Tiến trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số thông số chế độ cắt tới ứng suất dư và chất lượng bề mặt khi gia công khuôn trên máy cắt dây JS EDM (Trang 82 - 85)

Chương 5: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

5.3. Tiến trình thí nghiệm

5.3.1. Mô hình định tính quá trình cắt dây tia lửa điện

Quá trình gia công tia lửa điện được mô tả bao gồm các thông số đầu vào bao gồm các thông số về điện áp xung Ue, dòng điện xung Ie và độ kéo dài xung ti, khoảng cách xung t0, ... , về dung dịch chất điện môi, các loại nhiễu trong quá trình gia công. Đầu ra là các yếu tố như, ứng suất dư bề mặt, độ nhám bề mặt, năng suất

Hình 1.44. Mô tả quá trình gia công

Qua các thông số trên ta xây dựng hàm số biểu diễn không thể đi qua tất cả các điểm thực nghiệm, trong điều kiện cho phép phải làm trơn các nhiễu loạn.

Để có được nhiều thông tin với số thí nghiệm ít nhất trong đề tài này ta chọn phương pháp thí nghiệm trực giao.

5.3.2 Các thông số đầu vào thí nghiệm.

Mục tiêu của thí nghiệm là nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng tham số riêng lẻ, của một số tham số tiêu biểu đến năng suất và khe hở phóng điện trong gia công cắt dây tia lửa điện.

Cụ thể là mỗi mẫu thí nghiệm được gia công theo một chế độ gia công khác nhau, các thông gia công sẽ được thay đổi trong khoảng điều chỉnh cho phép của thiết bị và được ghi chép và tính toán để từ đó đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố đó tới năng suất và và độ nhám.

Nhóm thí nghiệm được thiết kế với 3 tham số có ảnh hưởng chủ yếu tới chất lượng bề mặt là điện áp phóng tia lửa điện Ui, độ kéo dài xung tị và khoảng cách

GIA CÔNG CẮT DÂY BẰNG TIA

LỬA ĐIỆN

Dây điện cực, chất điện môi

Chương trình gia công

Kênhnhiễu gây ra khi gia

Thông số dòng điện Ui , Ie , ti, to

- Kích thước gia công - Độ nhám

- Ứng suất dư

xung to.

Các thông số về điện để thí nghiệm:

Điện áp đánh tia lửa điện Ui là điện áp cần thiết, điện áp đánh lửa Ui càng lớn thì phóng điện càng nhanh và cho phép khe hở phóng điện càng lớn: 25v 45Ui 60v

Độ kéo dài xung ti, cũng theo các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình gia công thì trong cùng một chu kỳ tp cố định thì lượng hớt vật liệu Vw sẽ tăng khi độ kéo dài xung ti tăng. Chỉ số Vw chỉ tăng đến một thông số nhất định sau đó Vw sẽ giảm cho dù ta tăng ti.= 0,15s đến 0,6 s.

Khoảng cách xung t0, khi khoảng cách xung càng lớn đẫn đến lượng hớt vật liệu phôi càng nhỏ và ngược lại. Nhưng trong thực tế khoảng cách xung phải đủ lớn để dung dịch chất điện môi có đủ thời gian thôi ion hoá cũng như dòng chảy chất điện môi có thời gian vận chuyển hết phoi gia công ra khỏi vùng gia công: t0 = 7s đến 16s.

Vật liệu gia công cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất và độ nhám bề mặt, để đơn giản hoá bài toán ta chọn một loại vật liệu gia công thường dùng trong chế tạo khuôn để nghiên cứu đó là thép không gỉ SKD11 có chiều dày 17mm.

Điện cực và dòng chảy chất điện môi là yếu tố chính có tác động lớn đến năng suất và độ nhám bề mặt trên máy cắt dây tia lửa điện cũng là điều kiện ta cần nghiên cứu, các thí nghiệm được thực hiện ở cùng một điều kiện gia công. Cùng một loại điện cực có tên gọi là điện cực dây lõi đồng theo tiêu chuẩn DIN CuZn35 0,25mm cắt một lần và điều kiện dòng chảy là dòng chảy ngập. Các điều kiện này cũng phù hợp với điều kiện thực tế tại hiện mà nhà trường có.

Theo qui hoạch thực nghiệm ta chọn miền nghiên cứu là:

ui max = 60 (V) ti max = 0,206( s) t0 max= 16 ( s) ui mi = 40 (V) ti min= 0,157 ( s) t0 min = 7 ( s) Các yếu tố xj thực nghiệm là:

Mức trên : Xị(t) = lnx imax Mức dưới : xi(d) = lnx imin

Mức cơ sở xi(0) = 1/2 (lnx i max + lnx i min)

Khoảng biến thiên là: i = 1/2( lnx i max - lnx i min) Ta lập bảng tính toán:

Bảng 1.10. Các yếu tố đầu vào

Các yếu tố Z1 Z2 Z3

Mức trên 60 0,206 16

Mức dưới 45 0,157 7

Mức cơ sở 55 0,2 12

Khoảng biến thiên 5 0,3 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số thông số chế độ cắt tới ứng suất dư và chất lượng bề mặt khi gia công khuôn trên máy cắt dây JS EDM (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)