Những thuận lợi, khó khăn hạn chế khi đi vào thực hiện cơ chế tài chính mới được phê duyệt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ (Trang 20 - 23)

2. Quy trình thủ tục điểu chỉnh phí tham quan tại VQG Cát Bà

2.3. Những thuận lợi, khó khăn hạn chế khi đi vào thực hiện cơ chế tài chính mới được phê duyệt

Thông thường các VQG tại Việt Nam thường đề xuất ý kiến với cấp có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư, cơ chế quản lý và cơ chế tài chính.

Cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, đưa vào kế hoạch hoạt động, xây dựng đề án và quyết định.

Việc một VQG chủ động đứng ra xây dựng đề án về cơ chế tài chính mới để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ít xảy ra. Do đó, VQG CB huy động các nguồn lực và đứng ra xây dựng đề án chi tiết về Điều chỉnh phí tham quan VQG để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện là một thí điểm có tính đi đầu và là kinh nghiệm để chia sẻ.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án này cho thấy nổi lên những vấn đề sau:

2.3.1.Nguồn nhân lực.

Trong quá trình xây dựng đề án điều chỉnh phía tham quan VQG CB, cần có đủ cán bộ để soạn thảo các văn bản.

- Các cán bộ của VQG CB chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, am hiểu tình hình địa phương, nhưng thiếu cán bộ có kỹ năng để xây dựng các đề án về tài chính. 2 trong 5 cán bộ trong Nhóm công tác là quản lý, có quan hệ và am hiểu thủ tục địa phương; còn các cán bộ khác có khả năng chuyên môn nhiều hơn. Việc thuê chuyên gia tư vấn đã giúp VQG CB có cơ hội đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự thảo đề án;

- Các tư vấn từ Trường Nông Lâm Thái Nguyên tuy có trình độ chuẩn bị đề án theo yêu cầu đề ra, nhưng ít am hiểu tình hình và các mối quan hệ tại địa phương, ít hiểu biết về bộ máy tổ chức và các quy định của TP HP nên ít có tác động tới tiến độ xem xét và phê duyệt đề án.

2.3.2.Về tài chính

Việc chi phí xây dựng đề án, tổ chức các hội thảo hay cuộc họp để xét duyệt, in ấn, đi lại từ đảo Cát Bà về TP HP cần có nguồn kinh phí khá lớn.

21

- Tuy nhiên VQG CB không có nguồn tài chính cho việc này và ngân sách hàng năm của TP HP cấp cho VQG CB cũng không có khoản chi cho xây dựng đề án điều chính phí tham quan. Do vậy mặc dù đã có ý tưởng xin được điều chỉnh phí tham quan, nhưng VQG Cát Bà không đủ kinh phí để xây dựng đề án chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyêt; Ngân sách của TP HP cũng hạn chế nên không có nguồn ngân sách cho việc này.

- Hỗ trợ từ dự án PA của Bộ TNMT. Nguồn tài chính của dự án PA đã đóng vai trò xúc tác để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và phê duyệt đề án.

Tuy nhiên các thủ tục quản lý nguồn hỗ trợ khác với quản lý nguồn ngân sách nên các cán bộ của VQG CB cũng gặp một số hạn chế ban đầu như lưu giữ chứng từ, thống kê sổ sách, báo cáo tài chính theo mẫu của dự án.

2.3.3. Về cơ chế tổ chức.

VQG CB là một đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, do đó VQG CB không có thẩm quyền tự quyết định mức phí tham quan; mà phải do HĐND TP HP quyết định.

- Mức độ am hiểu của các đối tác liên quan. Các thủ tục hành chính để trình và thông qua một đề án mất khá nhiều thời gian và cần có sự nỗ lực, ủng hộ lớn của các đối tác. Nhất là trong điều kiện một số cán bộ có liên quan ở một số đơn vị có liên quan tới quyết định đề án, nhưng lại thiếu thông tin và hiểu biết thực tế về tình hình phát triển, quản lý và ngân sách của VQG CB.

- Cần có sự ủng hộ chấp thuận của cơ quan cao nhất. Sự quan tâm và ủng hộ của Thành ủy TP Hải Phòng đối với đề án có tầm quan trọng đặc biệt; đây là định hướng chỉ đạo có tác động huy động sự tham gia có trách nhiệm của mà các đối tác vào quá trình xây dựng đề án.

2.3.4. Phân chia lợi ích từ nguồn thu tài chính

Do điều kiện thực tế tại địa phương, nguồn thu tài chính từ phí tham quan VQG CB được thỏa thuận phân chia giữa VQG CB và UBND TT Cát Bà. Việc tăng phí tham quan dẫn tới tăng nguồn thu đã nảy sinh ra một số yêu cầu điều chỉnh phân chia lợi ích, cụ thể như sau:

22

- 3/9/2014, UBND huyện Cát Bà gửi công văn cho VQG CB về việc tham gia ý kiến Đề án điều chỉnh mức thu và quản lý phí tham quan danh lam thắng cảnh huyện Cát Bà. Trong 15 tuyến tham quan, có một số tuyến được giao do UBND TT Cát Bà, huyện Cát Hải thu phí, và UBND huyện Cát Hải muốn điều chỉnh mức trích nguồn thu lại cho VQG Cát Bà từ 20% xuống còn 10-15%.

- Ngày 4/9/2014, VQGCB trả lời UBND huyện Cát Hải về việc tham gia ý kiến Đề án điều chỉnh mức thu và quản lý phí tham quan danh lam thắng cảnh huyện Cát Hải (Số 368/VQGCB-TCHC), trong đó VQG CB đề nghị huyện Cát Hải giữ nguyên mức trích 20% nguồn thu cho VQG CB.

2.3.5.Ổn định nguồn ngân sách hàng năm TP HP cấp

- Quyết định của UBND TP về điều chỉnh phí tham quan VQG CB có nói rõ “Để lại 100% tổng số phí thu được để phục vụ công tác thu phí và bổ sung chi thường xuyên, chi nhiệm vụ đặc thù, chi sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ DLST và công tác bảo tồn, năng cao năng lực đội ngũ cán bộ”. Tuy nhiên trên thực tế thực hiện có thể có khó khăn.

- Nguồn ngân sách hàng năm TP HP cấp cho VQG CB có thể bị điều chỉnh giảm đi tương đương với thu nhập tăng thêm từ điều chỉnh phí tham quan. Hiện nay VQG CB đang xác định lại vấn đề này.

2.3.6.Tỷ lệ các mức chi từ thu phí tham quan

Tỷ lệ này được xác định là “chi 40% cho Quỹ của VQG CB (90% cho bảo tồn, 10% cho quản lý), 60% cho TT dịch vụ DL và GDMT (30% bán vé và hướng dẫn tham quan; 10% cho bảo hiểm cho khách là 500 đ/vé, và in ấn vé; 40% nâng cấp cơ sở phục vụ DLST; 15% đào tạo nâng cao năng lực cho các hướng dẫn viên; 5% chi quản lý)”.

Tuy nhiên hiện nay nguồn thu phí tham quan được hòa chung với ngân sách của VQG CB nên chưa có điều kiện kiểm tra xác định chính xác tỷ lệ chi trên thực tế có bảo đảm như quy định không.

23

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)