Công tác chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn an hưng, xã danh thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 35 - 38)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

4.1.4.1. Công tác chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

- Đối với nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 2 và 3. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, xịt rửa máng ăn, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn GF07, với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 10 ăn thức ăn GF07 với tiêu chuẩn 1,5-2,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 11 đến tuần chửa 13 ăn thức ăn GF07 với tiêu chuẩn 2,5 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái chửa từ tuần 14 trở đi được ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3- 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

- Đối với nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 3 bữa sáng, chiều, tối.

Lợn nái chửa cắn ổ đẻ giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn 2kg/con/ngày chia làm ba bữa sáng, chiều, tối. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 4-6kg/con/ngày.

- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

+ Ngay sau đẻ 1 ngày lợn được tiến hành cắt rốn,cắt tai, cắt đuôi, mài nanh và cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Lợn con 3 ngày tuổi tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Lợn con được từ 5-7 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh GF01 và tiến hành thiến lợn đực.

+ Lợn con được 1 - 7 ngày tuổi tiêm vaccine Circo.

+ Lợn con được 14 – 21 ngày tuổi tiêm vaccine suyễn.

+ Lợn con được 18 – 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa.

* Phát hiện lợn nái động dục

- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại.

- Cho lợn nái có biểu hiện động dục lên ô chuồng chống cạnh ô chuồng đực để kiểm tra động dục qua các thao tác kích thích.

- Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát biểu hiện động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.

- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80-100 ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5-2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng).

- Bước 4: Vệ sinh lợn nái - Bước 5: Dẫn tinh

- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái.

Sau khi dẫn tinh được 21-25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn an hưng, xã danh thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)