Lợi thế của Cảng Nam Vân Phong

Một phần của tài liệu Khai thác cảng Đườnggiải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng nam vân phong (khánh hòa) (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẢNG NAM VÂN PHONG (KHÁNH HÒA)

3.1. Lợi thế của Cảng Nam Vân Phong

Cảng Vân Phong có nhiều lợi thế so với các cảng trong nước cũng như trên thế giới nên nếu tận dụng được những lợi thế này thì Vân Phong sẽ đóng góp rất lớn cho ngành hàng hải nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

3.1.1. Về đặc điểm tự nhiên

Thứ nhất, Vân Phong là một vịnh kín gió. Vịnh Vân Phong có khu vực

Đầm Môn là khu vực có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Bắc và phía Đông, có đảo Hòn Lớn che phía nam nên không có sóng mạnh và tránh được gió. Đây là cảng có độ kín gió tốt nhất Việt Nam. Trong khu vực Đầm Môn có mặt nước rất yên tĩnh, tốc độ dòng chảy khoảng 20-25cm/giây rất an toàn cho tàu ra vào cảng.

Thứ hai, diện tích của cảng Vân Phong đủ để trở thành một cảng lớn trên

thế giới. Vịnh Vân Phong có diện tích mặt nước chừng 430 km2, trong đó có

khoảng 35km2 ở khu vực Đầm Môn là để dùng làm cảng trung chuyển container quốc tế. Với diện tích 35km vuông có thể tạo ra chiều dài chừng 70km cầu cảng để đón tàu vào bốc xếp hàng. Nếu kết hợp được cách thiết kế của cảng Busan của Hàn Quốc, cảng Rotterdam của Hà Lan và cảng Thâm Quyến của Trung Quốc lại với

nhau thì chúng ta có thể nâng chiều dài cầu cảng lên thêm rất nhiều nữa. Điều này có nghĩa là Vịnh Vân Phong là vịnh có thể đón nhận được số lượng container nhiều nhất thế giới. Mặt khác, chiều rộng cửa vào khu vực này chỗ hẹp nhất cũng dài đến 400m, cho phép các tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn

Thứ ba, Vân Phong có độ sâu tự nhiên ổn định Vân Phong có độ sâu tốt nhất trong các cảng Việt Nam: độ sâu của lòng Vịnh Vân Phong là 22 đến 27 m, có chỗ sâu đến 40 m; trong khi đó độ sâu trung bình của cảng Hải Phòng là 7m, cảng Sài Gòn là 10m. Hiện nay, mức món nước sâu nhất của một tàu container lớn nhất hiện nay là 16,5m mà, cho nên Vân Phong có dư đủ khả năng để đón các tàu chở dầu, chở container lớn nhất thế giới cập bến. Mặt khác do không có dòng sông lớn hay hải hưu chảy vào nên độ sâu này luôn luôn ổn định và không bị phù sa bồi lấp nên không hao tốn bởi các chi phí nạo vét luồng cảng(Chi phi nạo vét khoảng 7,5 USD/mét khối,

22

chi phí xây đập chắn sóng, chắn cát vào khoảng từ 80 đến 120 triệu USD cho 1 ki- lô-mét chiều dài).

Ngoài ra Vân Phong nằm trong khu vực có khí hậu ẩm áp quanh năm, nơi đây hoàn toán không có núi lửa và động đất. Chân núi là đá granit, không có hang động nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình vĩnh cửu.

3.1.2. Về vị trí địa lý

Vân Phong nằm gần những tuyến đường huyết mạch trong nước và khu

vực

Vân Phong cách quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt khoảng 10-15km.

Quốc lộ 1A là tuyến đường dài nhất nước ta(2680km) đi qua 33 tỉnh thành phố và 5/6 vùng kinh tế. Nó nối liền các đầu mối giao thông quan trọng của cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, đóng vai trò rất lớn trong vận tải Bắc- Nam cũng như vai trò liên vùng, quốc tế. Tuyến đường sắt Bắc Nam gần như chạy song song với quốc lộ 1A và cùng với quốc lộ này trở thành tuyến đường xương sống của cả nước trong vận tải hành khách cũng như hàng hóa. Hai tuyến đường này sẽ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa ở Vân Phong một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Vân Phong cách Đà Nẵng cực Đông của hành lang kinh tế Đông Tây 436km theo đường chim bay và khoảng 514km đường ô tô.

Hình 3.1 Liên kết khu vực cảng quốc tế Nam Vân Phong

23

Đây là vùng trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt là nằm liền kề KCN Ninh Thủy với diện tích 207.9ha, kết nối QL1A 12km, sân bay Cam Ranh 75km, sân bay Tuy Hòa 85km, Đắk Lắk 120km.

Vân Phong nằm gần các tuyến đường biển quan trọng

Cảng Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển

Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế; nó nằm gần sát các trục hàng hải quốc tế từ châu Âu về Đông - Bắc Á, từ châu Âu qua châu Á đi tiếp châu Mỹ La-tinh, các tuyến Bắc Á đi Nam Á, đi châu Đại Dương; và ngược lại. Cảng Vân Phong có lợi thế là một trạm dừng chân vì Cảng Vân Phong nằm tiếp giáp sát tuyến hàng hải có nhiều tàu container và tàu khách quốc tế tấp nập qua lại nhất thế giới.

Quãng đường từ tuyến đường hàng hải quốc tế chính đi ngang qua Việt Nam vào tới Vịnh Vân Phong là ngắn nhất so với các cảng biển quốc tế khác (trừ cảng Singapore) nên đây sẽ là một trạm dừng chân thuận tiện nhất đối với tất cả các con tàu đi trên tuyến hàng hải quốc tế này. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là tiềm năng rất lớn để khai thác và phát triển Vân Phong thành một cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ.

3.1.3. Về năng lực đáp ứng

Cảng Vân Phong có độ sâu tự nhiên khá tốt với tổng chiều dài bờ biển khoảng 110km. Luồng ra vào cảng có độ sâu trên 22m và ổn định nhờ không có

dòng hải lưu. Độ sâu 22m là độ sâu gấp đôi cảng Sài Gòn (10 mét), và gấp hơn 3 lần cảng Hải Phòng (7 mét).

Cầu bến cảng Vân Phong dài 234 mét, rộng 35 mét.

Cảng có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container trọng tải lên đến 70.000 DWT, tương lai mở rộng có thể tiếp nhận tàu 100.000 DWT.

Khu vực mặt nước của cảng biển khá lớn, lên đến 43.500 hecta, gấp ba lần cảng Ba Ngòi Cam Ranh trong cùng tỉnh Khánh Hòa.

3.1.4. Về cơ sở vật chất

Đến nay, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong đã hội tụ đầy đủ các yếu tố như: Kết cấu cầu bến, hạ tầng kỹ thuật, nhân sự, trang thiết bị, phương thức hoạt động, hải

24

quan tự động, trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước... để có thể hoạt động 24/24 giờ.

Tất cả hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng được những tiêu chí, tiêu chuẩn khắt khe của các chủ hàng, chủ tàu quốc tế. Sự phát triển của cảng đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại khu vực Vân Phong. Đồng thời, góp phần giảm ách tắc giao thông đường bộ, giảm chi phí vận tải, logistics cho các doanh nghiệp địa phương.

Ông Lê Đình Trí - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thanh Yến Vân Phong cho biết: “Thời gian tới, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong sẽ trở thành một trong những bến cảng tổng hợp lớn tại khu vực vịnh Vân Phong. Cảng sẽ từng bước trở thành trung tâm logistics lớn, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, kết nối với thị trường Tây Nguyên rộng lớn và đầy tiềm năng. Cảng được xác định đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế biển của khu vực, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương”.

Một phần của tài liệu Khai thác cảng Đườnggiải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng nam vân phong (khánh hòa) (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w