Câu15. Thế nào là chức năng lãnh đạo ? Phân tích các đặc điểm của lãnh đạo Lãnh đạo là việc ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định
* Đặc điểm:
- Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm 5 yếu tố:
+ Người lãnh đạo: Là người (hoặc tập thể) thuộc chủ thể quản trị, giữ vị trí vạch ra đường lối, mục đích của hệ thống, họ khống chế và chi phối hệ thống.
+ Người bị lãnh đạo: Là cá nhân, tập thể, các phân hệ và các con người trong hệ thống - phục tùng, thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc tổ chức mà người lãnh đạo đề ra.
+ Mục đích của hệ thống: Là mục tiêu dài hạn mang tính định hướng lâu dài và được cụ thể hoá thành mục tiêu cụ thể và ngắn hạn.
+ Các nguồn lực: Là yếu tố đầu vào cần thiết thuộc phạm vi chi phối, sử dụng của hệ thống; được người lãnh đạo sử dụng để đạt đến các mục tiêu cụ thể.
+ Môi trường của hệ thống: Là các ràng bộc, các rào cản, các hệ thống khác mà hệ thống có tác động biện chứng(phụ thuộc, liên kết, khống chế hoặc loại bỏ).
- Lãnh đạo là một quá trình: Quá trình biến chuyển tuỳ thuộc vào mối quan hệ và cách xử lý mối quan hệ giữa 5 yếu tố trên trong thời gian và không gian nhất định.
- Lãnh đạo là hoạt động mang tính phân tầng: Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực, ảnh hưởng của mình để tạo ra một bộ máy tiến hành các hoạt động quản trị.
- Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền. Nguyên nhân:
+ Người lãnh đạo có quyền lực (đem lại sức mạnh cho người lãnh đạo) khiến cho họ có khả năng chi phối người khác (tiền bạc, thời gian, sức mạnh
của tổ chức,…);
+ Người lãnh đạo là người có thể biến ước mơ bản thân và người khác trong hệ thống thành hiện thực (thu nhập, thăng tiến trong công việc,…);
+ Người lãnh đạo có hấp lực thu hút người khác, khi họ có uy tín (đạo đức, năng lực, phẩm chất ý trí tốt đẹp, lối sống cao thượng…) đem lại niềm tin, là một tấm gương tốt cho mọi người trong hệ thống noi theo. Khi người lãnh đạo không có khả năng bắt người khác phục tùng, thì sự nghiệp lãnh đạo của họ coi như kết thúc.
Câu16. Trình bày thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow. Ý nghĩa của thuyết này đối với nhà quản trị.
* Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo mức độ quan trọng từ dưới lên:
- Nhu cầu sinh học: Là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, đảm bảo cho con người tồn tại như thức ăn, quần áo, nơi ở, hít thở, ngủ, uống, phát triển giống nòi và các nhu cầu khác của cơ thể.
- Nhu cầu an toàn: Là những nhu cầu về sự an toàn thân thể và sự ổn định
trong đời sống, nhu cầu tránh khỏi sự đau đớn, đe dọa và bệnh tật. Nhu cầu này thể hiện sự mong ước có việc làm ổn định, cùng các phúc lợi y tế và sức khỏe,…
- Nhu cầu xã hội (hội nhập): Là những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình và các nhu cầu hội nhập vào cuộc sống xã hội. Những người có nhu cầu hội nhập cao thích được làm những công việc có sự tham gia của nhiều người.
Để giúp các nhân viên thỏa mãn các nhu cầu hội nhập, các nhà quản trị cần khuyến khích họ hợp tác thân thiện, tham gia tích cực vào hoạt động tập thể của doanh nghiệp như hoạt động văn nghệ, thể thao,...
- Nhu cầu được tôn trọng: Là những nhu cầu về lòng tự trọng, cảm nhận về sự thành đạt và sự công nhận của mọi người. Để thỏa mãn nhu cầu này, người ta tìm mọi cơ hội để thành đạt, được thăng chức, có uy tín và địa vị để khẳng định khả năng của mình. Khi nhân viên trong doanh nghiệp được thúc đẩy với nhu cầu được tôn trọng thì họ thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công.
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Là nhu cầu biểu lộ và phát triển khả năng của cá nhân, người đạt tới nhu cầu này là người có thể làm chủ được chính bản thân mình và có khả năng ảnh hưởng đến những người khác, là những người có đức tính như óc sáng tạo.
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn/an ninh. Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu từ bên từ nội tại của con người. Ông cho rằng đầu tiên các nhu cầu cấp thấp nhất hoạt động, nó đòi hỏi được thỏa mãn và như vậy nó là động lực thúc đẩy con người – nó là động cơ. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố động cơ nữa, lúc đó các nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện.
Ý nghĩa của thuyết này đối với nhà quản trị
Con người có những cấp độ khác nhau về nhu cầu. Khi những nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn, một nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ trở thành động lực thúc đẩy. Sau khi một nhu cầu được đáp ứng thì nhu cầu khác sẽ xuất hiện. Kết quả là con người luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và nhu cầu này được thúc đẩy con người thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải biết nhân viên của mình đang ở cấp bậc nhu cầu nào để đưa ra các tác động quản trị phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
Câu17. Thế nào là phương pháp lãnh đạo? Trình bày phương pháp lãnh đạo kinh tế. Liên hệ với phong cách lãnh đạo tương ứng của nhà quản trị.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến người dưới quyền.
- . Phương pháp kinh tế
- Khái niệm: Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hành động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động.
- - Đặc điểm: Phương pháp kinh tế là tác động đến đối tượng quản trị không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến kích về kinh tế, những phương diện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ.
- Người lãnh đạo tác động vào đối tượng bằng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau:
+ Định hướng phát triển hệ thống bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân hệ của hệ thống.
+ Sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn thu hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong hệ thống.
+ Ngày nay xu hướng chung của mọi hệ thống là mở rộng việc áp dụng các phương pháp kinh tế. Để làm điều đó cần chú trọng một số vấn đề quan trọng sau đây:
- + Áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn kiền với việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, thưởng…
- + Áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản trị.
+ Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi các cán bộ quản trị có đủ trình độ, năng lực về nhiều mặt. Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản trị phải hiểu biết và thông thạo các vấn đề kinh tế đồng thời có phẩm chất đạo đức vững vàng.
Liên hệ phong cách lãnh đạo tương ứng:
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Câu18. Thế nào là phương pháp lãnh đạo? Trình bày phương pháp lãnh đạo hành chính. Liên hệ với phong cách lãnh đạo tương ứng của nhà quản trị.
. Phương pháp hành chính
- Khái niệm: Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào
các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản trị. Về phương diện quản trị, nó biểu hiện mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng.
Đặc điểm:
+ Các phương pháp hành chính trong quản trị chính là các tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi con người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng;
+ Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo 2 hướng: Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị;
+ Các phương pháp hành chính đòi hỏi người lãnh đạo phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.
+ Đối với những quyết định hành chính thì bắt buộc phải thực hiện, không được lựa chọn. Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định mới có quyền hạn thay đổi quyết định.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản trị rất to lớn. Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp quản trị khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống nhanh chóng.
Liên hệ với phong cách lãnh đạo tương ứng:
...
...
...
...
...
...
...
...
...