Ý kiến của VQG khi đề xuất và áp dụng cơ chế tài chính mới

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ (Trang 27 - 32)

Trong cơ chế quản lý ngân sách nhà nước như hiện nay, các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động của Vườn quốc gia Cát Bà, nhất là cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, còn rất eo hẹp, không đủ đáp ứng cho các hoạt động thường xuyên của khu bảo tồn.

Do đó, việc xây dựng một cơ chế tài chính mới cho VQG Cát Bà là rất cần thiết, nhằm khuyến khích tăng nguồn thu ngoài ngân sách, trên cơ sở tận

28

dụng những tiềm năng sắn có, tạo cho VQG CB một nguồn kinh phí tự chủ bổ xung cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong các cơ chế tài chính mới này, điều chỉnh phí tham quan là một thí điểm thành công, tạo điều kiện để mở rộng áp dụng cho các lĩnh vực khách như cho thuê môi trường, chi trả dịch vụ môi trường mà VQG CB đang mong muốn.

4.2. Hỗ trợ của hiệu quả của dự án PA, Bộ TNMT.

Trước đây VQG CB đã có những đề xuất về đổi mới cơ chế tài chính đối với VQG và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét như:

- Mở ra nhiều tuyến tham quan rừng, biển;

- Tăng phí tham quan;

- Tăng giá dịch vụ du lịch sinh thái;

- Xây dựng cơ chế cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch;

- Cho phép VQG CB được sử dụng nguồn thu ngoài ngân sách để phục vụ công tác bảo tồn.

Tuy nhiên phần lớn các đề xuất đều là dưới dạng những trao đổi miệng, thảo luận ngắn, hay liệt kê các hoạt động cần thiết nêu trong báo cáo tổng kết hay kế hoạch năm; Các đề xuất này chưa biến thành các đề án chi tiết, có các phân tích có cơ sở và có đề xuất cụ thể. Ngoài ra VQG CB thiếu cán bộ có năng lực có khả năng xây dựng các đề án về đổi mới cơ chế tài chính, và thiếu kinh phí để xây dựng đề án. Do vậy các cấp có thẩm quyền chưa có cơ sở để xem xét toàn diện đề xuất và phê chuẩn.

Thông qua Dự án PA, Bộ TNMT đã giúp cho VQG CB bước đầu khắc phục được các hạn chế trên một cách hiệu quả, mà bản thân VQG CB khó có thể tự thực hiện, như:

- Có công văn chính thức có ý kiến với UBND thành phố Hải Phòng về thí điểm cơ chế tài chính mới. Từ đó góp phần tạo sự đồng thuận về chủ trương của các cấp lãnh đạo TP HP về thí điểm cơ chế tài chính mới với VQG CB.

29

- Hướng dẫn và cử chuyên gia tới giúp VQG CB các kiến thức và kỹ năng xây dựng đề án về điều chỉnh thu phí tham quan.

- Hỗ trợ tài chính để tổ chức các hoạt động trong quá trình xây dựng và thực hiện các thủ tục để đề án được chấp nhận và ban hành chính thức.

4.3. Kinh nghiệm về áp dụng cơ chế tài chính mới để chia sẻ với các VQG khác

- Xây dựng và áp dụng cơ chế tài chính mới đòi hỏi phải có lựa chọn cơ chế phù hợp, là thế mạnh của VQG và nằm trong khuôn khổ pháp luật nhà nước cho phép. Những vấn đề chưa có khung khổ pháp luật sẽ rất khó và pháp luật do cấp Trung ương ban hành, các VQG trực thuộc địa phương thì nên chú trọng tới vận dụng pháp luật. Phí tham quan VQG được xác định trong Pháp lệnh Phí và Lệ phí do Quốc hội ban hành, và phân cấp cho HĐND cấp tỉnh triển khai.

- Cần có kiến thức và kỹ năng để xây dựng đề án một cách khoa học, có căn cứ thực tế, có tính thuyết phục cao.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động để nâng cao hiểu biết, tạo sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan nhà nước có liên quan như UBND xã, huyện vùng đệm, các sở ban ngành cấp tỉnh trong việc xem xét và thông qua đề án. Dự thảo đề án càn được gửi cho các cơ quan, tổ chức các cuộc hội thảo, thăm hiện trường, các cuộc họp giải trình… để tăng thêm sự đồng thuận.

- Các cơ quan đều rất bận, có nhiêu vấn đề quan tâm khác nhau. Do đó trong quá trình xây dựng và trình đề án, cần tăng cường quan hệ thông tin hai chiều giữa VQG với các đối tác để các cơ quan này đưa vào lịch công tác hàng tuần, hàng tháng, và cử cán bộ tham gia liên tục. Từ đó tạo điều kiện thông qua đề án nhanh, tránh kéo dài thời gian trình duyệt đề án.

- Cần bố trí đủ kinh phí cho việc xây dựng đề án, nhất là cho các hoạt động như thuê chuyên gia tư vấn giỏi, tăng cường thông tin quảng bá tuyên truyền, in ấn đề án, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên sâu.

- Cần có sự hỗ trợ hay bảo trợ của cấp bộ ở Trung ương, sẽ tạo thuận lợi thu hút sự quan tâm của lãnh đạo địa phương hơn.

30

PHỤ LỤC: Các văn bản liên quan (xếp theo thứ tự thời gian)

- Quyết định số 79/CT ngày 31 tháng 3 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về thành lập VQG CB.

- Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 Bộ Tài chính v/v quản lý sử dụng phí.

- Luật Thuỷ sản năm 2003;

- Nghị định số 109/2003/NĐ – CP ngày 23/09/2003 của Chính phủ Về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN.

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Quyết định số 605/QĐ-UB , ngày 19 tháng 4 năm 2005, v/v thành phố Hải Phòng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng trực tiếp quản lí đối với VQG Cát Bà.

- Quyết định số 1497/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng ngày 08/7/2005 . Về việc ban hành Quy chế quản lý Khu DTSQTG Quần đảo Cát Bà

- Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 30/10/2006. UBND thành phố Hải phòng phê duyệt Kế hoạch điều tra quy hoạch VQG Cát Bà giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020.

- Nghị định thi hành Pháp lệnh và lệ phí, Số 24/2006/NĐ-CP, ngày 06/6/2006

- Thông tư 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 Bộ Tài chính v/v quản lý sử dụng phí thu được

- Quyết định số 68/QĐ_NNPTNT ngày 14/2/2007. Về Ban hành Quy chế Quản lý và Tổ chức hoạt động của VQG Cát Bà thuộc Sở NNPTNT.

- Quyết định số 1743 /QĐ-UB ngày 17/9/2007 của UBND TP Hải Phòng. Về nội dung chi tiết của đề án xây dựng chương trình phát triển bền vững khu DTSQTG Quần đảo Cát Bà;

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

- Nghị định số 57/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/05/2008. Về quy chế quản lý các KBTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

- Nghị định số 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/03/2009. Về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Quyết định số 742/QG – TTg ngày 26/05/2010 của TT chính phủ. Về phê duyệt Quy hoạch hệ thống KBTB Việt Nam đến 2020 trong đó có đảo Cát Bà;

- Quyết định số 1724/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 18/10/2010. Về việc phê duyệt Đề cương Đề án phát triển DLST VQG Cát Bà.

31

- Nghị định 117/2010 /NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Tổ chức và quản lý hệ thống RĐD và Thông tư 78/2011 / TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NNPTNT về Quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010 của Chính phủ.

- Quyết định số 2119/QĐ-UBND của UBND TP Hải Phòng ngày 4/12/2012. Về việc Phê duyệt Đề án phát triển DLST VQG Cát Bà (giai đoạn 1 đến 2015, giai đoạn 2: 2016-2020)

- Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Công văn Số 430/BTNMT-TCMT, ngày 5/2/2013. v/v triển khai dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của các KBT ở Việt Nam.

- Công văn số 1727/UBND-NN ngày 21/3/2013 UBND TP HP gửi Thành ủy TP HP v/v Xin ý kiến chỉ đạo việc thực hiện đề án Đổi mới cơ chế tài chính và điều chỉnh phí tham quan VQG CB

- Công văn số 154-TB/TU ngày 29/3/2013 Thành ủy TP HP gửi UBND TP HP cho ý kiến chỉ đạo về việc lập đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB.

- Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND, HĐND TP HP về bổ sung nhiệm vụ phát triển 6 tháng cuối 2013, trong đó có việc xem xét điều chỉnh phí tham quan VQG CB.

- Thông báo số 337/TB-UBND ngày 11/10/2013 UBND TP HP v/v Hướng dẫn lập đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB.

- Công văn số 1335/STC-GSC ngày 21/10/2013 Sở Tài chính TP HP v/v/ Hướng dẫn lập đề án điều chỉnh phí tham quan VQG CB, đề nghị Sở NNPTNT chỉ đạo xây dựng đề án và các sở ban ngành cho ý kiến đóng góp.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HDND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Biên bản Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào bản dự thảo 1 của đề án. VQG CB, tháng 1/2014.

- Biên bản Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào bản dự thảo 2 của đề án. VQG CB, tháng 2/2014.

- Tờ trình số 95/TTr-VQGCB Ngày 6/3/2014 về việc xin phê duyệt Đề án điều chỉnh phí vào cửa VQG CB.

- Công văn số 284/SVHTTDL-KHTC ngày 27/3/2014 Sở VHTTDL gửi VQG CB cho ý kiến góp ý vào đề án.

- Công văn số 381/STC-GCS ngày 31/3/2014 của Sở Tài chính về việc Ý kiến vào Đề án điều chỉnh phí tham quan

- Công văn số 245/SNN-KHTCS ngày 31/3/2014, Sở NNPTNT gửi VQG CB góp ý kiến vào Đề án thu phí tham quan VQG CB.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI ĐIỀU CHỈNH PHÍ THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)