Vòi phun hai giai đoạn

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT VIÊN CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ 2 (Trang 143 - 147)

Trong một số động cơ điêzen có sử dụng vòi phun hai giai đoạn. Sử dụng vòi phun hai giai đoạn có thể giảm áp suất mở vòi. Do

đó, sự phun nhiên liệu khi động cơ mang tải thấp hoặc chạy không tải sẽ ổn định hơn ở những vòi phun thông thường. Tiếng gõ

động cơ điêzen xuất hiện ở mức độ nạp nhỏ giảm.

(1) Cấu tạo

Trong thân đỡ vòi phun có lắp hai lò xo nén và hai kim áp suất.

Giữa đầu kim phun và chốt ép có một khe hở do có hai giai đoạn phun nhiên liệu. Khe này được gọi là khoảng nâng trước.

Để điều chỉnh áp suất nạp nhiên liệu ở giai

đoạn 1 và giai đoạn 2, hãy thay từng vòng

đệm lò xo nén.

(3/4)

(2) Hoạt động

<1> Hoạt động giai đoạn 1

Khi áp suất nhiên liệu trong bơm phun nhiên liệu đạt xấp xỉ 18MPa (180 kgf/cm2), đầu kim đẩy chốt ép qua vòng đệm lò xo nén số 3, vượt qua lực nén của lò xo số 1. Lúc này, nhiên liệu được phun vào.

Khoảng nâng tăng lên cho đến khi đầu kim phun tiếp xúc với đế lò xo nén số 2.

Sau khi vòng đệm lò xo nén số 3 tiếp xúc với

đế lò xo nén số 2, khoảng nâng của đầu kim phun không thay đổi đến khi áp suất nhiên liệu đạt xấp xỉ 23 MPa (230 kgf/cm2).

<2> Hoạt động giai đoạn 2

Khi áp suất nhiên liệu xấp xỉ 23 MPa (230 kgf/cm2), vòi phun thắng lực của lò xo nén số1 và số 2. Đầu kim đẩy đế lò xo nén số 2 vào vòng đệm lò xo nén số 3.

Khoảng nâng đầu kim không thay đổi khi vòi phun đạt mức nâng tối đa ngay cả khi áp suất nhiên liệu thay đổi.

Do đó, khi động cơ chạy với tải trọng thấp, một lượng nhỏ nhiên liệu được phun vào với khoảng nâng thấp. Khi động cơ mang tải, một lượng nhỏ nhiên liệu được phun vào tương ứng với khoảng nâng trước, và sau đó lượng nhiên liệu lớn hơn được phun vào tương ứng với khoảng nâng lớn.

(4/4)

Các van phân phối 1. Cấu tạo

Van phân phối được lắp trên đầu phân phối của bơm phun nhiên liệu. Lò xo van và van phân phối được lắp trong thân đỡ van phân phèi.

Bề mặt của đế van phân phối được gia công có độ chính xác cao.

(1/2)

2. Hoạt động

Van phân phối nhanh chóng ngắt đường nhiên liệu vào cuối thời kỳ phun nhiên liệu để giữ áp suất dư bên trong èng phun.

Cùng lúc đó, nhiên liệu được hút trở lại để vòi phun sập

đóng, do đó ngăn nhiên liệu "rò rỉ" (nhỏ giọt) (1) Bắt đầu phun nhiên liệu

<1> Đưa nhiên liệu có áp suất cao từ bơm phun nhiên liệu tới van phân phối trước khi phun.

<2> Nhiên liệu có áp suất cao đẩy van phân phối để mở ống dẫn nhiên liệu.

<3> Đưa nhiên liệu có áp suất cao đến vòi phun.

(2) Kết thúc phun nhiên liệu

<1> Quá trình bơm từ bơm phun nhiên liệu kết thúc và áp suất nhiên liệu giảm xuống.

<2> Lò xo van đẩy van phân phối ra phía sau.

<3> Van phân phối trở lại ví trí ban đầu tới khi mặt van ăn khớp với mặt đế van.

<4> Qúa trình trên đảm bảo áp suất trong ống phun giảm

đột ngột. Sau đó kim phun hút nhiên liệu về, nếu không nhiên liệu có thể bị rò rỉ.

(3) Giữ kín khí (giữ áp suất còn lại và ngăn dòng chảy ngược)

Mặt đế van và bề mặt van phân phối giữ kín khí (để giữ

áp suất dư và ngăn dòng chảy ngược).

Nếu áp suất trong ỗng phun sau khi phun nhiên liệu thấp, lượng nhiên liệu sẽ giảm. Do áp suất phun không tăng nhanh nếu áp suất trong ống thấp. Do đó, việc giữ

áp suất trong ống phun ổn định trong toàn bộ thời gian là rÊt cÇn thiÕt.

 ã Rỉ nhiên liệu sau phun (nhỏ giọt)

Hiện tượng này xảy ra khi không ngừng việc cung cấp nhiện liệu một cách chính xác vào cuối kỳ phun và các hạt nhiên liệu đọng trên đầu vòi phun.

Nếu xuất hiện hiện tượng rò rỉ nhiên liệu sau kỳ phun, nhiên liệu trong xi-lanh sẽ không cháy hết.

Điều này gây nên hiện tượng bốc khói đen hoặc trắng.

Để ngăn hiện tượng rò rỉ nhiên liệu, van an toàn của cụm van phân phối được thiết kế để hồi lại lượng nhiên liệu bị rò ra ngoài ra ngoài vòi phun sau kỳ phun. Hiện tượng rò rỉ nhiên liệu xảy ra nếu trong van phân phối hoặc vòi phun có khiếm khuyết, khi áp suất dư vẫn duy trì trong ống phun sau kì phun nhiên liệu.

(2/2)

Xả khí trong hệ thống nhiên liệu

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT VIÊN CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ 2 (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)