Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chấp nhận của khách hàng đối với dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk (Trang 37 - 40)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh thang đo nháp đã được xây dựng ở chương 2 cho phù hợp với điều kiện đặc thù của lĩnh vực dịch vụ Mobile banking ở Việt Nam và đặc điểm riêng có của địa phương.

Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính là chúng ta sẽ xây dựng được thang đo chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng. Các công việc được tiến hành trong giai đoạn này gồm:

3.2.1.1. Thảo luận nhóm

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Phương pháp TST (Twenty Statements Test) được sử dụng với nhóm thảo luận gồm 20 khách hàng đang sử dụng dịch vụ Mobile Banking. Các câu hỏi dùng để thảo luận nằm trong Phụ lục 1. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, mặc dù có những cách trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking vì các yếu tố: sự hữu ích, sự dễ sử dụng, sự thuận tiện, sự tin cậy gần như thang đo nháp đã xây dựng. Ngoài ra khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking vì những lý do sau:

- Kiểm soát tài khoản hiệu quả.

- So với kênh giao dịch truyền thống, khách hàng có thể sử dụng DV ngân hàng mọi lúc, mọi nơi qua kênh điện thoại di động.

-Ngoài ra các đối tượng cón có dự định giới thiệu cho người thân sử dụng.

3.2.1.2. Thang đo chính thức

Kết quả nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giúp tác giả hiểu được cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ Mobile Banking, khám phá ra các yếu tố mới, các biến mới ảnh hưởng đến ý định SD dịch vụ

Mobile Banking để điều chỉnh, bổ sung các thang đo cho phù hợp, đồng thời loại bỏ các biến, các thang đo không phù hợp với dịch vụ, thị trường và mục tiêu nghiên cứu.

Thang đo chính thức sau khi hiệu chỉnh còn 26 biến quan sát, nội dung có sự thay đổi, cụ thể được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng thang đo các thành phần

Thành phần Biến quan sát

Lợi ích cảm nhận (Pikkarainen, 2004)

6 biến quan sát

Kiểm soát tài khoản hiệu quả Tiết kiệm thời gian

Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng

Nâng cao năng suất trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng

Cải thiện việc sử dụng dịch vụ ngân hàng

Nhìn chung dịch vụ Mobile banking mang lại lợi ích.

Sự dễ sử dụng cảm nhận

(Pikkarainen, 2004) 6 biến quan sát

Dễ dàng học cách sử dụng dịch vụ Mobile banking.

Dịch vụ Mobile banking dễ dàng làm theo yêu cầu của người sử dụng.

Tương tác giữa tôi và dịch vụ Mobile banking thật rõ ràng dễ hiểu.

Nhanh chóng sử dụng thành thạo dịch vụ Mobile banking.

Thao tác sử dụng DV Mobile Banking đơn giản Dịch vụ Mobile banking nhìn chung dễ sử dụng.

Sự thuận tiện (Huy và Anh, 2008)

Dễ dàng đăng nhập hoặc thoát khỏi hệ thống.

Không mất nhiều thời gian để sử dụng dịch vụ Mobile Banking.

Thành phần Biến quan sát

(4 biến quan sát)

Dịch vụ Mobile Banking có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi

Nhìn chung, dịch vụ Mobile banking mang lại sự thuận tiện.

Sự tin cậy cảm nhận (Pikkarainen, 2004)

(4 biến quan sát)

Tin tưởng vào công nghệ của dịch vụ Mobile banking

Thông tin của khách hàng được bảo mật

Không lo lắng về sự an toàn của dịch vụ Mobile Banking

Dịch vụ Mobile Banking nhìn chung an toàn Thái độ

(Huy và Anh, 2008) (3 biến quan sát)

Thích sử dụng DV Mobile Banking

Thoải mái khi sử dụng DV Mobile Banking Yên tâm khi sử dụng dịch vụ Mobile banking

Dự định sử dụng (Huy và Anh, 2008)

(3 biến quan sát)

Sẽ sử dụng dịch vụ Mobile Banking trong thời gian tới.

Sẽ sử dụng dịch vụ Mobile banking nhiều hơn trong tương lai.

Sẽ giới thiệu cho người khác sử dụng dịch vụ Mobile banking.

3.2.1.3. Thiết kế phiếu điều tra khách hàng

Kết thúc quá trình thảo luận nhóm, thang đo chính thức sử dụng cho việc nghiên cứu định lượng được xác định. Phiếu điều tra khách hàng được thiết kế gồm có hai phần như sau:

- Phần A được thiết kế để thu thập cảm nhận của khách hàng về dịch vụ Mobile banking của NHNo & PTNT tỉnh Đăk Lăk. Thang đo Likert 5 mức độ với (1) Hoàn toàn không đồng ý và (5) là hoàn toàn đồng ý để đo lường mức

độ đồng ý của khách hàng đối với từng biến quan sát.

- Phần B được thiết kế để thu thập nguyên nhân mà khách hàng không sử dụng dịch vụ Mobile Banking.

- Phần C được thiết kế để thu thập những thông tin chung để phân loại đối tượng được phỏng vấn.

Phiếu điều tra sau khi thiết kế xong được sử dụng phỏng vấn thử 10 khách hàng để kiểm tra mức độ rõ ràng của từng biến quan sát và thông tin thu về. Sau khi điều chỉnh, phiếu điều tra khách hàng chính thức (xem Phụ lục 2) được gửi đi phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự chấp nhận của khách hàng đối với dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)