Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng amoni trong nước đến hiệu lực khử trùng nước của dung dịch oxy hóa (Trang 25 - 29)

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhóm nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện hoạt hóa của Viện khoa học vật liệu được hình thành từ năm 2000 trên cơ sở hợp tác khoa học theo Nghị đinh thư giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Những thiết bị điện hoạt hóa đầu tiên được nhập nguyên chiếc từ Liên bang Nga đã được ứng dụng thử nghiệm tại bệnh viện, cơ sở chế biến thủy sản, trạm cấp nước... theo như hướng dẫn của các nhà khoa học LB Nga. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm tại Thực tiễn Việt Nam, các thiết bị này đã bộc lộ những nhược điểm cần phải khắc phục:

- Nguồn điện không phù hợp với khí hậu nhiệt đới nên vận hành không ổn

định, tuổi thọ không cao không phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

- Nguồn nước của Việt Nam đa phần có độ cứng cao nên điện cực đễ bị đóng cặn dẫn đến vận hành không ổn định, tuổi thọ của điện cực bị giảm đáng kể.

Chính vì những lý do đó, thiết bị điện hoạt hóa đã được các cán bộ kỹ thuật Việt Nam tự thiết kế chế tạo trên cơ sở nhập buồng hoạt hóa điện hóa của LB Nga. Khi đó, hệ thống điện được làm mới hoàn toàn và thiết bị được thêm khối xử lý nước đầu vào như trên hình 2.4.

Hình 2.4 Sơ đồ khi thiết b đin hot hóa

Từ năm 2002, nhóm cán bộ nghiên cứu về công nghệ điện hoạt hóa chuyển sang Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và thành lập Phòng Công nghệ điện hóa môi trường-chuyên nghiên cứu chế tạo thiết bị điện hoạt hóa và ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Các thiết bị điện hoạt hóa được chế tạo tại Viện Công nghệ môi trường mang tên ECAWA đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Từ các ứng dụng thực tiễn nhóm tác giả đứng đầu là PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu đã công bố một loạt công trình ứng dụng công nghệ: ứng dụng trong chăn nuôi qui mô trang trại (Nguyễn Hoài Châu và cs, 2008)[4], ứng dụng công nghệ điện hoạt hóa trong chế biến thủy sản (Nguyễn Hoài Châu và cs, 2008)[5,6], ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm giống (Nguyễn Văn Hà và cs, 2008)[7], ứng dụng công nghệ trong y tế (Nguyễn Văn Hà và cs, 2009)[8], ứng dụng công nghệ trong giết mổ gia súc gia cầm (Nguyễn Văn Hà và cs,

2010)[9] và xây dựng các định hướng nghiên cứu mới trong tương lai ( Ngô Quốc Bưu và cs, 2010)[10]. Trên hình 2.5 minh họa một số thiết bị đã được lắp ráp ứng dụng tại hiện trường.

Hình 2.5: Thiết b đin hot hóa mang tên ECAWA được lp đặt ti hin trường Tuy Viện Công nghệ môi trường đã nghiên cứu chế tạo nhiều thiết bị điện hoạt hóa nhưng có một thực tế là các thiết bị mới chỉ sử dụng một loại buồng điện hóa cỡ nhỏ FEM 3 nên công suất không lớn, giá thành vận hành cao nên phạm vi ứng dụng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiếp tục sử dụng các loại buồng điện hóa cỡ lớn để thiết kế chế tạo thiết bị có công suất lớn và mở rộng phạm vi ứng dụng ra lĩnh vực khử trùng cho các trạm lý nước cấp là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng amoni trong nước đến hiệu lực khử trùng của dung dịch oxy hóa ” là một nội dung trong chương trình nghiên cứu về Dung dịch oxy hóa của Phòng Công nghệ hóa lý môi trường – Viện Công nghệ môi trường, nhằm ứng dụng rộng rãi Dung dịch oxy hóa vào các lĩnh vực của đời sống. Cụ thể, trong vấn đề xử lý nước, khử trùng nước có liên quan đến nội dung này, các Đề tài Dự án đang được nghiên cứu và ứng dụng là: “Nghiên cứu thiết kế thiết bị khử trùng bằng dung dịch oxy

hoá điều chế tại chỗ cho các trạm cấp nước công suất 1.000 m3/ngày và chế tạo hệ thống đồng bộ cấp nước sạch công suất 200 m3/ngày phục vụ cho nông thôn mới”, “Chế tạo thiết bị khử trùng các dụng cụ thí nghiệm cho các phòng thí nghiệm sinh học và y học”. Hiện nay, Anolit vẫn đang được nghiên cứu ứng dụng để áp dụng vào đời sống trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng amoni trong nước đến hiệu lực khử trùng nước của dung dịch oxy hóa (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)