Quy hoạch cảng Vân Phong phải kết hợp với quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong thì mới có thể trở thành cảng trung chuyển lớn được. Vì vậy phải vừa quy hoạch cảng, vừa quy hoạch khu logistics.
Khả năng cạnh tranh của cảng bao gồm các yếu tố như: năng suất và chất lượng xếp dỡ, cơ sở vật chất, khả năng kết nối của cảng với vùng hậu phương, các dịch vụ đi kèm, quy trình hoạt động, giá cả… Quy hoạch cảng biển phải tận dụng khoa học lợi thế diện tích vùng nước của Vân Phong, cũng như phải xây dựng được đội ngũ lao động tuy giá rẻ, nhưng đáp ứng được nhu cầu khai thác cảng.
Cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm hàng của cảng. Hiện nay một số cảng trong khu vực châu Á đã trang bị các cẩu giàn có khả năng xếp dỡ một lần từ 2-3 container 40 feet, giúp giảm thời gian tàu làm hàng tại cảng. Vì thế, để cạnh tranh với các cảng này, Vân Phong không thể trang bị cẩu bờ có công suất thấp, càng không thể sử dụng các loại cẩu cũ đã qua sử dụng như một số cảng biển Việt Nam hiện tại.
Ngoài ra, việc phát triển Vân Phong cũng phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến ngành vận tải biển hiện nay như kích cỡ tàu container đang tăng dần, giá nhiên liệu bất ổn, xu hướng làm gia công có nhiều biến động… Bởi các vấn đề trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chọn tuyến và bố trí tàu của các hãng tàu lớn.
Để Vân Phong trở thành đầu mối giao thông vận tải của khu vực Đông Dương, quy hoạch cơ sở hạ tầng và tính toán khả năng kết nối của cảng Vân Phong với vùng hậu phương sẽ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Quốc lộ 1A, quốc lộ 26, các tỉnh lộ sẽ được nâng cấp như thế nào, bao nhiêu kho bãi thông quan nội địa (ICD) dự kiến xây dựng, diện tích bao nhiêu… cần được nghiên cứu ngay.
4.2. Giải pháp giúp kinh tế Cảng Vân Phong phát triển như kỳ vọng
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong - Huỳnh Vĩnh Phước cho biết thêm, trong kế hoạch năm 2023, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phát triển hậu cần phục vụ cảng bao gồm: xe vận chuyển chuyên dụng, các thiết bị nâng hạ hiện đại, tăng cường hoạt động mảng logistics, kho bãi, bồi dưỡng chuyên môn cho các bộ, công nhân viên…
28
Đặc biệt, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong chủ động tìm kiếm các cơ hội, các hướng đi mới để tối đa hóa hiệu quả khai thác các dịch vụ cảng. Điển hình là các giải pháp về thị trường, kinh doanh, khách hàng, công tác quản trị, tối ưu hóa hệ thống khai thác cầu bến và kho bãi. Một mặt ưu tiên có chính sách hỗ trợ, đồng hành nhóm khách hàng cũ trong thời gian vừa qua. Mặt khác, làm việc với các đối tác mới, nhóm ngành nghề mới, hàng hóa mới như các đối tác ngành năng lượng và hậu cần cho các dự án năng lượng. Bên cạnh đó, cảng cũng thực hiện kết nối với một số các đối tác tiềm năng để tăng cường mảng thương mại cho các mặt hàng trực tiếp phục vụ cho khu vực Khánh Hòa và Tây Nguyên nhằm tăng sản lượng và đem lại doanh thu cho cảng.
Đồng thời, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Khánh Hòa thuộc nhóm cảng biển số 03, quy hoạch trở thành cảng đặc biệt, trong đó khu bến Nam Vân Phong có chức năng: Phục vụ trực tiếp Khu Kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đẩy mạnh vai trò trung tâm logistics, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển.
Dự kiến sau khi điều chỉnh quy hoạch KKT Vân Phong được cấp có thẩm quyền phê duyệt, KKT Vân Phong hứa hẹn sẽ thu hút vốn đầu tư nhiều tỷ USD từ các Nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước hiện có nhiều dự án hạ tầng đi qua KKT Vân Phong được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 tại khu vực này như đường bộ
cao tốc Khánh Hòa-Buôn Mê Thuột (điểm đầu tuyến là ngã ba QL1A-QL26B thuộc KKT Vân Phong), đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang, nâng cấp mở rộng QL 26B, đường sắt cao tốc Nha Trang-Hồ Chí Minh, nâng cấp mở rộng quy mô Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong.
29