Cho động cơ chạy để làm ấm lên rồi dừng lại.
Tháo tất cả các bugi ra, cho quay khởi động động cơ, mở hết bướm ga để đo áp suất nén của tất cả các xy-lanh GợI ý
ã Tháo các giắc nối của tất cả các vòi phun để không thể phun nhiên liệu được
ã Tháo hoặc bộ IC đánh lửa hoặc ngắt các giắc nối để không thể đánh lửa được
ã Nên sử dụng ắc quy đã được nạp đầy để có thể quay
động cơ với tốc độ trên 250 v/ph CHó ý
Việc kiểm tra này cần được thực hiện trong thời gian càng ngắn càng tốt
Thí dụ: Động cơ 1NZ-FE (NZE12#)
áp suất nén : 1,471 kPa (15,0 kgf/cm2) hoặc ít hơn
áp suất tối thiểu: 1,079 kPa (11,0 kgf/cm2) Chênh lệch giữa xy-lanh: 98 kPa (1,0 kgf/cm2) GợI ý KHI SửA CHữA:
Nếu áp suất nén thấp, hãy đổ một ít dầu động cơ vào lỗ bugi, rồi đo lại áp suất nén.
ã Nếu áp suất nén tăng lên: một xéc-măng hoặc xy-lanh có thể bị mòn hoặc hỏng.
ã Nếu áp suất nén vẫn thấp: Xupáp có thể bị kẹt; đế xupáp có thể bị sai lệch; hoặc có thể bị rò qua tấm gio¨ng.
(1/1)
Bài tập
Hãy sử dụng các bài tập này để kiểm tra mức hiểu biết của bạn về các tài liệu trong chương này. Sau khi trả lời mỗi bài tập, bạn có thể dùng nút tham khảo để kiểm tra các trang liên quan đến câu hỏi về dòng điện. Khi các bạn có câu trả lời đúng, hãy trở về văn bản để duyệt lại tài liệu và tìm câu trả lời đúng. Khi đã trả lời đúng mọi câu hỏi, bạn có thể chuyển sang chương tiếp theo
Câu hỏi- 1
Các câu sau đây là nói về các bộ phận của động cơ xăng.
Từ các cụm từ dưới đây, hãy chọn từ tương ứng với từng câu.
1. Đáy của bộ phận này được làm lõm vào để cùng với pítttông tạo ra buồng đốt.
2. Bộ phận này tiếp nhận áp lực ép cùng với píttông.
3. Bộ phận này biến chuyển động tịnh tiến của pítttông thành chuyển động quay.
4. Bộ phận này truyền lực từ píttông xuống trục khuỷu.
a) Thanh truyền b) Cơ cấu xupáp c) Bạc d) Nắp quy lát e) xéc-măng f) trục khuỷu g) Thân máy
Trả lời: 1. 2. 3. 4.
Câu hỏi- 2
Các câu sau đây đề cập đến ba yếu tố cơ bản của động cơ xăng. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu.
Số. Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Ba yếu tố cơ bản của động cơ xăng là “hỗn hợp không khí-nhiên
liệu tốt” “nén ép tốt” và “hệ thống sấy sơ bộ tốt”. Đúng Sai
2.Tỷ số nén có thể tính được theo công thức (Thể tích buồng đốt + Thể tích xy-lanh)/Thể tích buồng đốt.
Đúng Sai
3.Khi tỷ lệ không khí-nhiên liệu là 14,7 thì có nghĩa là thể tích
không khí-nhiên liệu là 14,7 so với 1 thể tích xăng. Đúng Sai
4.Để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu có hiệu quả cần phải
có tia lửa tốt. Đúng Sai
Câu hỏi- 3
Các câu sau đây đề cập đến các bulông biến dạng dẻo. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu.
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Có thể tạo được sức căng ổn định cho bulông bằng phương
pháp xiết căng đến vùng biến dạng dẻo. Đúng Sai
2.Tất cả các bulông được dùng trong xe đều được xiết chặt theo
phương pháp biến dạng dẻo. Đúng Sai
3.Thông thường, xiết chặt bu lông đến mômen xiết tiêu chuẩn trong
vùng biến dạng đàn hồi. Đúng Sai
4.Phương pháp xiết chặt đến biến dạng dẻo được sử dụng cho một
số bộ phận như nắp quy lát hoặc nắp bạc. Đúng Sai
Câu hỏi- 4
Các câu sau đây đề cập đến píttông. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu.
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Píttông có dạng ôvan, đường kính của trục chính và trục phụ của
nó có khác nhau nhằm tính đến sự giãn nở vì nhiệt ở nhiệt độ
cao. Đúng Sai
2.Píttông được làm côn, đường kính phần đầu pittông nhỏ hơn
phần thân để tính đến sự giãn nở vì nhiệt. Đúng Sai
3.Tiếng gõ píttông là tiếng phát ra do khe hở giữa thanh truyền và
trục khuỷu. Đúng Sai
4.Khi pittông bị hỏng, phải thay píttông hoặc doa lại thân máy hoặc
áo xy-lanh và sử dụng pittông lên cốt. Đúng Sai
Câu hỏi- 5
Các lời câu sau đây đề cập đến xéc-măng. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu.
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Xéc-măng thường gồm có ba xéc-măng nén.
Đúng Sai 2.Dầu thừa trên xy-lanh được gạt đi và một màng dầu tối thiểu
được tạo ra. Đúng Sai
3.Xéc-măng nén giữ kín khí cho buồng đốt và tản nhiệt từ píttông
sang xy-lanh. Đúng Sai
4.Khi hiện tượng giao động xéc-măng mạnh, nó dẫn đến kẹt động
cơ. Đúng Sai
Câu hỏi- 6
Các câu sau đây đề cập đến cơ cấu xupáp. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Tốc độ quay của cam nạp và cam xả đều bằng tốc độ quay của
trục khuỷu.
Đúng Sai
2.Xupáp nạp mở trước TDC và đóng sau BDC, trong khi đó xupáp xả mở trước BDC và mở sau TDC.
Đúng Sai
3.Thời kỳ chồng van là thời kỳ mà các xupáp xả và xupáp nạp mở đồng thời.
Đúng Sai
4.Nếu có sai lệch trong khe hở xupáp thì nói chung là nên thay cam để đảm bảo khe hở bình thường.
Đúng Sai
Câu hỏi- 7
Các lời câu sau đây đề cập đến hệ thống bôi trơn. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Nếu van an toàn của bơm dầu bị kẹt ở vị trí mở, nó sẽ gây kẹt
trong các phần bôi trơn. Đúng Sai
2.Van an toàn của bộ lọc dầu mở để cho dầu vẫn tuần hoàn ngay cả khi phần tử lọc bị cáu két.
Vì thế không cần thay thế lọc dầu. Đúng Sai
3.Đèn cảnh báo áp suất dầu được bật sáng khi áp suất dầu lên cao
hoặc xuống thấp không bình thường. Đúng Sai
4.Nếu dầu động cơ không bị rò rỉ, lượng dầu không bao giờ thay
đổi. Đúng Sai
Câu hỏi- 8
Minh hoạ sau đây cho thấy đường dẫn dầu. Từ các cụm từ dưới đây, hãy chọn từ tương ứng với con số trong minh hoạ.
a) Nắp quy lát b) Lọc dầu c) Píttông d) Lưới lọc dầu
Trả lời: 1. 2. 3. 4.
Câu hỏi- 9
Các câu sau đây đề cập đến hệ thống làm mát. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho từng câu.
Số Câu hỏi Đúng hoặc Sai Các câu trả lời
đúng 1. Bộ tản nhiệt (Két nước) có quạt chạy bằng động cơ điện được
làm mát bởi quạt ở mọi thời điểm.
Đúng Sai
2.Nếu có dấu hiệu nước làm mát lọt ra ngoài qua lỗ xả thì nguyên nhân có thể là vòng bít hoặc vòng bi bị hỏng.
Đúng Sai
3.Khi sửa chữa bơm nước thường là phải thay thế cả bộ, trừ một số kiểu máy.
Đúng Sai
4.Sự giãn nở vì nhiệt của lò-xo trong van hằng nhiệt có tác dụng đóng và mở van hằng nhiệt.
Đúng Sai
Mô tả Mô tả
Khái quát về hệ thống điều khiển động cơ
Điều khiển động cơ xăng bằng máy tính
Động cơ xăng sinh công qua chu trình giãn nở của hỗn hợp xăng và không khí. Ba yếu tố chủ yếu của động cơ xăng để sinh công như sau:
1. Hỗn hợp không khí - nhiên liệu tốt 2. NÐn tèt
3. Đánh lửa tốt
Để đạt được 3 yếu tố này trong cùng một lúc,
điều quan trọng là sự điều khiển chính xác để tạo được hỗn hợp không khí - nhiên liệu và thời
điểm đánh lửa.
Trước năm 1981, chỉ có hệ thống điều khiển
động cơ hiện còn tồn tại là EFI (Phun nhiên liệu bằng điện tử), sử dụng máy tính để điều khiển lượng phun nhiên liệu. Ngoài EFI này, bây giờ có các hệ thống được điều khiển bằng máy tính, bao gồm ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử), ISC (Điều khiển tốc độ chạy không tải), các hệ thống chẩn đoán, v.v...
Tham khảo:
Toyota sử dụng hệ thống được điều khiển bằng máy tính gọi là TCCS (Hệ thống điều khiển bằng máy tính của Toyota) để điều khiển tối ưu việc phun nhiên liệu, thời điểm đánh lửa, hệ thống truyền động, hệ thống phanh, và các hệ thống khác theo các điều kiện làm việc của
động cơ và xe ô tô.
Ba yếu tố chính của động cơ xăng 1. Hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt 2. NÐn tèt
3. Đánh lửa tốt
(1/1)
Quy trình điều khiển bằng máy tính
Để máy tính làm việc được thích hợp, cần có một hệ thống toàn diện bao gồm các thiết bị
đầu vào và đầu ra.
Trên một ô tô, các cảm biến như cảm biến nhiệt độ nước hoặc cảm biến lưu lượng khí nạp tương ứng với thiết bị đầu vào. Và các bộ chấp hành như các vòi phun hoặc các IC đánh lửa tương ứng với thiết bị đầu ra. ở xe Toyota, máy tính điều khiển hệ thống được gọi là ECU (Bộ
điều khiển bằng điện tử). Máy tính điều khiển
động cơ được gọi là ECU động cơ (hoặc ECM*:
Khái quát về hệ thống EFI (Phun nhiên liệu
điện tử)
Hệ thống EFI sử dụng các cảm biến khác nhau
để phát hiện các tình trạng hoạt động của động cơ và xe ô tô. Theo các tín hiệu từ các cảm biến này, ECU tính toán lượng phun nhiên liệu thích hợp nhất và điều khiển các vòi phun để phun khối lượng nhiên liệu thích hợp. Trong thời gian xe chạy bình thường, ECU động cơ xác định khối lượng phun nhiên liệu để đạt được tỷ lệ không khí - nhiên liệu theo lý thuyết, nhằm đảm bảo công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu và mức khí xả thích hợp trong cùng một lúc.
ở các thời điểm khác, như trong thời gian hâm nóng, tăng tốc, giảm tốc hoặc các điều kiện làm việc với tải trọng cao, ECU động cơ phát hiện các điều kiện đó bằng các cảm biến khác nhau và sau đó hiệu chỉnh khối lượng phun nhiên liệu nhằm đảm bảo một hỗn hợp không khí - nhiên liệu thích hợp nhất ở mọi thời điểm.
(1/1) Khái quát về hệ thống ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử)
Hệ thống ESA phát hiện các điều kiện của
động cơ căn cứ vào các tín hiệu do các cảm biến khác nhau cung cấp, và điều khiển các bugi đánh lửa ở thời điểm thích hợp.
Căn cứ vào tốc độ động cơ và tải trọng của
động cơ, ESA điều khiển chính xác thời điểm
đánh lửa để động cơ có thể tăng công suất, làm sạch các khí xả, và ngăn chặn kích nổ một cách có hiệu quả.
(1/1)
Khái quát về hệ thống ISC (điều khiển tốc
độ không tải)
Hệ thống ISC điều khiển tốc độ không tải sao cho nó luôn luôn thích hợp ở các điều kiện thay
đổi (hâm nóng, phụ tải điện, v.v...)
Để giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và tiếng ồn, một động cơ phải hoạt động ở tốc độ càng thấp càng tốt trong khi vẫn duy trì một chế độ chạy không tải ổn định. Hơn nữa, tốc độ chạy không tải phải tăng lên để đảm bảo việc hâm nóng và khả năng làm việc thích hợp khi động cơ lạnh hoặc đang sử dụng máy điều hòa không khí.
(1/1)
Khái quát về hệ thống chẩn đoán ECU động cơ có một hệ thống chẩn đoán.
ECU luôn luôn giám sát các tín hiệu đang được chuyển vào từ các cảm biến khác nhau. Nếu nó phát hiện một sự cố với một tín hiệu vào, ECU sẽ ghi sự cố đó dưới dạng của những DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng) và làm sáng MIL (Đèn báo hư hỏng). Nếu cần ECU có thể truyền tín hiệu của các DTC này bằng cách nhấp nháy
đèn MIL hoặc hiển thị các DTC hoặc các dữ
liệu khác trên màn hình của máy chẩn đoán cÇm tay.
Các chức năng chẩn đoán phát ra các DTC và các dữ liệu về một sự cố trên một máy chẩn
đoán có dạng tiên tiến và hoàn chỉnh cao của hệ thống điện tử. Vì hệ thống chẩn đoán phải tuân theo các quy định của mỗi nước. Các nội dung của nó sẽ thay đổi một chút ở nơi đến.
(1/1)
Mô tả Mô tả
Hệ thống điều khiển động cơ gồm có ba nhóm các cảm biến (và các tín hiệu đầu ra của cảm biến), ECU động cơ, và các bộ chấp hành. Chương này giải thích các cảm biến (các tín hiệu), sơ đồ mạch điện và sơ đồ nối mát, và các điện áp cực của cảm biến.
Các chức năng của ECU động cơ được chia thành điều khiển EFI, điều khiển ESA, điều khiển ISC, chức năng chẩn
đoán, các chức năng an toàn và dự phòng, và các chức năng khác. Các chức năng này và các chức năng của bộ chấp hành được giải thích ở các chương riêng.
(1/1)
Kiến thức cơ bản Mạch nguồn
Mạch nguồn là các mạch điện cung cấp điện cho ECU của
động cơ. Các mạch điện này bao gồm khoá điện, rơle chính EFI, v.v...
Mạch nguồn được xe ô tô sử dụng thực sự gồm có 2 loại sau
®©y:
(1/3)