Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở của ba lý thuyết.
Thứ nhất, lý thuyết địa tô trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai. Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, vì vậy quan hệ sở hữu về đất đai từ xa xưa đã được các nhà kinh tế học kinh điển đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Lý luận về địa tô của Adam Smith và David Ricardo tiếp tục được Karl Marx và Friedric Engels hoàn thiện, đặt nền tảng lý thuyết cho việc giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế trong nông nghiệp, là cơ sở để hình thành, hoàn thiện luật pháp, chính sách đất đai nhằm phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội.
Lý thuyết này sẽ được áp dụng trong quá trình nghiên cứu lý luận pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các dự án đầu tư khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị.
Thứ hai, lý thuyết về kinh tế thị trường. Sự vận hành đồng bộ của các thể chế thị trường đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường trên cơ sở được sự bảo đảm của luật pháp. Thị trường có những khuyết tật và cơ chế thị trường có thể bị thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát triển. Để khắc phục chúng và tránh khỏi thất bại thị trường, Nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền kinh tế. Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế thị trường vừa với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành kinh tế.
Lý thuyết này sẽ được vận dụng để nghiên cứu về bản chất của quan hệ thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường, về mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi.
27
Thứ ba, lý thuyết công bằng, minh bạch trong kinh doanh. Minh bạch là đảm bảo sự rõ ràng, không chỉ đáp ứng được tính công khai (tức là sự sẵn sàng chia sẻ thông tin) mà còn đảm bảo khả năng tiếp cận được thông tin minh bạch luôn gắn liền với trách nhiệm, đòi hỏi Chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức phải công khai quá trình thực hiện công việc cho các bên quan tâm. Minh bạch trong hoạt động kinh doanh là việc đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận tới các thông tin và tài liệu của các cơ quan nhà nước, đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của người dân vào quá trình ban hành các quyết định có liên quan tới họ nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả và trách nhiệm của chính quyền đối với dân. Minh bạch trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp thay đổi cách thức quản lý, quá trình ra quyết định và cách tổ chức lập kế hoạch dựa trên các thông tin cần thiết, có giá trị.
Lý thuyết này sẽ được vận dụng để nghiên cứu về việc thực hiện chính sách thu hồi đất, về xử lý mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được triển khai với những câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Về khía cạnh lý luận
(i) Các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị được hiểu như thế nào? Thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị là gì? Đặc điểm của việc thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị?
(ii) Vì sao cần phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị?
(iii) Các yêu cầu, nguyên tắc và nội dung của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị bao gồm các vấn đề gì?
28 - Về khía cạnh pháp luật thực định
(i) Pháp luật hiện hành của Việt Nam về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị có nội dung như thế nào? Các văn bản hướng dẫn thi hành của Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này?
(ii) Thực trạng thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh hiện còn vướng mắc, bất cập gì cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung?
- Về đề xuất, kiến nghị
Với những hạn chế, bất cập nêu trên cần phải có những phương hướng và giải pháp gì để sửa đổi, bổ sung pháp luật? bảo đảm thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị trong thời gian tới?
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án được triển khai với giả thuyết nghiên cứu như sau:
- Về khía cạnh lý luận
Giả thuyết nghiên cứu là: Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị chưa được xây dựng trên những cơ sở lý luận chắc chắn, có sức thuyết phục.
- Về khía cạnh pháp luật thực định
Giả thuyết nghiên cứu là: Các quy định của pháp luật Việt Nam về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị được quy định trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thi hành có liên quan, có đối chiếu với Luật Đất đai 2003. Ngoài ra, còn được quy định rải rác ở nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau, điều chỉnh những lĩnh vực có liên quan đến
29
việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư (Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật khác). Nhiều quy định trong đó đã, đang bộc lộ những hạn chế và bất cập khi thực hiện, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời cũng chưa tương thích với các cam kết quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia và ký kết.
- Về đề xuất, kiến nghị
Giả thuyết nghiên cứu là: Mặc dù Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới được ban hành có rất nhiều điểm mới, tiến bộ về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được những hạn chế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong thực tiễn thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và cho các dự án xây dựng đô thị mới và chỉnh trang đô thị nói riêng. Vì vậy, cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho các dự án xây dựng đô thị mới và chỉnh trang đô thị đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Luận án tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong các nội dung nghiên cứu, luận án làm rõ hơn cơ sở của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xuất phát từ đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong mối liên hệ với quyền hạn chế của người sử dụng đất, quan niệm quyền sử dụng đất có thể được chuyển nhượng như đối tượng hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu khác nhau và phân chia thành 3 nhóm vấn đề. Đó là: (i) Nhóm công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (ii) các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (iii) Các công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua cách tổng hợp này, đã giúp cho luận án làm rõ được những vấn đề có trong nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập, những vấn đề mà luận án kế thừa và những vấn đề còn chưa toàn diện sẽ được tiếp tục triển khai nghiên cứu trong nội dung luận án.
Cũng tại Chương 1, luận án làm rõ cơ sở của các lý thuyết nghiên cứu được áp dụng; đặt ra câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu; chỉ rõ hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án nhằm đảm bảo tính liên kết giữa các chương cũng như tính logic trong toàn bộ nội dung nghiên cứu của luận án.
31 Chương 2