cực trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nhưng hiệu quả đạt được chưa cao do các nguyên nhân hạn chế trong công tác tổ chức nhân sự; phối hợp tuyên truyền,
46
phòng ngừa chỉ chú trọng đến số lượng, hình thức mà chưa thật sự chú trọng đến chất lượng nội dung phòng ngừa cụ thể áp dụng trên địa bàn dân cư quận.