9. TỔ CHỨC THI CÔNG
9.5 Biện pháp thi công các hạng mục chủ yếu
Ván khuôn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Ổn định, không biến hình khi chịu tải do trọng lượng và áp lực ngang của vữa bê tông mới đổ cũng như tải trọng khác trong quá trình thi công nhằm đảm bảo đường bao kết cấu đúng thiết kế .
Phải ghép kín tránh không cho vữa chảy ra .
Đảm bảo không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bê tông .
Độ võng của các bộ phận chịu uốn của ván khuôn không được vượt quá 1/400 chiều dài tính toán đối với các bộ phận bố trí ở bề mặt ngoài và 1/250 chiều dài tính toán đối với các bộ phận khác .
Bảo đảm đặt cốt thép và đổ bê tông được an toàn và thuận tiện .
Phải dùng được nhiều lần cho các bộ phận kết cấu cùng kích thước . 9.5.2 Công tác bê tông
Vết dừng thi công khi đổ bê tông được quy định cụ thể trong các bản vẽ của từng hạng mục kết cấu .
Nhiệt độ môi trường khi đổ bô tông : chỉ được độ bê tông khi nhiệt độ môi trường không quá 300C.
Bảo dưỡng bê tông: bê tông sau khi đổ xong, ngay khi se vữa phải nhanh chóng phủ đậy và tưới nước bảo dưỡng liên tục trong thơi gian thông thường là 7 ngày, khi phủ đậy không làm tổn thương và bôi bận bề mặt bê tông.
Nước để bảo dưỡng bê tông phải cùng loại nước đổ bê tông. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 5592-1991.
Thời điểm tháo ván khuôn được khống chế bởi 2 điều kiện sau:
o Sau khi bê tông đã đạt ít nhất 70% cường độ quy định của bê tông.
o Sau 15 ngày kể từ khi đổ xong bê tông.
9.5.3 Công tác chế tạo dầm BTCT L=33.00 m và việc tổ chức vận chuyển
Dầm được chế tạo sẵn tại công xưởng .
Công tác vận chuyển dần được thực hiện như sau : Dầm được vận chuyển bằng xà lan theo đường thủy tới hiện trường .
Thực hiện việc nghiệm thu dầm theo hai giai đoạn : sau khi chế tạo xong dầm và trước khi lao lắp dầm vào vị trí thiêt kế .
Do đây là dầm chế tạo ở quy mô công nghiệp nên các vấn đề chất lượng bê tông, cốt
thép, bố trí cốt thép, công tác tạo dự ứng lực sẽ do đơn vị chế tạo chịu trách nhiệm . Nội dung công tác nghiệm thu chỉ là việc kiểm tra :
o Kích thước đường bao ngoài .
o Vị trí các lỗ xỏ cốt thép dầm ngang . o Độ vồng chế tạo .
o Độ cong vênh.
o Bề mặt bê tông o Các vết nứt.
9.5.4 Công nghệ thi công cọc khoan nhồi
Trình tự thi công cọc khoan nhồi được mô tả tám tắt theo 6 bước như sau:
Bước 1:
Tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung và khoan lấy dất bên trong đến cao độ thiết kế. giữ ổn định thành vách đất trong quá trình khoan tạo lỗ bằng vữa Bentonit.
Các thông số chủ yếu của vữa Bentonit thường được khống chế như sau:
o Dung trọng : 1.05 1.15.
o Độ nhớt : 35 sec ( phương pháp phiễu 500/700cc).
o Hàm lượng cát : < 6% . o Độ Ph : 7 9.
Tuy nhiên cần tùy theo chỉ tiêu của từng loại dất củ thể mà chọn thành từng vữa Bentonit cho phù hợp .
Ống vách khi thi công cọc khoan nhồi cần đưa qua khỏi lớp đất yếu bề mặt . Chiều sâu hạ ống vách sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể để đảm bảo thành hố khoan không bị sập và sẽ do Nhà Thầu và Tư Vấn giám sát chọn .
Trong quá trình khoan tạo lỗ cần phải luôn tiến hành kiểm tra theo dõi tình trạng lỗ khoan như :
o Đo từng mức cao độ đáy lỡ khoan và kèm theo so sánh địa tầng thực tế khoan so với hồ sơ địa chất
o Đo đường kính thực tế và độ thẳng đứng của lổ khoan ; trạng thái thành lỗ khoan.
Bước 2:
Xử lý cặn lắng dưới đáy lỗ khoan bằng thổi rửa kết hợp xói hút: toàn bộ đất bùn lẫn Bentonit ở dạng mềm nhão lắng dưới đáy lỗ khoan đều phải được vét hết.
Kết thúc cảu việc xử lý cặn lắng được xác định như sau:
o Tạp chất được lấy lên cuối cùng phải là đất nguyên thổ của nền.
o Cao độ đáy lỗ khoan khi kết thúc công tác xử lý cặn lắng tối thiểu phải bằng hoặc sâu hơn so cao độ trước khi xử lý.
Việc kiểm tra lần cuối cùng thực hiện trước khi đổ bê tông 15 phút.
Lỗ khoan đầu tiên của mỗi trụ, mố sẽ được kiểm tra SPT lớp đất tại đáy hố khoan sau khi xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan và trước khi đổ bê tông để quyết định chính thức chiều dài cọc của từng trụ (SPT ≥ 30).
Bước 3:
Hạ khung cốt thép cọc vào trong lòng lỗ khoan: các lồng cốt thép được hạ lần lượt theo từng lồng và liên kết giữa các lồng được thực hiện bằng liên kết hàn hoặc buông theo nguyên tắc liên kết phải đảm bảo chịu được trọng lượng bản thân cảu các khung cốt thép thả xuống trước đó và ngoài ra còn đảm bảo điều kiện thẳng đứng cảu lồng cốt thép trên suốt chiều dài cọc. Chú ý mối hàn cấu tạo giữa cốt thép đai, cốt định vị và cốt thép chủ cần đảm bảo để không gây cháy cốt thép. Đơn vị thi công có thể xét xử dụng loại mối nối tạo ren (coupler) thay cho mối nối buộc và hàn nêu trên.
Lồng cốt thép cọc phải luôn đảm bảo khe hở với thành bên lỗ khoan theo thiết kế, do đó cần đặt các khung cốt thép và các con kê định vị. Cự ly giữa các mặt cắt đặt khung định vị khoảng từ 2-4m và bố trí trên suốt chiều dài cọc. Số lượng con kê trên 1 mặt cắt đặt khung định vị của lồng cốt thép là từ 4-6 cái và kết hợp với 1 khung cốt thép. Sau khi lắp dựng khung cốt thép xong nhất thiết phải kiểm tra cao độ đầu của cốt thép chủ.
Bước 4:
Kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15 phút trước khi đổ bê tông.
Bước 5:
Đổ bê tông M300 lấp lòng lỗ khoan theo phương pháp vữa dâng rút ống thẳng đứng.
Một số yêu cầu kỹ thuật với công tác bê tông:
o Để đạt bê tông mác M300 theo thiết kế, cấp phối bê tông nên được thiết kế để cường độ chịu nén mẫu lập phương cạnh 15cm ở 28 ngày đạt lớn hơn M300 (có thể tham khảo hướng dẫn của quyết định 166-QĐ cho trường hợp đổ bê tông dưới nước tăng thêm 10% cường độ).
o Thường dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt khoảng 13cm17cm. Nhất thiết phải đổ hết bê tông trong thời gian 1 giờ sau khi trộn xong nhằm tránh hiện tượng tắc ống do tính lưu động của bê tông giảm.
o Tốc độ đổ bê tông thích hợp vào khoảng 0.6m3/phút. Trong 1 giờ tối thiểu phải đổ xong 4m dài cọc. Trong quá trình đổ bê tông đáy ống đổ cần cắm sâu dưới bề mặt bê tông > 2m để đề phòng bê tông chảy từ đáy ống đổ ra không bị trộn lẫn đất bùn và bentonite trên bề mặt bê tông. Tuy nhiên tránh cắm quá sâu làm bê tông khó thoát ra gây tắc ống đổ.
o Trong quá trình đổ bê tông cần thường xuyên thực hiện các công việc kiểm tra sau: luôn kiểm tra độ sụt của bê tông của từng cối trộn; đo cao độ dâng lên của mặt bê tông trong lỗ sau mỗi lần đổ và đối chiếu với khối lượng bê tông thực tế đổ. Từ đó xem xét để quyết định mức độ nhấc ống đổ lên; kiểm tra dây đo mặt dâng lên của bê tông tránh trường hợp dây bị dẫn dài ra trong quá trình đo; lưu ý phòng ngừa tốc độ đổ bê tông trong ống đổ bị giảm khi đổ bê tông phần trên của cọc.
Phần bê tông trên đỉnh cọc khoan nhồi sau khi kết thúc công tác đổ bê tông thường có lẫn tạp chất và bùn nên cọc thường được đổ vượt lên tối thiểu khoảng 1.2m sao với cao độ đáy bệ. Phần bê tông đổ vượt này sẽ được đục bỏ hết đến cao độ thiết kế sau đó dùng nước rửa sạch mạt đá,cát bụi trên đầu cọc.
Bước 6:
Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công và hoàn thiện cọc.
Công tác đánh giá chất lượng cọc bao gồm các công việc sau:
o Tòan bộ các cọc được kiểm định bằng phương pháp siêu âm. Ống dùng để siêu âm bằng thép đảm bảo không bị phá hoại do áp lực vữa trong quá trình đổ bê tông. Mỗi cọc gồm 4 ống đặt sát theo vành cốt thép dọc chủ tạo thành đỉnh của hình vuông: 3 ống đường kính trong 60mm; 1 ống đường kính trong 114mm. Chiều dài ống xuyên suốt từ đỉnh cọc đến cách mũi cọc 20cm (đối với ống cú ỉ=60mm) và 50cm (đối với ống cú ỉ=114mm). Đỏy ống cần được bịt kín để tránh bùn, vữa bê tông hoặc tạp chất chui vào lòng ống.
Đầu tiên cần nhô cao hơn điểm dừng đổ bê tông cọc khoảng 50cm và cũng được bịt kín.
o Toàn độ các cọc sẽ được kiểm tra mức độ lắng đọng mùn dưới mũi cọc sau khi đổ bê tông. Để kiểm tra sẽ khoan thủng qua phần bê tông dưới mũi ống ỉ114mm cho tới lớp đất nền nguyờn dạng dưới mũi cọc. Đo kiểm tra mức
độ mùn bằng lấy mẫu. Nếu độ mùn dưới mũi cọc vượt quá mức quy định trong quy trình thì cần phải xử lý. Biện pháp xử lý sẽ được quyết định cho từng trường hợp cụ thể tuỳ theo mức độ lắng đọng mùn, loại mùn…
o Ngoài 2 công tác kiểm tra nêu trên còn dự phòng khoảng 2% số cọc sẽ được kiểm tra bổ sung bằng khoan lấy mẫu và nén mẫu trên suốt chiều dài cọc nếu trong quá trình thi công cọc có hiện tượng bất thường và kết quả siêu âm cọc phát hiện có những dấu hiệu nghi ngại.
Hoàn thiện đập sửa đầu cọc trước khi thi công bệ móng.
Chú ý: Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công các công đoạn sau:
o Đặt ống vách o Khoan tạo lỗ
o Bơm dung dịch bentonit.
o Thổi rửa đáy hố khoan.
o Kết quả đóng SPT.
o Đặt lồng thép.
o Đặt ống đổ bê tông.
o Rút ống vách.
o Thể tích bê tông cho từng cọc.