Kết quả thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, xã Hương Lung huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. (Trang 49 - 55)

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn

4.2.2. Kết quả thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn

4.2.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trang trại chăn nuôi của công ty CP. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, Cẩm Khê, Phú Thọ trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Trong quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm các công việc như:

dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, phát quang cây cối, khơi thông cống rãnh… Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Đơn vị

tính

Số lƣợng

Số lần thực làm 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt /ngày 2 187 2 Phun sát trùng định kỳ xung quanh

chuồng trại Lượt/ngày 1 1

3 Phun sát trùng trong chuồng Lượt/ngày 2 156

4 Quét và rắc vôi đường đi Lượt/ngày 2 145

5 Tắm sát trùng Lượt/ngày 1 170

6 Phát quang cây, khai hoang cống

rãnh Lượt/tuần 1 25

Nhìn vào bảng 4.7 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày.

 Theo quy định của trang trại mỗi ngày vệ sinh chuồng trại ngày 2 lần. Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ trong chuồng, xịt gầm và đưa ra ngoài kho chứa phân, quét dọn đường lấy phân và đường tra cám, quét mạng nhện xung quanh, lau sạch máng ăn máng của lợn mẹ và lợn con. Qua 6 tháng thực tập em đã làm được 187 lần đạt.

 Phun sát trùng trong chuồng ngày 2 lần vào lúc 10 giờ sáng và 14 giờ chiều, pha sát trùng theo tỷ lệ 1:1200 phun dưới gầm và phun bên trên rìa 2 bên đường lấy phân. Còn đối với phun quanh chuồng trại ngày một lần pha sát trùng theo tỷ lệ 1:200 phun ở khu vực cổng trại và quanh chuồng.

 Rắc vôi và quét đường đi: Dùng vôi bột lấy ở trong kho rồi rắc đường lấy phân và đường tra cám từ phía dưới quạt gió ngược lên giàn mát và lấy chổi quét sạch.

 Cuối tuần tổng vệ sinh phát quang và khai thông cổng rãnh dùng dao, cuốc, xẻng để cắt cỏ và chặt bỏ những bụi rậm xung quanh giúp loại bỏ những mầm bệnh có thể xâm nhập vào trong chuồng.

4.2.2.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại và sau đây là kết quả của quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại công ty TNHH Phương Hà, huyên Cẩm

Khê, tỉnh Phú Thọ Loại lợn

Thời điểm phòng

Bệnh đƣợc phòng

Loại vaccine - thuốc

Liều dùng (ml)

Số tiêm (con)

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả CFS(Coglapest) 2 2

12 tuần chửa LMLM FMD 3

type(Aftopor) 2 1

Tổng đàn

tháng 3,7,11 Tai xanh PRRS 2 5

Tổng đàn

tháng 4,8,12 Giả dại AD( Begonia) 2 4

Lợn con theo mẹ

2-3 ngày tuổi Thiếu sắt MD Fer B12 2 552 3-6 ngày tuổi Cầu trùng Toltrazuril 5% 1 645

15 ngày tuổi Suyễn Mycoplasma 2 623

18 ngày tuổi

Dịch tả Coglapest 2 580

Nhìn vào bảng 4.8 ta có thể thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tiêm Fe -Dextran - B12 10% được 552 con và cho uống cầu trùng được 645 con lợn con.

Lợn con được 15 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, em đã tiêm được cho 623 con. Lợn con 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin dịch tả lợn và em đã tiêm được 580 con (đạt tỷ lệ 100% ). Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn con em còn được tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên chúng em ít được tham gia việc tiêm vắc xin cho lợn nái mà chỉ hỗ trợ là chính. Vì vậy tỷ lệ thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái của em thấp hơn so với việc tiêm phòng cho đàn lợn con. Trong quá trình thực hiện phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin, em thấy rằng để đạt được kết quả tiêm vắc xin hiệu quả cao cần lưu ý:

 Kiểm tra sức khoẻ vật nuôi trước khi tiêm vắc xin, tiêm phòng đúng thời điểm và tiêm đúng vị trí tiêm.

 Vắc xin phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-8 ºC, kiểm tra vắc xin trước sử dụng.

 Khử trùng dụng cụ trước và sau khi tiêm vắc xin.

4.2.2.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các cán bộ kỹ thuật của trại.

Qua đó chúng tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ trong thời gian thực tập

Stt Tên bệnh

Số lợn mắc bệnh

( con )

Số lợn điều trị khỏi ( con )

Số lợn điều trị không khỏi ( con)

Tỷ lệ ( % )

Khỏi

Chết ( loại thải )

1 Bệnh viêm tử cung 22 19 3 86,36 13,63

2 Bệnh viêm vú 6 6 0 100 0

3 Tiêu chảy 215 208 7 96,74 3,26

4 Viêm khớp 27 23 4 85,19 14,81

5 Viêm phổi 15 13 2 86,67 13,33

Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất và cao hơn số lợn mắc bệnh viêm vú rất nhiều. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Số nái mắc bệnh là 22 con nhưng chỉ điều trị khỏi được 19 con đạt 86,36% và 3 con còn lại không khỏi là do nái già đẻ nhiều lứa, tình trạng viêm nặng điều trị ko khỏi nên trại loại thải không điều trị tiếp.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 6 con và điều trị khỏi hoàn toàn cả 6 con đạt 100%, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Ngoài chuẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái em còn tham gia chuẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con. Trong đó có 3 bệnh điển hình là tiêu chảy, viêm khớp và viêm phổi. Trong đó tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy là cao nhất 215 con, lợn mắc bệnh viêm khớp có 27 con và bị viêm phổi có 15 con. Lợn con mắc bệnh chủ yếu 1 phần là do thời tiết thay đổi, 1 phần do công tác chăm sóc và nuôi dưỡng không đúng kĩ thuật,vệ sinh chuồng trại, nền sàn ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển,thức ăn tập ăn cho lợn con không bảo quản cẩn thận,ẩm ướt lợn con ăn phải gây rối loạn tiêu hóa

Phần 5

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, xã Hương Lung huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)