Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa năm 2014 (Trang 38 - 43)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

Bảng 3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng theo nhóm điều trị

STT Nhóm thuốc

Khoản mục Thành tiền Số

lượng

Tỷ lệ

%

Giá trị (Triệuđồng)

Tỷ lệ % 1 Hormone và các thuốc tác

dụng vào hệ nội tiết 29 16,6 10.040 39,5

2 Thuốc tim mạch. 38 21,7 5.990

23,6

3 Thuốc đường tiêu hóa. 11 6,3 3.860 15,2

4 Thuốc điều trị kí sinh

trùng,chống nhiễm khuẩn 12 6,9 1.640 6,5

5 Vitamin và khoáng chất 8 4,6 1.100

4,3

6

Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid base và các dung dịch tiêm truyền khác

14 8,0 520

2,1

7

Thuốc giảm đau, hạ sốt , chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp.

11 6,3 410 1,6

8 Thuốc chống co giật,chống

động kinh 6 3,4 380 1,5

9 Thuốc gây tê, gây mê 7 4,0 362 1,4

10 Thốc tác dụng đối với máu 5 2,9 354 1,4

11 Thuốc lợi tiểu 5 2,9 161 0,6

12 Thuốc chống dị ứng dùng

trong trường hợp quá mẫn 3 1,7 125 0,5

13 Thuốc điều trị bệnh Da liễu 4 2,3 89 0,4

14 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinesterase 3 1,7 48 0,2

15 Thuốc khác( 6 nhóm) 20 10,8 331 1,3

Tổng 175 100,0

25.410 100,0 Kết quả cho thấy nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết có giá trị sử dụng lớn nhất 39,5% (10.040 triệu đồng). Đứng thứ hai là nhóm thuốc tim mạch 23,6% (5.990 triệu đồng). Tiếp theo là nhóm thuốc đường tiêu hoá 15,2% (3.860 triệu đồng) và thứ tư là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 6,5% (1.640 triệu đồng). Như vậy 4 nhóm thuốc trên đã chiếm tỷ lệ 84,7% về giá trị.

Về số lượng, nhóm thuốc tim mạch đứng đầu 21,7% (38 thuốc).

Đứng thứ hai là nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết 16,57%(29 thuốc). Tiếp theo là nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẩn 6,9% (12 thuốc) và thứ tư là nhóm thuốc đường tiêu hoá 6,28% (11 thuốc). Tổng số lượng 4 nhóm thuốc trên là 90 thuốc chiếm 51,42%.

Vì đây là bệnh viện chuyên khoa về nội tiết nên đề tài tập trung vào phân tích cơ cấu thuốc sử dụng nhóm hormone và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết bao gồm 4 nhóm nhỏ được thể hiện kết quả qua bảng 3.2. và hình 3.1

Bảng 3.2. Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc trong nhóm hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết

STT Nhóm thuốc SL

thuốc

Tỷ lệ

%

Giá trị (triệu

vnđ)

Tỷ lệ % 1 Insulin và thuốc hạ đường

huyết 18 62,1 9.100 90,1

2 Hormone tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

5 17,2 730 8,8

3 Hormone thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

5 17,2 160 0,6

4 Thuốc điều trị bệnh đái tháo

nhạt 1 3,5 50 0,5

Tổng 29 100,0 10.040 100,0

0%

20%

40%

60%

80%

100%

% giá trị % Tỷ lệ

Insulin và thuốc hạ đường huyết

Hormone tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Hormone thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

Thuốc điều trị bệnh đái tháo nhạt

Hình 3.1. Cơ cấu thuốc trong nhóm hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết

Kết quả cho thấy trong nhóm hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết: Insulin và thuốc hạ đường huyết có số lượng và giá trị cao nhất là 18 thuốc (62,06%) với 9.100 triệu VNĐ (90,13%). Ba nhóm còn lại có tỷ lệ giá trị là 9,85%. Thuốc điều trị bệnh đái tháo nhạt ít nhất, chỉ có 1 thuốc với giá trị 50 triệu VNĐ chiếm 0,47% tổng giá trị cả nhóm.

Thuốc tim mạch huyết áp là thuốc chiếm số lượng chủng loại lớn nhất trong điều trị các bệnh nội tiết rối loạn chuyển hóa, vì vậy đề tài đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu số lượng và giá trị nhóm thuốc tim mạch qua bảng 3.3

Bảng 3.3. Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc trong nhóm tim mạch

STT Nhóm thuốc SL

thuốc

Tỷ lệ

%

Giá trị (triệu

vnđ)

Tỷ lệ %

1 Thuốc điều trị tăng huyết áp 12 31,6 2.623 43,8

8 Thuốc hạ lipid máu 6 15.8 1.695 28,3

2 Thuốc điều trị suy tim 4 10,5 610 10,2

3 Thuốc chống huyết khối 3 5,2 433 7,3

4 Thuốc chống đau thắt ngực 4 10,5 395 6,6

6 Thuốc chống loạn nhịp 5 13,6 90 1,5

7 Thuốc điều trị hạ huyết áp

1 2,6 3 0,05

9

Thuốc khác ( Cerebrolysin,

Ginkgo biloba; Citicolin …) 3 7,9 141 2,3

Tổng 38 100,0 5.990 100,0

Kết quả phân tích cho thấy trong nhóm thuốc tim mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm số lượng và giá trị lớn nhất: 12 thuốc (31,6%) về số lượng; 2.623 triệu vnđ (43,8%) về giá trị. Đứng thứ hai là nhóm thuốc hạ lipid máu 6 thuốc (15,8%) về số lượng; 1.695 vnđ chiếm (10,2%) về giá trị.

Nhóm thuốc hạ huyết áp chiếm số lượng và giá trị nhỏ nhất 1 thuốc (2,6%) về số lượng; 3 triệu vnđ(0,05%) về giá trị.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

% giá trị Tỷ lệ %

Thuốc điều trị tăng huyết áp Thuốc hạ lipid máu

Thuốc điều trị suy tim Thuốc chống huyết khối Thuốc chống đau thắt ngực Thuốc điều trị hạ huyết áp Thuốc khác

Hình 3.2. Cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc trong nhóm nhóm tim mạch

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa năm 2014 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)