Các quy định và các yêu cầu

Một phần của tài liệu Cẩm nang Xuất khẩu - Hướng dẫn xuất khẩu VIETNAM – EU (Trang 23 - 32)

5.2 Chuẩn bị cho Xuất khẩu

5.2.3 Các quy định và các yêu cầu

Một bản phân tích thị trường cũng cần đánh giá được các yêu cầu thâm nhập thị trường. Về cơ bản, những yêu cầu này có thể chia thành hai nhóm: Liên quan đến pháp lý và ngoài pháp lý. Nhóm vấn đề liên quan đến pháp lý bao gồm những hàng rào thuế quan (Thuế quan, và những loại thuế khác) và các tiêu chuẩn phi thuế quan như các tiêu chuẩn vệ sinh và kĩ thuật. Đây là những rào cản chính về pháp lý.

5.2.3.1. Các quy định và các yêu cầu pháp lý

Vì EU là một Thị trường Thống nhất, hầu hết những yêu cầu về pháp lý liên quan đến thương mại đều được đưa vào Luật pháp EU. Hai loại văn kiện luật quan trọng nhất trong EU bao gồm: Các Quy định (Regulations): áp dụng ngay lập tức trong tất cả các quốc gia thành viên, và Các Chỉ thị (Directives): phải được đưa vào thành pháp luật quốc gia trước khi có hiệu lực (việc đưa vào thành luật quốc gia là bắt buộc). Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trên:

Các yêu cầu pháp lý:

là các quy định và các chỉ thị thuế quan (thuế quan, các loại thuế

khác) và các tiêu chuẩn phi thuế quan (các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ

sinh)

Các yêu cầu ngoài pháp lý:

là các yêu cầu bên nhập khẩu đòi hỏi bên xuất khẩu phải đáp ứng và việc này có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho bên xuất

khẩu, VD gắn nhãn và mã hàng hóa, trách nhiện XH của doanh nghiệp (CSR) hoặc các

hệ thống quản lí

Xin xem thêm thông tin tại  http://ec.europa.eu/eu_law/index_en.htm

24

Export Helpdesk for Developing Countries

Trang web do Liên minh châu Âu xây dựng, cung cấp hỗ trợ chung và định hướng lớn cho các sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Trang web hỗ trợ để có được những thông tin cần thiết về chế độ ưu đãi nhập khẩu của EU và các liên kết tới các đối tác liên quan trong các hoạt động thương mại của EU và các thông tin luôn được-cập nhật về biểu thuế nhập khẩu. Trang web này là nguồn thông tin tương tác miễn phí, bao gồm các biểu phí hải quan, các tài liệu hải quan, quy tắc xuất xứ, và các số liệu thống kê về thương mại của thị trường EU. Hơn nữa, có thể có được cái nhìn tổng quan về những thay đổi mới nhất.

Centre for the Promotion of Imports from Developing Countries (CBI) là một Cơ quan của Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hà Lan. Trang web này cung cấp thông tin rất có giá trị về thị trường EU cũng như luật pháp quốc gia và EU và các vấn đề khác..

Federation of International Trade Associations

FITA cung cấp những liên kết đến 7.000 trang liên quan đến thương mại. Sở Giao dịch mua/bán là một thị trường giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mang tính quốc tế nhằm đơn giản hoá thương mại quốc tế bằng cách cung cấp đủ điều kiện thương mại hàng đầu về xuất khẩu/chào hàng nhập vàđăng tải ca ta lô mẫu mã.

Bàn xúc tiến nhập khẩu tại sequa phục vụ như một diễn đàn để thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu tại CHLB Đức. IPD kết nối nền kinh tế nhập khẩu Đức với những bên hưởng lợi còn lại của thị trường thương mại toàn cầu. Mục tiêu của IDP là tạo kết nối trực tiếp các lợi ích của các nhà nhập khẩu Đức và của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển hoặc đang quá độ được lựa chọn cụ thể. Do đó, IPD giới thiệu khả năng thâm nhập thị trường mới dễ dàng hơn cho các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển và đang quá độ là những nước thực hiện sản xuất trên cơ sở bền vững.

Market Access Database Đây là một công cụ vận hành quan trọng khác của Chiến lược Tiếp cận thị trường của Liên minh châu Âu. Nó hỗ trợ trao đổi ba chiều thông tin giữa các nước thành viên, các tổ chức EU và doanh nghiệp châu Âu. Cơ sở dữ liệu tiếp cận thị trường là một dịch vụ tương tác, miễn phí và dễ dàng sử dụng, cung cấp thông tin về các điều kiện tiếp cận thị trường ở nước ngoài EU

ITC cung cấp phân tích, thông kê và phát triển các dịch vụ của thị trường, cũng như các thông tin và công cụ hữu ích về thương mại

25

Chỉ thị chung về An toàn Sản phẩm (GPSD)

Chỉ thị chung về An toàn Sản phẩm7 được áp dụng để chắc chắn rằng các sản phẩm tiêu dùng được phân phối đi khắp EU đều an toàn. Bản Chỉ dẫn này áp dụng tiêu chuẩn an toàn chung cho mọi sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm cung cấp dịch vụ, bày bán trên thị trường dành trực tiếp cho người tiêu dùng hay là những sản phẩm khác mà họ có thể gián tiếp sử dụng. Các sản phẩm đã được kiểm định theo các điều khoản cụ thể của pháp luật EU như là Luật thực phẩm chung thì được miễn kiểm tra và được coi là an toàn một khi sản

phẩm đó tuân thủ các điều khoản cụ thể của EU.

- Trong trường hợp không có các quy định nêu trêu, việc tuân thủ của sản phẩm được xác định như sau:

 Tiêu chuẩn tự nguyện quốc gia, các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu;

 Các tiêu chuẩn của quốc gia thành viên ở đó sản phẩm được tiếp thị hoặc bày bán;

 Các quy tắc về tập quán tốt liên quan đến y tế và an toàn;

 Trình độ phát triển khoa học hiện tại;

 Kỳ vọng về an toàn của người tiêu dùng;

 Trách nhiệm của nhà sản xuất và phân phối.

- Nhà sản xuất cũng như nhà phân phối phải tiếp thị/cung

cấp sản phẩm tuân thủ theo các yêu cầu chung về an toàn, cung cấp thông tin và tài liệu liên quan về sản phẩm. Theo GPSD, nhà sản xuất và nhà phân phối phải thông báo ngay lập tức cho cơ quan quản lý từng quốc gia thành viên, khi phát hiện có sản phẩm không an toàn. Những cơ quan đó sẽ xác định xem liệu có nguy cơ nghiêm trọng đối với người tiêu dùng hay không, và nếu có sẽ thực hiện cảnh báo thông qua hệ thống đường dây nóng GPSD về sản phẩm thực phẩm không an toàn (“RAPEX”).

Chỉ thị về trách nhiễm đối với những sản phẩm lỗi8

- Chỉ thị về trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi được đưa ra tại EU vào năm 1985 nhằm bổ khuyết các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm và đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng ở mức cao.

- Phạm vi của chỉ thị áp dụng với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất một cách công nghiệp, dù được phân loại gộp trong nhóm động sản hoặc bất động sản khác hay không. Chỉ thị này không áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp và trò chơi, trừ trường hợp quốc gia thành viên quy định khác.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm không kèm lỗi: áp dụng khi thiệt hại do một sản phẩm bị khiếm khuyết gây ra. Trường hợp có nhiều hơn một người phải chịu trách nhiệm cho cùng một thiệt hại thì đó là đồng chịu trách nhiệm

7http://ec.europa.eu/consumers/consumers_safety/product_safety_legislation/general_product_safety_directive/index_en.htm

8 http://europa.eu/legislation_summaries/consumers/consumer_safety/l32012_en.htm

26

của sản phẩm và mối quan hệ nhân quả, nhưng không yêu cầu phải chứng minh lỗi hoặc lỗi vô ý của nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất.

Miễn trách nhiệm của nhà sản xuất: nhà sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng có người khác đã đưa sản phẩm vào lưu thông, khiếm khuyết gây ra thiệt hại chỉ xuất hiện sau khi sản phẩm đã được lưu thông, sản phẩm không sản xuất nhằm mục đích bán thu lời, trình độ kiến thức khoa học và kỹ thuật tại thời điểm đó không đủ để phát hiện khiếm khuyết trên sản phẩm.

Trách nhiệm của nhà sản xuất không thay đổi khi thiệt hại là do một khiếm khuyết của sản phẩm cũng như do hành vi hoặc thiếu sót của bên thứ ba gây ra.

Thiệt hại được bồi thường: “thiệt hại” được hiểu là tổn thất gây tử vong hoặc thương tật, tổn thất về một hạng mục tài sản để sử dụng/tiêu dùng cá nhân ngoài sản phẩm bị khiếm khuyết.

Chỉ thị không hạn chế bồi thường thiệt hại phi vật chất theo quy định luật pháp quốc gia.

Hết hạn trách nhiệm: Người bị thương tật có thời gian 03 năm để đòi bồi thường. Sau 10 năm đưa sản phẩm vào lưu thông, trách nhiệm của nhà sản xuất sẽ hết hạn.

Các điều khoản giới hạn bảo hiểm: Chỉ thị cho phép các quốc gia thành viên đặt giới hạn tổng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà sản xuất đối với những tổn thất từ việc gây ra tử vong hoặc thương tật do khiếm khuyết tương tự của cùng chủng loại sản phẩm. Giới hạn này có thể không dưới 70 triệu Euro.

Quy định về Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và hạn chế đối với Hóa chất (REACH) 9

REACH bao gồm toàn bộ các hóa chất và/hoặc chất pha chế được kinh doanh tại thị trường EU với mục đích bảo vệ tốt hơn môi trường/sức khỏe, thúc đẩy việc di chuyển tự do các hợp chất/hóa phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh và sáng tạo. Cơ quan điều hành REACH là Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) tại Helsinki, Phần Lan. Cơ quan này đang quản lý việc đăng ký các hợp chất thông qua một cơ sở dữ liệu.

Quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/06/2007 sẽ không chỉ áp dụng đối với bản thân hóa chất là hàng hóa trên thị trường mà còn là những sản phẩm dùng để chứa đựng và/hoặc xả thải hóa chất.

Do thực tế là Quy định này chuyển đổi trách nhiệm đối với việc sử dụng an toàn các hóa chất từ chính phủ các nước EU sang khu vực tư nhân của EU, tác động của việc thực hiện REACH đối với các nhà nhập khẩu và sản xuất hóa chất và/hoặc hợp chất pha chế được coi là rất lớn. Vì vậy, họ khuyến cáo các nhà xuất khẩu và sản xuất hóa chất và/hoặc hợp chất pha chế và các hóa phẩm thải ra hóa chất trong quá trình sử dụng, đang hoạt động ở các nước đang phát triển, cần cập nhật thường xuyên về các yêu cầu cụ thể của REACH cũng như các bước ứng dụng. Năm 2007, Một Chỉ thị Châu Âu dựa trên quy định về hóa chất REACH đã có hiệu lực (Regulation (EC) No 1907/2006).

9 http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:32006R1907:EN:NOT

27

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS)10: Mỗi quốc gia có lợi ích khi thiết lập tiêu chuẩn về nhập khẩu thực phẩm, động vật và thực vật nhằm bảo vệ công dân nước họ khỏi các nguy cơ về sức khỏe. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng khi đặt ở mức quá cao có thể được sử dụng như là một biện pháp bảo hộ sản phẩm trong nước chống lại cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài . Hiệp định WTO về SPS quy định quy tắc thiết lập các mức tiêu chuẩn riêng và thúc đẩy sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Ý tưởng là để chính phủ tự quyết định về mức độ bảo vệ được cho là phù hợp tuy nhiên đề phòng việc lạm dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật. Các biện pháp hạn chế thương mại có thể đã không được áp dụng nếu không vì những lý do về an toàn thực phẩm, sức khỏe vật nuôi cây trồng. Các lý do trên phải được chứng minh một cách khoa học.

Một Cơ sở dữ liệu xuất khẩu đã được thiết lập nhằm giúp phân loại các vấn đề về xuất khẩu. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp một bản đánh giá tổng quan về những khó khăn có thể phải đương đầu. Thông tin chi tiết, hãy truy cập:

http://madb.europa.eu/madb_barriers/indexPubli_sps.htm

Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại (TBT)11: Hiệp định TBT áp dụng các biện pháp về quy định kỹ thuật, thủ tục và tiêu chuẩn tự nguyện. Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật có thể sử dụng nhằm tạo các điều kiện thuận lợi về thương mại nhưng cũng có thể bị lạm dụng thành công cụ bảo hộ và bóp méo thương mại. Do vậy, hiệp định TBT sẽ cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại tự do mà không gây rủi ro cho từng quốc gia. Tất cả các biện pháp thuộc khuôn khổ của SPS và TBT mà lại xa rời các chuẩn mực quốc tế cần phải được điều chỉnh lại một cách khoa học.

Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) 12

Có thể phân biệt một cách tương đối 2 loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau: Bản quyền (quyền tác giả, tác phẩm nghệ thuật) và quyền sở hữu công nghiệp (các quyền kèm theo các dấu hiệu đặc trưng như nhãn hiệu thương mại v.v và các quyền về bằng phát minh như thiết kế sản phẩm v.v) Giả mạo và sao chép bất hợp pháp đang gia tăng nhanh chóng trên khắp thế giới cũng như tại Châu Âu, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế EU. Cải tiến và kiến thức là các yếu tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của Châu Âu. Giả mạo còn hủy diệt uy tín của hàng hóa chất lượng cao, đe dọa sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Các mục tiêu căn bản của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là để khuyến khích cải tiến và sáng tạo, tạo động lực cho đầu tư nghiên cứu và phát triển, thúc đầy cạnh tranh công bằng. Hơn nữa, thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn là vì lợi ích của các nước đang phát triển vì điều này sẽ thu hút các khoản đầu tư mới từ ngành công nghệ cao. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết cần thiết để chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

10 http://www.wto.org/english/tratop_e/sps_e/sps_agreement_cbt_e/c1s4p1_e.htm

11 http://www.wto.org/english/tratop_e/sps_e/sps_agreement_cbt_e/c1s4p1_e.htm

12 www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/trips_e.htm

28

TRIPS là hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Các thành viên ký kết có quyền bình đẳng như nhau về TRIPS, nghĩa là không có các điều kiện giảm nhẹ đối với các nước đang phát triển, ngoại trừ thỏa thuận “loại bỏ từng bước” (phase-out agreement) (xem minh họa dưới đây). Hiệp định quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà nước tham gia ký kết phải nội địa hóa thành luật pháp quốc gia.

Hiệp định TRIPS

Thành viên WTO (những quốc gia mà hiệp định TRIPS agreement có hiệu lực) Các thành viên của hiệp định đồng thời cũng là quốc gia thành viên EU

(source: wikipedia)

IPR tại EU

EU cũng như các quốc gia thành viên đã ký hiệp định TRIPS. Do nền kinh tế EU chủ yếu dựa trên nền công nghệ phát triển cao và lợi thế về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển v.v… nên EU rất ý thức về vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Dường như đang có một thị trường cho hàng giả và sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát triển chưa từng có và ngày càng được tổ chức tốt hơn.

EU rất quan tâm đến việc bảo vệ các ngành công nghiệp và khác hàng của mình; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang tước đi lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp trong khi khách hàng phải sử dụng hàng hóa kém chất lượng, điều này không chỉ gây hoạt động kém hiệu quả mà còn gây nguy cơ đến sức khỏe và an toàn.

Năm 2004, Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng EU đã thông qua một chỉ thị về thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp (2004/48/EC). Năm 2008, một đơn vị mới trực thuộc Ủy ban Châu Âu chịu trách nhiệm về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được thành lập.

5.2.3.1 Các quy định và yêu cầu ngoài pháp lý

Các yêu cầu ngoài pháp lý là các yêu cầu do các nhà nhập khẩu quy định hoặc các yêu cầu mà việc đáp ứng được có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà xuất khẩu, VD: ghi nhãn, đạo đức hành nghề, hoặc hệ thống quản lý. Đặc biệt, các vấn đề xã hội, an toàn, y tế và môi trường ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế. Bên cạnh quy định pháp luật quốc gia và khu vực có hiêu lực, nhà xuất khẩu phải quan tâm xem xét áp dụng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế dù là bắt buộc hay tự nguyện. Hơn nữa, nhiều công ty đã đề ra Chính sách Trách nhiệm xã hội của công ty, trong đó coi trọng các vấn đề xã hội. Có thể thấy các ví dụ về những sáng kiến công nghiệp nhằm nâng cao uy tín của nhà xuất khẩu với người tiêu dùng, đối với các sản phẩm không phải là thực phẩm, có mối liên kết chặt chẽ giữa người tiêu dùng và các tiêu chuẩn môi trường về an toàn và y tế.

Một phần của tài liệu Cẩm nang Xuất khẩu - Hướng dẫn xuất khẩu VIETNAM – EU (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)