Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Lục Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 37 - 41)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Lục Yên

4.1.1.1 vị trí địa lý

Hình 4.1 v trí địa lý ca huyn Lc Yên

Bệnh viện đa khoa huyện Lục Yên được xây dựng trên địa phận thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái. Khu vực xây dựng bệnh viện mang đầy đủ về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của huyện Lục Yên.

Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái gồm 24 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách

thành phố Yên Bái 93km và Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai.

Phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), phía Tây giáp huyện Văn Yên, phía Nam giáp Hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Bắc giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang).

4.1.1.2. Về địa hình

Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.

Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất 1,148m, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình 400. Địa bàn bị chia cắt tạo thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Toàn bộ vùng này là đất đá cổ phong hóa mạnh, rừng tự nhiên còn 50% diện tích, có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và nông nghiệp.

Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700 trở lên, hầu hết vùng núi đá có rừng tự nhiên, độ che phủ rừng hiện tại là 42,6%. Đây là dãy núi đá vôi có nguồn tài nguyên mỏ quý hiếm đã từng bước được đầu tư nghiên cứu, thăm dò và khai thác.

Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất lâm nghiệp.

Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970 sau khi xây dựng nhà máy thủy điện. Lục Yên có 11 xã ven, diện tích mặt nước do huyện quản lý là 1.560,5ha Do địa hình bị chia cắt gây không ít khó khăn chi việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình…

4.1.1.3. Về đất đai

Tổng diện tích tự nhiên : 80.898,36 ha.

Đất nông lâm nghiệp : 69,314,74 ha;

Đất phi nông nghiệp : 7.318,34 ha;

Đất chưa sử dụng : 4.285,95 ha;

Bình quân đất tự nhiên 0,777 ha/người.

4.1.1.4. Về tài nguyên, khoáng sản

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.870 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha, đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha còn lại là các loại đất khác.

Huyện Lục Yên có tài nguyên rừng tự nhiên trên 16.000 ha, rừng trồng trên 21.000 ha ... góp phần tạo nên môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống. Lục Yên có nguồn tài nguyên kháng sản quí hiếm đó là đá quí, đá bán quí, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… đây là những tiềm năng khoáng sản có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.

4.1.1.5. Về nông - lâm nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha trong đó đất thâm canh lúa trên 3.300ha/vụ với vùng thâm canh lúa chất lượng cao như Mường Lai, Minh Xuân, Liễu Đô, Vĩnh Lạc; đất trông cây công nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha còn lại là đất trồng rau màu các loại.

Đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha hàng năm trồng mới từ 1.500 đến 2.000 ha. Diện tích che phủ rừng trên 70%

4.1.1.6. Về Giao thông vận tải

Huyện Lục Yên có hệ thông giao thông khá thuân lợi. Từ trung tâm huyện đi tới các huyện bạn như Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái và các huyện của tỉnh bạn như Hàm Yên - Tuyên Quang, Quang Bình - Hà Giang và Bảo Yên - Lào Cai một cách thuận tiện. Tuyến Quốc lộ 70, tỉnh lộ 171, tỉnh lộ Yên Thế Vĩnh Kiên và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ôtô đi lại thông suốt. Hệ thống giao thông trên đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển dịch vụ thương mại, nâng cao đời sống nhân dân.

Ngoài ra giao thông đường thuỷ qua hồ Thác Bà với huyện Yên Bình được thường xuyên khai thác đặc biệt là các xã phía tây nam của huyện.

4.1.1.7. Về Thương mai - dịch vụ - du lịch

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi như trên huyện Lục Yên có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch

vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng , bưu chính viễn thông….

Là huyện nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với điểm đến là đền Đại Kại, Bình nguyên xanh Khai Trung, Hang Chùa São…thường xuyên thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

4.1.1.8. Về thời tiết khí hậu

Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau).

Nhiệt độ trung bình từ 22 –. cao nhất từ 38 -400 C, thấp nhất từ 2 – 50 C độ ẩm trung bình 68-72%.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1500-2200 mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày.

4.1.2 Điu kin kinh tế - văn hóa, xã hi 4.1.2.1. Tiềm năng kinh tế

Lục Yên có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai, giao thông rất thuận lợi.

Đất đai ở Lục Yên thích hợp trồng các loại cây như: hồng không hạt, cam, quýt, lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai, chè và cây nguyên liệu sợi… Lục Yên có 4 loài vật nuôi chủ lực là trâu, bò, lợn, cá.

4.1.2.2. Về văn hóa – xã hội Diện tích: 807,3km2

Dân số: 105.104 người (năm 2008) Mật độ dân số: 130 người/km2 Huyện lỵ: thị trấn Yên Thế.

Lục yên có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Yên Thế và 23 xã: Tân Phượng, Lâm Phượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mai Sơn, An Lạc, Tô Mậu, Tân Lĩnh, Yên Thắng, Minh Xuân, Mường Lai, Khánh Hoà, Động Quan, Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, Phan Thanh, An Phú và Minh Tiến.

Lục Yên có 16 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, H’Mông.

Người Nùng ở Lục Yên rất thành thạo việc khai thác đất đồi, làm nương rẫy, trồng lúa nước. Vật dụng chủ yếu là công cụ có sức kéo như cày, bừa, hệ thống cọn nước, mương tưới. Ngoài trồng trọt, người Nùng còn chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, lợn, các loại gia cầm và nuôi cá.

Bên cạnh nghề nông, người Nùng vẫn duy trì các nghề mộc (đóng giường, tủ, bàn, ghế), nghề rèn (công cụ sản xuất như dao, cuốc, lưỡi cày), nghề đan lát (đồ dùng, đồ đựng bằng tre, nứa...). Người Nùng Lục Yên ở nhà sàn: 3 gian, 5 gian, 7 gian và một số ít hộ làm nhà đất.

Phụ nữ Nùng mặc áo 5 thân màu chàm, phần thân và tay rất rộng được trang trí thêm miếng vải khác màu ở tay áo và phía trước ngực (thường là vải đen đắp lên), một số ít mặc áo chàm dài quá đầu gối. Nam giới Nùng mặc áo 4 thân dài ngang hông, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và có 4 túi hoặc 2 túi.

Người Nùng rất thích hát đối (Cỏ Lảu) người hát thuộc lòng một số câu hát mẫu và có tài ứng đáp, nhạc cụ phổ biến là đàn tính 2 dây hoặc 3 dây, năo bạt, chũm chọe.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)