9. TỔ CHỨC THI CÔNG
9.7 Thi công các hạng nục chủ yếu phầm đường đầu cầu
Để đẩy nhanh tiến độ có thể thi công xử lý nền đường, đắp đất thân nền đường đồng thời với thi công mố. Tuy nhiên việc đắp các xử lý nền chỉ được thi
công sai khi làm xong bệ mố cầu nhằm tránh những tình huống bất lợi cho kết cầu mố. Đồng thời phải đảm bảo đoạn nền đường xử lý đạt cố kết hoàn toàn trước khi đưa công trình vào sử dụng. Vấn đề này cần phải đặc biệt lưu ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công công trình.
9.7.1 Thi công cống ngang
Để tổ chức thi công nền và mặt đường được thuận tiện, phần cống thoát nước ngang nên được làm trước 1 bước trước khi thi công đắp thân nền đường.
Kết cấu ống cống được thiết kế đúc sẵn trong xưởng vì vậy khối lượng công tác ở hiện trường còn lại chủ yếu là thi công móng, lắp đặt ống cống và làm cửa cống. Trình tự thi công như sau:
Đào hố móng.
Đóng cọc tràm gia cố móng cống.
Thi công móng, lắp đặt ống cống.
Thi công đầu cống.
Đắp cát lưng cống.
Khi đào hố móng và thi công ống thoát nước tại những khu vực đó, nhất thiết phải làm rào chắn để đảm bảo an toàn cho người và xe cộ qua lại.
9.7.2 Thi công nền đường
Trình tự theo các bước chính như sau:
Phát quang, chặt nhổ các cây bụi theo qui định, dọn mặt bằng thi công.
Vét hữu cơ đối với phần nền đường mở rộng.
Trải vải địa kĩ thuật lót để ngăn cát lẫn vào bùn. Phần ghép nối giữa 2 tấm vải phải chồng lên nhau ít nhất là 0.5m.
Đắp cát và thic ông bấc thấm:
o Đối với các đoạn qua ao mương, trước khi đắp cát cần đắp bờ bao, hút hết nước và chuẩn bị mặt bằng.
o Lớp cát đầu tiên được thi công bằng cách đắp lấn, chiều dày khoảng là 0.5m, vật liệu đắp bằng cát đệm hạt trung thoát nước.
o Thi công cắm bấc thấm bằng máy chuyên dụng đúng theo đường kính, chiều dài và cự ly theo hồ sơ thiết kế.
o Đắp tiếp xúc lớp hạt cát trung và cát mịn kết hợp dừng chờ cố kết theo giai đoạn
(xem biểu đồ đắp và gia tải quy địng trong bản vẽ). Công việc này chỉ được tiến hành sai khi thi công xong bệ mố.
Dở tải: Khi nền đường đạt độ cố kết và tốc độ lún theo thiết kế, tiến hành dỡ tải đến cao độ đáy lớp kết cấu áo đường.
Tổng thời gian dừng chờ tính từ khi kết thúc việc thi công bấc thấm đến khi dỡ tải để thi công kết cấu áo đường theo dự kiến khoảng 10 tháng (trong đó thời gian đắp dự kiến khoảng 2 tháng).
Lưu ý:
o Trong quá trình đắp thân nền đường và gia tải phải liên tục bù lún để đạt cao độ quy định ở từng bước như trên.
o Chế độ đắp - nghỉ theo các quy định nêu trên được tính toán trên cơ sở lý thuyết. Trong quá trình thi công phải căn cứ theo kết quả quan trắc
lún thực tế tại hiện trường để điều chỉnh chế độ đắp – nghỉ cho phù hợp.
Trước khi dỡ tải để thi công kết cấu áo đường, Đơn vị thi công phải cung cấp kết quả quan trắc lún cho Tư vấn thiết kế để kiểm tra đối chứng với kết quả tính toán.
o Trong quá trình thi công đắp nền đường phải kết hợp đắp lớp sét bao taluy, làm các vị trí thoát nước thân nền cát bên trong để tránh sạt lở và rửa trôi mái taluy.
o Khi triển khai thực hiện cần phải phối hợp với gối thầu tuyến.
Ghi chú:
Trong quá trình khai thác nền đường vẫn tiếp tục lún theo thời gian, tuy nhiên theo tính toán dộ lún cố kết còn lại nằm trong giới hạn cho phép; tốc độ lún không ảnh hưởng đến an toàn khai thác, nứt gãy mặt đường. Độ lún này sẽ được bù phụ thường xuyên trong quá trình khai thác qua các đợt duy tu, bảo dưỡng thường xuyên mặt đường.
Quan trắc lún trên toàn đoạn tuyến để kiểm tra đối chứng với kết quả tính toán theo dự báo và làm cơ sở nghiệm thu khối lượng (Đơn vị thi công phải thường xuyên cung cấp kết quả quan trắc cho các bên liên quan xem xét trước khi chuyển giai đoạn hạng mục) đặc biệt là trước khi thi công kết cấu áo đường.
Đối với cát đắp nền: đắp cao hơn cao độ thiết kế bằng chiều dày bù lún dự báo, thông qua quan trắc lún sẽ hiệu chỉnh chiều dày phòng lún để phù hợp vơi thực tế (chiều dày bù lún dự báo tại các mặt cắt ngang chi tiết xem bảng biểu sau phần thuyết minh).
Theo dõi biến dạng nền đường:
Quan trắc lún: Bố trí mặt cắt quan trắc lún tại các vị trí sau: cọc C8A (Km 7+883.00), cọc M1 (Km 7+906.10), cọc M2 (Km 8+072.14), cọc C11A (Km 8+091.84), cọc C15 (Km 8+200), cọc C21 (Km 8+350). Trên một mặt cắt quan trắc lún bó trí 3 tiêu, một tiêu tại tim, 2 tiêu còn lại bố trí cách vai đường 1m, cụ thể xem bảng vẽ “mặt bằng bố trí bấc thấm”. Các tiêu này sẽ được dỡ bỏ khi bắt đầu thi công lớp móng cấp phối đá dăm, kể từ đó trở đi, trị số lún sẽ được xác định theo cao độ lớp mặt. Việc quan trắc lún được thực hiện bằng máy thủy bình. Trình tự quan trắc được thể hiện như sau:
o Trong suốt quá trình thi công từ khi bắt đầu đắp lớp đệm cát đến khi đắp thân nền đường đến cao độ thiết kế: mỗi ngày quan trắc 1 lần;
o Sau khi dỡ tải: mỗi tuần 1 lần.
o Sau khi thi công xong kết cấu áo đường: 1 tháng 1 lần.
Quan trắc chuyển vị ngang: Bố trí trong phạm vi đoạn xử lý nền, cụ thể xem bản vẽ “mặt bằng boế trí bấc thấm”. Tại các mặt cắt quan trắc lún, phía ngoài chân taluy đường bố trí 2 cọc: cọc đầu tiên cách ch6n taluy 1m, cọc thứ 2 cách cọc đầu 5m, cọc thứ 3 cách cọc thứ 2 là 10m. Việc quan trắc được thực hiện bằng máy kinh vĩ chính xác theo phương pháp tam giác đạc với 2 đỉnh cố định nằm ngàoi phạm vi ảnh hưởng của tải trọng đắp. Đồng thời phải đo cao độ đỉnh cọc tiêu để biết đắp có bị trồi hay không. Thời gian quan trắc tương tự như quan trắc lún.
Tốc độ lún và chuyển vị ngang cho phép: Trong quá trình thi công trên những đọn đắp cao, cần thường xuyên quan trắc lún và dịch chuyển ngang dưới đáy nền đường. Các kết quả quan trắc cần được lập thành biểu đồ để tiện theo dõi. Nếu độ lún và độ dịch chuyển ngang biến thiên đột ngột thì lập tức dừng thi công để làm rõ nguyên nhân. Nếu có dấu hiệu mất ổn định nền cần lập tức dỡ tải để tránh việc tiếp tục mất ổn định. Các quy định về biến dạng nền tối đa như sau:
o Tốc độ lún ở đáy nền đường đắp không được vượt quá 5mm/ ngày- đêm.
o Tốc độ chuyển vị ngang tại 2 bên nền đường đắp không được quá 5mm/ ngày-đêm
Theo dõi chuyển vị của mố trong quá trình thi công
Khi thi công xong bệ mố, bố trí một điểm trên thân mố để tiến hành quan trắc chuyển vị ngang của mố. Chế độ quan trắc giống chế độ quan trắc biến dạng của nền đường. Khi có chuyển vị vượt múc cho phép hoặc chuyển vị đột ngột nhà thầu phải báo cáo ngay cho các bên để có biện pháp xử lý.
Yêu cầu về độ chặt của nền đường:
Độ chặt lớp cấp phối đá dăm: K ≥ 0.98 (Proctor cải tiến)
Độ chặt của nền đường:
o Đối với 50 cm sát lớp kết cấu áo đường: K ≥ 0.98 (Proctor cải tiến) o Dưới 50 cm sát lớp kết cấu áo đường: K ≥ 0.95
9.7.3 Thi công các lóp kết cấu áo đường
Thi công lớp vải địa kỹ thuật lót đáy kết cấu áo đường: Lớp vải địa kỹ thuật được trải trực tuyến trên lớp K98.
Thi công lớp cấp phối đá dăm: Lớp cấp phối đá dăm của các kết cấu áo và lề đường cần được thi công thành từng lớp theo tiêu chuẩn 22TCN 334-06.
Thi công lớp bê tông nhựa: Lớp bê tông nhựa được thi công bằng bộ thiết bị chuyên dùng. Trước khi rải bê tông nhựa cần tưới nhựa thấm bám lên mặt lớp cấp phối đá dăm. Công tác thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa phải tuân theo Quy trình 22TCN 249-98.
Thi công láng nhựa tiêu chuẩn 3.5kg/m2 (đường đảm bảo giao thông): thực hiện theo Quy trình 22TCN 271-2001.
9.7.4 Thi công hoàn thiện mái ta luy
Sau khi nền đường đã đạt cố kết theo đúng yêu cầu thiết kế, tiến hành thi công hoàn thiện mái taluy nền đường.
9.7.5 Công tác hoàn thiện
Công tác hoàn thiện bao gồm các hạng mục: sơn, kẻ mặt đường; lắp đặt cọc tiêu, biển báo.
Trước khi sơn cần làm sạch, khô mặt đường, không có màng bụi đất.
Các vạch sơn phải thẳng nét, ngay hàng, lớp sơn phải màu trắng đồng đều, các cạnh cảu vạch sơn phải rõ nét, gọn , thẳng.
Lưu ý: Việc thi công các hạng mục thuộc phần cầu và các hạng mục thuộc phần đường hai đầu cầu thể được thực hiện đồng thời. Tuy nhiên phải thi công bệ mố trước khi đắp cát nền đường nhằm tránh gây bất lợi cho cọc mố.