3. Đối t−ợng, địa điểm, nội dung
3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.4.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất l−ợng hạt giống lúa nguyên chủng
đó tính độ thuần đồng ruộng.
+ Đánh giá bệnh bằng đánh giá tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh.
+ Đánh giá sâu bằng tỷ lệ bị hại và số con/m2.
+ Đánh giá cỏ dại trên đồng ruông bằng đếm số cây cỏ dại trên m2 theo ph−ơng pháp của IRRI.
+ Khối l−ợng 1000 hạt.
+ Đánh giá độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm.
+ Xác định tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm theo phương pháp của AOSA(Association Official Seed Analysis), 2004:
Gieo trên đĩa Petri + 5 lớp giấy thấm cho nước bão hoà 4 lần nhắc lại/
công thức, mỗi lần nhắc lại gieo 100 hạt lấy ngẫu nhiên từ mẫu hạt sạch. Đặt trong tủ thúc mầm 270C. Sau 3 ngày bắt đầu đếm đến khi nảy mầm tối đa (khoảng 7 - 8 ngày).
Thu toàn bộ số mầm trong đĩa rồi sấy khô trong tủ sấy 800C trong 24h.
Tiến hành cân nhanh bằng cân điện tử đặt trong box kín, tính khối l−ợng khô
để đánh giá sức sống hạt giống (Đánh giá sức sống hạt giống thông qua tỷ lệ sinh tr−ởng cây con của Kimel, 1979).
+ Độ thuần hạt giống (hạt chất l−ợng cao và độ đồng đều hạt) theo ph−ơng pháp của IRRI, 2005.
Mỗi công thức lấy 4 mẫu, mỗi mẫu 10g, chọn và loại bỏ những hạt lửng hạt bị tổn th−ơng cơ học, hạt méo mó, biến dạng, hạt bị đen, bị sâu bệnh... chỉ
để lại những hạt chất l−ợng tốt. Sau đó cân những hạt chất l−ợng và tính tỷ lệ.
Đo chiều rộng và chiều dài của 30 hạt thóc mỗi công thức bằng th−ớc panme, sau đó lấy dài/ rộng xác định loại hạt - Theo phương pháp của IRRI,
2005 (Seed quality, trang 24) để đánh giá độ thuần.
+ Đánh giá sức sống hạt giống bằng ph−ơng pháp Hiltner, 1991:
Một phương pháp phổ biến ở Mỹ để đánh giá sức sống hạt giống hạt ngũ cốc. Ph−ơng pháp Hiltner nh− sau: hạt đ−ợc gieo trong hộp cát sạch, trải lớp gạch vụn ẩm dày 3cm lên trên. Đặt hộp trong phòng tối điều chỉnh nhiệt
độ một thời gian khoảng 7 ngày. Những hạt bị bệnh, tổn thương cơ giới hoặc bị h− hỏng không thể nảy mầm xuyên qua lớp gạch vụn. Phần trăm cây con bình thường được xem là mức độ sức sống hạt giống.
+ Sức khoẻ hạt giống: đánh giá bệnh nấm bằng nuôi cấy trên agar theo ph−ơng pháp của IRRI, 2005:
Mỗi công thức nuôi cấy trên 2 đĩa:
Một đĩa không xử lý vỏ hạt
Một đĩa xử lý vỏ hạt bằng NaOCl = 1% trong thời gian 45 giây đến 1 phút để loại trừ nấm hoại sinh trên vỏ hạt có thể phát sinh rất nhanh trên agar và có thể ngăn cản hoặc che lấp nấm bệnh trong hạt phát triển (pha 20 phần n−íc tÈy 5,25% víi 85 phÇn n−íc cÊt).
Khử trùng đĩa Petri trong nồi hấp 15-20 phút.
Đun agar và nước cam, khuâý đều (pH của môi trường = 5,5-5,7), khử trùng trong nồi hấp, làm lạnh đến 50OC, rót lên đĩa Petri, để nguội sau 20 phút rồi gieo từng hạt, khử trùng kẹp hạt sau mỗi lần gieo bằng cồn 70O rồi hơ qua ngọn lửa. Mỗi đĩa gieo 30 hạt chia thành 3 lần nhắc lại, đặt trong tủ ấm 25OC/
7 ngày, soi trên kính lúp hoặc kính hiển vi xác định tỷ lệ hạt có nấm bệnh. So sánh hai mẫu về số hạt có nấm bệnh để đánh giá mức độ nhiễm nấm bệnh trên vỏ hạt và trong nội nhũ, trong phôi hạt.
+ Đánh giá sức sống hạt giống bằng thử Tetrazolium theo ph−ơng pháp
của AOSA (Association Official Seed Analysis), 2004:
Đây là ph−ơng pháp đ−ợc áp dụng tiêu chuẩn trên thế giới với hạt giống của tất cả các loài cây trồng. Ph−ơng pháp dựa trên cơ sở phân biệt màu của mô
phôi hạt sống và hạt chết nhờ phản ứng của enzym thuỷ phân với môi tr−ờng và giải phóng hydro. Khi đó dung dịch muối Tetrazolium không màu chuyển sang màu đỏ và giá trị gieo trồng của hạt giống biểu hiện qua màu của phôi hạt:
Lấy ngẫu nhiên mỗi công thức 30 hạt.
Khử trùng đĩa petri bằng cồn rồi xếp vào 5 lớp giấy thấm, cho nước bão hoà giấy thấm, đặt hạt lên giấy thấm cho hạt hút no nước trong 12 giờ.
Cắt hạt dọc qua phôi, ngâm hạt trong dung dịch Tetrazolium 0,1%, để qua đêm ở nhiệt độ 30-35OC. Quan sát màu của phôi hạt và nội nhũ: hạt có sức sống là những hạt có toàn bộ phôi và nội nhũ chuyển màu đều, phồng đều, không gãy nứt, chồi mầm sống, chuyển màu nhạt hoặc không chuyển màu.
Hạt không có sức sống là những hạt có một phần quan trọng của phôi không chuyển màu; phôi có những vết đen; đen đầu rễ mầm; vết thâm đỏ, xám; hạt vì h− háng.