1. Kiến thức:
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
- Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.
2. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
3. Thái độ:
- Rèn tính tích cực, tự giác trong học tập. Có ý thức tìm các biện pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí.
II. CHUẨN BỊ Mỗi nhóm học sinh:
- 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước - 1 chiếc đinh - 1 miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh - Hình vẽ tàu ngầm - 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Ồn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
*Câu hỏi:
1. Lực đẩy Ác- si – mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? (6đ)
2. Vật đứng yên chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ như thế nào? (4đ)
*Đáp án:
1. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vạt chiếm chỗ.
2. Vật đang đứng yên chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục đứng yên.
3. Bài mới:
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (1ph)
- HS có thể dự đoán - GV: Tại sao kim rất nhỏ so với thuyền nhưng khi thả vào trong nước thì kim lại chìm, còn thuyền lại nổi?
- GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ xét kĩ xem khi nào vật nổi, khi nào vật chìm.
Họat động 2:Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm (15ph).
- HS: Nêu phương và chiều của từng lực?
- HS lên bảng trình bày
- GV: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? (C1)
- Nêu phương và chiều của từng lực?
- GV: Chốt lại vấn đề sau khi HS trả lời đúng, nếu sai thì điều chỉnh.
- GV: Em hãy biểu diễn những lực này
I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm
- P > FA Vật chìm (vật chuyển động xuống dưới ).
- P = FA Vật lơ lửng (vật đứng yên).
- P < FA Vật nổi(Vật chuyển
- HS họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV.
- Lớp dầu ngăn cản việc hòa tan õi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết.
- Ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thong không khí ( sử dụng quạt gió, các ống khói..)
+ Hạn chế các khí thải độc hại + Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa. Đồng thời coa biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu.
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C2
- GV: Gọi HS ở dưới nhận xét - Chốt lại điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
*GDBVMT: Đối với các chất lỏng không hòa tan trong nước, chất nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì sẽ nổi. Khi khai thác và vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?
- Chất khí thải do sinh hoạt và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường như thế nào?
- Nêu các biện pháp khắc pphục các ảnh hưởng trên?
động lên trên mặt nước).
Họat động 3: Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (15phút)
- HS: Họat động theo nhóm thực hiện các yêu cầu của GV
- HS: Thảo luận nhóm C3, 4, 5, nêu phương án trả lời; nhận xét;
bổ sung, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.
- ĐVĐ: Như ở trên ta đã thấy, khi FA > P thì vật nổi lên. Cuối cùng vật nổi hẳn trên mặt thoáng cuả chất lỏng thì sẽ chuyển động như thế nào?
- GV: Khi vật đứng yên trên mặt chất lỏng thì quan hệ giữa P và FA sẽ như thế nào?
- Ta đã biết P không đổi. Vậy lên đến mặt nước FA lại giảm đi - GV: Gợi ý thêm. Hãy quan sát phần miếng gỗ nổi trên mặt nước
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3, 4, C5
- GV:Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy ác- si – mét được tính như thế nào?
II. Độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
F = d.V Trong đó:
+ F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét + d: Trọng lượng riêng của chất lỏng
+ V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng
- GV: tiếp tục cho HS thảo luận C6 để rút ra chú ý.
Họat động 4: Vận dụng – Củng cố (7ph) C8. d (Hg) = 136 000 N/m3
d (sắt) = 78 000 N/m3 d (gỗ) = 8 000 N/m3
- Cho HS làm C7, 8, 9
- Nhúng vật trong chất lỏng thì có thể xảy ra những trường hợp nào với vật? So sánh P và FA? - Vật nổi lên mặt chất lỏng thì vật phải có điều kiện nào?
- Đọc ghi nhớ trong SGK IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2ph)
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK) - Đọc trước bài: Công cơ học
+ Khi nào có công cơ học.?
+ Công thức tính công cơ học?
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
--- --- ---