GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của một cơ quan (Trang 24 - 29)

3.1.1. Ưu điểm

Nhìn chung Chánh văn phòng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác hoạch định nhân sự của cơ quan.

Cụ thể:

- Trong công tác tổ chức thu thập thông tin: Chánh văn phòng phối hợp với Phòng nội vụ huyện tổ chức thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, nhanh chóng các thông tin về nguồn nhân sự trong cơ quan, làm căn cứ cho lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn về vấn đề này.

- Trong tuyển dụng nhân sự:

Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác tuyển dụng của cơ quan.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, xây dựng thông báo tuyển dụng, quy chế tuyển dụng, biểu mẫu, bảng câu hỏi cho quá trình tuyển dụng một cách minh bạch và khách quan, đúng đắn với nhu cầu tuyển dụng của cơ quan.

Phối hợp với Phòng nội vụ huyện trong quá trình tuyển dụng, tuyển chọn đủ số lượng cán bộ, công chức theo yêu cầu, quyết định của cấp trên. Khi đã tuyển dụng được đáp ứng yêu cầu đặt ra, Chánh văn phòng phối hợp với Phòng nội vụ huyện tiếp nhận các ứng viên vào thử việc và đánh giá ứng viên sau khi thử việc để hoàn tất quá trình tuyển dụng nhân sự.

- Trong công tác đào tạo nhân sự:

Chánh văn phong phối hợp với Phòng nội vụ khảo sát về trình độ của cán bộ, công chức trong cơ quan 1 cách khách quan trung thực, lấy đó làm cơ sở để lựa chọn đối tượng đào tạo và lựa chọn phương pháp cách thức đào tạo. Nhờ vào việc khảo sát thực tế đúng đắn, nhanh chóng công tác đào tao và phát triển nguồn nhân sự của cơ quan ngày càng có chất lượng cao, hầu hết cán bộ, công chức của cơ quan điều có bằng cao đẳng, đại học trở lên và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặt yêu cầu, thực hiện có hiệu quả công việc chính bản than người lao động được giao, từ đó thực hiện tốt được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

Không chỉ vậy mà nguồn nhân sự sao khi đào tạo có thể rễ ràng hơn trong việc sử dụng các thiết bị văn phòng phẩm và giúp thỏa mãn được nhu cầu của chính bản thân người lao động, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động, giúp cơ quan sử dụng tối đa được sức lao động của người lao động.

- Trong tổ chức bố trí và sử dụng nguông nhân lực:

Trong quá trình hoạch định nhân sự trong cơ quan thì việc bố trí sử dụng nhân sự trong cơ quan được thực hiện theo đúng nguyên tắc, đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, bộ phận trong cơ quan.

Nhờ vào sự tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc của bố trí nhân lực và sự khảo sát thực tế nguồn nhân lực đúng đắn và nhanh chóng.

Việc bố trí nhân lực trong cơ quan được thực hiện đúng đắn giúp cho cơ quan đạt được nhiều hiệu quả trong công việc.

Do đã biết được trình độ, yêu cầu và sở thích của người lao động thông qua việc khảo sát và những thông tin thu thập được việc bố trí nguồn nhân sự trong cơ quan đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như yêu cầu của cơ quan.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm của nhà quan trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự ở UBND huyện Si Ma Cai như trên, còn có một vài hạn chế như: Do cơ cấu tổ chức của UBND và các bộ phận, phòng ban trực thuộc nhiều vậy nên việc thu thập thông tin về nguồn nhân sự gặp nhiều khó khăn, sự quản lý nhân sự long lẻo làm cho đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn chế về một số mặt như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ về kiến thức xã hội… Chất lượng nhà quản trị văn phòng chưa được nâng cao. Nhiều vấn đề về nhân sự vẫn còn nan giải, chưa đánh giá chuẩn xác hoàn toàn về nguồn nhân sự trong cơ quan.

3.1.3. Nguyên nhân

Trên đây là những ưu, nhược điểm của xảy ra trong công tác hoạch định nhân sự tại UBND huyện Si Ma Cai. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên

nhân khác nhau, có thể nêu ra hai nguyên nhân cơ bản sau: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân đầu tiên tạo ra sự hạn chế trong sự phát triển vai trò của nhà quản trị văn phòng hiện nay ở nước ta nói chung và huyện Si Ma Cai nói riêng phải nói đến đó là nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người thấp. Điều kiện kinh tế - xã hội với đặc thù là một tỉnh vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại nên việc đầu nâng cao chất lượng của nhà quản trị chưa thực sự được quan tâm và chưa thực sự tạo được nhiều cơ hội cho nhà quản trị phát triển hết năng lực của mình.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vai trò của nhà quản trị văn phòng ở nước ta hiện nay vẫn chưa cụ thể, còn chồng chéo và nhiều bất cập gây ra khó khăn cho hoạt động tuyển dụng tại địa phương.

- Nguyên nhân khách quan

Do huyện là một huyện nghèo ở phía bắc nên nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa nhiều. Cụ thể, Chánh văn phòng huyện vẫn còn hạn chế về năng lực cá nhân, công tác phát triển năng lực của Chánh văn phòng huyện còn chưa được chú trọng, quy hoạch và phát triển nhà quản trị giữa các ngành, lĩnh vực vẫn còn chồng chéo và thiếu mục tiêu định hướng cụ thể dẫn đến tình trạng thiếu nhà quản trị văn phòng có trình độ cao.

Chưa có sự phân quyền, giao quyền rõ ràng trong cơ quan đối với Chánh văn phòng.

Chế độ đãi ngộ chưa thực sự có sự hấp dẫn đối với người lao động, áp lực công việc nhiều, vì vậy nhiều người chưa thực sự muốn làm công việc này.

Công tác tuyển dụng đa phần là qua đài phát thanh địa phương, bằng văn bản đến các UBND xã. Với đặc thù là tỉnh vùng cao, phương tiện đi lại và hệ thống đường xã còn gặp nhiều khó khăn khó khăn nên các đối tượng có nhu cầu dự tuyển cư trú tại vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội nắm được thông tin một cách kịp thời và chính xác.

3.2. Các giải pháp

3.2.1. Đối với cơ quan tổ chức

- Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trong cơ quan phục vụ cho công tác của nhà quản trị

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, khoa học hợp lý.

- Mua các trang thiết bị quản lý nhân sự của UBND bằng các phần mền. Cập nhập liên tục thông tin về nguồn nhân sự mỗi khi có sự thay đổi.

- Thực hiện phân cấp, phân quyền, giao quyền và ủy quyền cho Chánh văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của cơ quan. Việc phân quyền, giao quyền ủy quyền phải rõ ràng, có văn bản giao quyền, ủy quyền cụ thể, tạo nên niềm tin cho Chánh văn phòng khi giải quyết các nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Đối với nhà quản trị văn phòng

- Nâng cao trình độ của Chánh văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự.

Không ngừng học tập, học hỏi thêm các phương pháp, cách thức để hoạch định nhân sự một cách đúng đắn.

- Tăng cường sự giám sát của nhà quản lý đối với Chánh văn phòng, để biết được sự tận tình, chăm chỉ trong công việc hay đùn đẩy tránh trách nhiệm của bản thân cảu nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự - Để có được nguồn nhân lực có hiệu quả nhà quản trị văn phòng cần phải

tăng cường kiểm tra, giám sát đối với những công chức được tuyển dụng.

Qua đó thấy được điểm yếu, điểm mạnh, bất cập trong quá trình tuyển dụng.

Sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân lực hợp lý, thống nhất chặt chẽ.

- UBND liên kết với các trung tâm đạo tào bồi dưỡng cán bộ, công chức và cử Chánh văn phòng, cán bộ, công chức các đơn vị, phòng ban, cơ quan trực thuộc UBND đi bồi dưỡng để nanang cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tiểu kết:

Chánh văn phòng có vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng nhân sự.

Thông qua việc khảo sát thực tế về vai trò của nhà quản trị văn phòng tại UBND huyện Si Ma Cai cho ta thấy được những ưu điểm và nhược điểm của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự và những nguyên nhân gây ra hạn chế đó. Từ đó đưa ra được các phương pháp phù hợp với thực tế tại UBND để khắc phục được những hạn chế và phát huy được điểm mạnh của công tác hoạch định nhân sự trong cơ quan cũng như nâng cao được vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của cơ quan.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của một cơ quan (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w