Tỷ lê ̣ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn an hưng, xã danh thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 51 - 55)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề

4.2.1. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn theo mẹ, nuôi tại trại lợn An Hưng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

4.2.1.3. Tỷ lê ̣ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra

Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, qua các tháng trong năm thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lọn con có khác nhau. Để đánh giá được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con, chúng tôi tiến hành điều tra 405 con lợn con ở các tháng khác nhau. Do trong thời gian thực tập trang trại ảnh hưởng của dịch tiêu chảy cấp trên lợn trong tháng 3, 4 và được phân công làm việc tại chuồng khác nên chỉ điều tra trong 3 tháng, cụ thể từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng điều tra Tháng Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

12/2016 148 28 18,91

1/2017 125 19 15,20

2/2017 132 17 12,87

Tính chung 405 64 15,80

Bảng 4.6 cho thấy:

- Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng cao nhất ở tháng 12 tỷ lệ mắc bệnh là 18,91%, sau đó đến tháng 1 tỷ nhiễm 15,20%, tháng 2 tỷ lệ nhiễm thấp nhất 12,87%.

- Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng:

Lợn nuôi ở các tháng điều tra đều mắc bệnh phân trắng ở lợn con. Điều này là do lợn nuôi tại trại chưa được quan tâm đứng mức: điều kiện vệ sinh

kém, chăm sóc nuôi dưỡng chưa đảm bảo, công tác thú y vẫn chưa tốt...

Ngoài ra, điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ nhiễm có khác nhau giữa các tháng trong năm. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do điều kiện thời tiết khí hậu ở các tháng là khác nhau.

Cho dù điều kiện trong chuồng luôn duy trì ở mức khá ổn định nhưng do điều kiện môi trường bên ngoài luôn biến đổi nên điều kiện trong chuồng cũng thay đổi làm cho lợn con không kịp thích ứng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các tháng.

4.2.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng trại đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng

Để đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh ở lợn con theo ngoại cảnh, chúng tôi đã tiến hành điều tra môi trường trong chuồng nuôi để xác định rõ yếu tố gây bệnh lợn con phân trắng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường không?

Bằng cách đặt nhiệt kế và ẩm kế ở đầu và cuối mỗi dãy chuồng nuôi và ghi chép lại nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo nhiệt độ và độ ẩm Yếu tố môi trường Số lợn

theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%) Nhiệt độ

(0C)

Ẩm độ (%)

16- 21 50-60 146 27 18,49

22-24 61-69 116 19 16,37

25-28 70-78 143 18 12,58

Tính chung 405 64 15,80

Qua bảng trên ta thấy:

Nhiệt độ 25-280C và độ ẩm 70-78% có tỷ lệ mắc bệnh LCPT thấp nhất là 12,58%. Đối với lợn con nhiệt độ từ 28-300C là phù hợp nhất. Vì vậy, ở mức độ nhiệt này tỷ lệ lợn con mắc bệnh là thấp nhất.

Nhiệt độ 16-210C và độ ẩm 50-60% có tỷ lệ mắc bệnh LCPT cao nhất là 18,49%.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp 16-21 0C kết hợp với độ ẩm không khí cũng thấp 50-60% thì sức đề kháng của lợn con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lợn con bị mất nhiệt năng nhiều, lợn nằm một chỗ không chịu ra bú mẹ cùng nên tỷ lệ mắc bệnh ở điều kiện này cao.

Như vậy yếu tố lạnh và độ ẩm thấp cùng với những thay đổi đột ngột của thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao.

Theo Nguyễn Thiện và cs (1996) [18], tỷ lệ LCPT trong chăn nuôi hộ gia đình là rất cao 30- 40%, nguyên nhân là do môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình là môi trường mở điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường trong chuồng nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi trang trại thì môi trường trong chuồng nuôi là môi trường nhân tạo có thể điều chỉnh để phù hợp với từng điều kiện cụ thể như nóng ẩm thì dùng quạt thông gió, hệ thống dàn mát và nhiệt độ thấp dùng bóng sưởi. Trong chăn nuôi trang trại thì lợn con không phải nằm trực tiếp xuống nền chuồng xi măng mà nằm trên đan nhựa cách nền chuồng một khoảng theo từng chuồng nuôi nên lợn con cũng không bị mất nhiều nhiệt năng cho sưởi ấm cơ thể và tỏa ra môi trường xung quanh như chăn nuôi hộ gia đình.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh cho lợn con giai đoạn này việc cần làm là thực hiện tốt các biện pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, tạo môi trường sống thuận lợi cho lợn. Cụ thể cần giữ ấm chuồng nuôi ở nhiệt độ 28-300C, độ ẩm

là 75-85%, chuồng nuôi thông thoáng, khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa. Làm được như vậy thì bệnh LCPT sẽ giảm đi đáng kể.

4.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh phân trắng lợn con tại các đàn lợn theo dõi tại trại

Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng Số lợn

theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Số lợn có triệu chứng

lâm sàng (con)

Tỷ lệ (%)

405 64

Ủ rũ 32 50,00

Giảm bú, bú ít 64 100

Lông xù 28 43,75

Da khô, nhăn nheo 64 100

Tiêu chảy phân trắng 64 100

Qua bảng 4.8 ta thấy:

Những biểu hiện lâm sàng của lợn con bị bệnh chiếm tỷ lệ rất cao: Ủ rũ chiếm 50,00%; lông xù chiếm 43,75%; Giảm bú, bú ít,da khô nhăn nheo, tiêu chảy phân trắng 100%. Như vậy, để phát hiện lợn con bị bệnh, người chăn nuôi có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng nói trên, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để lợn mắc bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con.

4.2.1.6. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng

Để đánh giá tỷ lệ chết do mắc bệnh chúng tôi đã điều tra số lợn chết qua các tháng từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi và thử nghiệm một số pháp đồ phòng trị bệnh tại trại lợn an hưng, xã danh thắng huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)