Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Big C Đà Nẵng (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

2.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

2.5.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo

Ghi nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, sau khi loại trừ một số thành phần trùng lặp, xem xét sự đơn giản và thích hợp cho thang đo, tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung và xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu như sau:

+ Thang đo phương tiện hữu hình:

Qua nghiên cứu định tính, phương tiện hữu hình của siêu thị Big C mà khách hàng quan tâm là: : trang thiết bị hiện đại, bố trí trong siêu thị có thuận lợi hay không. Từ những ý kiến trên, tác giả xây dựng thành năm biến quan sát để đo lường yếu tố “ Phương tiện hữu hình” (ký hiệu từ HH1 đến HH5) như sau:

HH1: Siêu thị có trang thiết bị hiện đại

HH2: Những tiện ích của siêu thị (phòng thử đồ, nhà vệ sinh) dễ tìm HH3: Các thiết bị đi kèm như túi đựng đồ, thẻ khách hàng, catalogue được thiết kế bắt mắt

HH4: Cách bài trí quầy hàng giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm những thứ họ cần

HH5: Cách bài trí giúp khách hàng thuận tiện di chuyển giữa các quầy hàng + Thang đo sự tin cậy:

Sau khi nghiên cứu định tính, các yếu tố tin cậy mà khách hàng quan tâm là: siêu thị có thực hiện đúng cam kết, dịch vụ có được thực hiện nhanh chóng, mặt hàng có phong phú hay không. Từ các ý kiến trên, tác giả đã hiệu

chỉnh và xây dựng thành bốn biến quan sát để đo lường yếu tố “tin cậy” (ký hiệu TC1 đến TC4) như sau:

TC1: Siêu thị luôn giữ đúng cam kết vào thời gian đã ấn định trước đó TC2: Siêu thị cung cấp dịch vụ đúng thời điểm đã thỏa thuận

TC3: Siêu thị luôn có sẵn hàng hóa mà khách hàng cần TC4: Siêu thị luôn sửa chữa kịp thời cho những lỗi bán hàng + Thang đo nhân viên phục vụ:

Sau khi nghiên cứu định tính, các yếu tố nhân viên phục vụ mà khách hàng quan tâm đó là: thái độ phục vụ của nhân viên, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, Qua đó, tác giả hiệu chỉnh và xây dựng thành sáu biến quan sát để đo lường yếu tố “nhân viên phục vụ” (ký hiệu NV1 đến NV6) như sau:

NV1: Nhân viên có đủ khả năng để giải đáp thắc mắc của anh/chị NV2: Anh/chị cảm thấy an toàn khi mua sắm ở siêu thị

NV3: Nhân viên cung cấp dịch vụ nhanh chóng đến anh/chị

NV4: Nhân viên siêu thị luôn thông báo chính xác thời điểm cung cấp dịch vụ

NV5: Nhân viên của siêu thị luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chính đáng của khách hàng

NV6: Nhân viên siêu thị luôn lịch sự với anh/chị + Thang đo giải quyết vấn đề:

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh và xây dựng thành ba biến quan sát để đo lường yếu tố “giải quyết vấn đề” (ký hiệu từ GQ1 đến GQ3)như sau:

GQ1: Sẵn sàng xử lý việc đổi trả hàng

GQ2: Khi anh/chị có khiếu nại, siêu thị thể hiện sự quan tâm chân thành trong việc giải quyết khiếu nại đó

GQ3: Nhân viên siêu thị xử lý khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, kịp thời

+ Thang đo chính sách:

Thang đo này được xây dựng thành bốn biến quan sát (ký hiệu CS1 đến CS4) như sau:

CS1: Cung cấp hàng hóa chất lượng cao

CS2: Bãi đậu xe thuận tiện cho anh/chi mua sắm

CS3: Thời gian mở cửa thuận tiện để khách hàng mua sắm CS4: Siêu thị chấp nhận tất cả thẻ thanh toán phổ biến + Thang đo Giá cả

Giá cả cảm nhận của hàng hóa trong siêu thị là sự cảm nhận chủ quan của khách hàng về giá cả hàng hóa bày bán trong siêu thị so với giá cả bày bán chúng trong cửa hàng cạnh tranh. Giá cả cảm nhận được đo lường bằng ba biến quan sát (ký hiệu từ GC1 đến GC3) như sau:

GC1: Giá cả hàng hóa ở siêu thị thường rẻ hơn tại các siêu thị khác GC2: Giá cả ở siêu thị tương đương ở chợ

GC3: Giá cả các mặt hàng phù hợp với chất lượng của nó + Thang đo sự hài lòng:

Thang đo lường yếu tố “sự hài lòng của khách hàng” (ký hiệu từ HL1 đến HL6) như sau:

HL1: Hài lòng đối với phương tiện hữu hình của siêu thị HL2: Hài lòng đối độ tin cậy của siêu thị

HL3: Hài lòng đối với nhân viên phục vụ của siêu thị HL4: Hài lòng đối với giải quyết vấn đề của siêu thị HL5: Hài lòng với chính sách của siêu thị

HL6: Hài lòng với giá cả cảm nhận của siêu thị

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, mô hình nghiên cứu “sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Big C Đà Nẵng” vẫn sử dụng sáu khái niệm tác động lên sự hài lòng của khách hàng. Các biến quan sát sử dụng cho khái

niệm đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Big C Đà Nẵng được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, với mức độ (1) Hoàn toàn không đồng ý – (5) Hoàn toàn đồng ý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Big C Đà Nẵng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)