CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG –
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phương
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và doanh nghiệp
Nền kinh tế hội nhập đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đƣợc điều chỉnh phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ là cơ sở để các NHTM và các DN hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập vì vậy cần hoàn thiện quy trình thực hiện, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tránh thủ tục phiền hà, gây cản trở hoạt động của DN, ngân hàng.
Cần sửa đổi, bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, đơn giản hóa phương pháp và căn cứ tính thuế, tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận và hưởng chế độ ưu đãi, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc gặp khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm.
- Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với các DN. Thực hiện kiểm toán tài chính doanh nghiệp nhằm tạo cho doanh nghiệp thói quen rất cần thiết về công khai và lành mạnh hóa tài chính, tạo uy tín trong hoạt động kinh doanh.
- Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể nhằm quản lí hoạt động của các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trường hợp vi phạm pháp luật gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có những biện pháp xử lí thích đáng, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Nhà nước tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách về cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Đồng
thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM...nhằm nâng cao hiểu biết cũng nhƣ năng lực của doanh nghiệp.
- Nâng cao vai trò đích thực của Hiệp hội doanh nghiệp trong tƣ cách của một tổ chức nghề nghiệp
Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các Hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, Hiệp hội là người hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cóa thể đáp ứng yêu cầu của các NHTM xem xét cho vay.
Đối với những vùng còn khó khăn, Nhà nước phải đứng ra thành lập Hiệp hội và kêu gọi các doanh nghiệp trong vùng tham gia, khi hiệp hội đủ mạnh, Nhà nước sẽ chuyển giao cho các doanh nghiệp tự quản lý và hoạt động.
Việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là Hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế tín dụng, thống nhất, bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM.
- Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng. Công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học đảm bảo các NHTM thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì các NHTM trên địa bàn, duy trì và điều chỉnh lãi suất tiền gửi ổn định, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động tiền gửi, đẩy lãi suất lên cao dẫn đến lãi suất cho vay cao áp lực chi phí – lợi nhuận cho cả ngân hàng và doanh nghiệp đi vay, cương quyết xử lý những NHTM nào không tuân thủ quy định.
- Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo chặt chẽ các NHTM trên địa bàn ƣu tiên vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp, gắn kết ngân hàng với doanh nghiệp, bám sát từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ, chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp khó khăn, gặp rủi ro do thiên tai, biến động thị trường… các TCTD chủ động tự xem xét xử lý rủi ro trong phạm vi khả năng tài chính cho phép, sớm tạo điều kiện cho DN tiếp cận đƣợc với vốn vay ngắn hạn ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh. Việc kiểm tra phải tiến hành định kỳ nhằm đảm bảo chi nhánh thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ đƣợc giao phó. Bên cạnh đó, công tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cùng chi nhánh tháo gỡ và xử lí.
- Cần tập trung cho việc đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác cung cấp phần mềm để hoàn thiện việc nâng cấp các phần mềm, ứng dụng những công nghệ mới nhất trong nước và trên thế giới vào kinh doanh ngân hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng về các chuyên đề nhƣ phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, marketing ngân hàng, kiến thức pháp luật về đất đai...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với thực trạng còn tồn tại trong chương 2, chương 3 tác giả đã đưa ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, từ đó hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương; Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; Ngân hàng TMCP Ngoại thương nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động cho vay này tại Vietcombank Quảng Ngãi.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Quảng Ngãi” đã nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, đề tài nghiên cứu đã giới thiệu hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2012 – 2014, phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh, đƣa ra những mặt tích cực cũng nhƣ vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp nhất.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Ngãi, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phương; đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi và đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương. Sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía sẽ giúp cho mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Ngãi trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Với khuôn khổ thời gian và kiến thức của một luận văn thạc sĩ sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những người quan tâm để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.