Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA Công ty CP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX (Trang 24 - 27)

PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX QUA CÁC NĂM 2004, 2005, 2006

2.3. Tình hình tài chính của công ty

Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán, đó là một bảng bao gồm hai bên: một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn. Đây là một bức ảnh chụp về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12 của các năm 2004, năm 2005, năm 2006. Còn bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng mô tả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một khoảng thời gian.

Từ bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex liên tiếp năm 2004, năm2005, năm 2006 ta có thể thấy một số điểm cần nhận xét như sau:

Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12 các năm 2004, 2005, 2006 của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex

Bảng 2 ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

05/04

Chênh lệch 06/05

2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %

TÀI SẢN

A Tài sản ngắn hạn 63304.81 107601.24 154848.26 44296.43 70.0% 47247.02 44%

1 Tiền 2648.26 3488.29 2473.76 840.04 31.7% -1014.53 -29.1%

2

Các khoản đầu tư ngắn

hạn - - -

3 Các khoản phải thu 18092.36 23796.85 49576.46 5704.48 31.5% 25779.61 108.3%

4 Hàng tồn kho 39382.14 66931.59 85437.91 27549.45 70.0% 18506.32 27.6%

5 Tài sản ngắn hạn khác 3182.05 13384.51 17360.14 10202.46 320.6% 3975.63 29.7%

B Tài sản dài hạn 278233.12 266219.78 229484.84 -12013.35 -4.3% -36734.93 -13.8%

1

Tài sản cố đòn bẩy tài

chínhịnh 278233.12 266070.55 229407.25 -12162.58 -4.4% -36663.30 -13.8%

TSCĐ hữu hình 277513.17 258348.68 227731.45 -19164.49 -30617.23

TSCĐ vô hình - 1500.00 1368.53 -131.47

Chi phí XDCB dở

dang 719.96 6221.87 307.27 5501.91 -5914.60

2 Tài sản dài hạn khác 149.23 77.60 -71.63 -48.0%

Chi phí trả trước dài

hạn - 149.23 77.60

Tổng tài sản 341537.93 373821.01 384333.10 32283.08 9.5% 10512.09 2.8%

NGUỒN VỐN

A Nợ phải trả 327265.67 350713.59 348958.79 23447.92 7.2% -1754.80 -0.5%

1 Nợ ngắn hạn 327265.67 91380.25 119939.33

-

235885.42 -72.1% 28559.08 31.3%

2 Nợ dài hạn - 259333.34 229019.47 -30313.87 -11.7%

3 Nợ khác - - -

B

Nguồn vốn chủ sở

hữu 14272.26 23107.42 35374.31 8835.16 61.9% 12266.89

53.1

%

1 Vốn chủ sở hữu 14272.26 23107.42 35214.90 8835.16 61.9% 12107.48 52.4%

Vốn đầu tư ban đầu

của CSH 16000.00 22932.20 30000.00 6932.20 43.3% 7067.80 30.8%

Vốn khác của chủ sở

hữu - 175.22 -

Chênh lệch đánh giá

lại TS 681.38 - -

Lợi nhuận chưa phân

phối -2409.12 - 5214.90

2

Nguồn kinh phí, quỹ

khác 159.41

Quỹ khen thưởng phúc

lợi - 159.41 159.41

Tổng nguồn vốn 341537.93 373821.01 384333.10 32283.08 9.5% 10512.09 2.8%

Nguồn thông tin: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex

- Tài sản lưu động của Công ty đã tăng dần qua các năm cụ thể: năm 2005 đã tăng 44296,43 triệu đồng hay 70% đây là mức tăng khá tương đối cao. Sự tăng cao này chủ yếu là do hàng tồn kho của công ty tăng một cách nhanh chóng từ năm 2004 đến 2005, mức tăng là 27549,45 triệu đồng hay 70%. Đây là một mức tăng lớn và cần xem xét lại vì hàng tồn kho quá lớn sẽ

tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Sau đó là tài sản lưu động khác và khoản phải thu, năm 2005 tài sản lưu động khác tăng 10202,46 triệu đồng, các khoản phải thu tăng 5704,48 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 tài sản lưu động tăng 47247,02 triệu đồng hay tăng 44% so với năm 2005. Tài sản lưu động năm 2006 tăng chủ yếu do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Năm 2006 các khoản phải thu tăng 25779,61 triệu đồng hay tăng 108,3%. Đây cũng là mức tăng khá lớn cần xem xét lại để có thể hạn chế hoặc giảm mức tăng này, bởi vì khi khoản mục khoản phải thu mà càng tăng lên thì chứng tỏ rằng vốn của Công ty đang bị chiếm dụng ngày càng nhiều là điều không tốt cho tình hình tài chính cũng như việc quản lý tài chính của công ty. Năm 2006 hàng tồn kho cũng chiếm khá lớn tăng 18506,32 triệu đồng hay 27,65% so với năm 2005.

- Việc quản lý tiền mặt của công ty chưa ổn định, điều này thể hiện qua lượng tiền mặt tại quỹ của công ty qua các năm biến động đáng kể, cụ thể năm 2005 tăng 840,04 triệu đồng so với năm 2004, đến năm 2006 lại giảm 1014,53 triệu đồng so với năm 2005. Việc quản lý tiền mặt tại quỹ có tốt mới tạo điều kiện cho việc lên kế hoạch và ra các quyết định tài chính, đồng thời làm cho chỉ tiêu thanh toán tức thời của công ty ổn định.

- Về tài sản cố định của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, nó chiếm trên 70% tổng tài sản nên việc quản lý theo dõi sự biến động của tài sản cố định là rất cần thiết. Trong mấy năm nhìn chung thì tài sản cố định biến động khá nhiều, năm 2005 giảm 12013,35 triệu đồng hay giảm 4,32% so với năm 2004, năm 2006 giảm 36734,93 triệu đồng hay giảm 13,79% so với năm 2005. Hàng năm tài sản cố định giảm là do hao mòn tài sản cố định hàng năm. Do dây chuyền mới đi vào hoạt động qua con số trên nhận thấy một điều là Công ty luôn chú trọng và quan tâm tới việc quản lý tài sản cố định để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm.

- Tài sản dài hạn khác không có sự thay đổi lớn, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chưa có, cần đẩy mạnh đầu tài chính hơn nữa để gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Về nguồn vốn của Công ty: với số vốn đầu tư xây dụng Nhà máy lớn 283 tỷ đồng, đây là số vốn đầu tư lớn mà chủ yếu là vốn vay. Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2005 giảm so với năm 2004 là 235885,42 triệu đồng hay giảm 72,1%, năm 2006 lại tăng so với năm 2005 là 28559,08 triệu đồng tương đương với 31,3%. Điều này đã làm cho các tỉ lệ khi xem xét về rủi ro của Công ty giảm xuống, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty đang giảm khả năng chiếm dụng vốn của các đối tác, bạn hàng khác hay công ty hiện đang không tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn của đối tác, bạn hàng trong khi vốn của Công ty đang bị chiếm dụng tương đối nhiều, điều này thì ban quản lý tài chính Công ty cần chú ý để có thể cân đối sao cho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Về nợ dài hạn thì cho đến năm 2004 Công ty hoàn toàn chưa vay nợ dài hạn, cho đến năm 2005 thì Công ty đã vay 259333,34 triệu đồng và số vay dài hạn này đã giảm đi 30313,87 triệu đồng hay 11.7% trong năm 2006. Nhưng điều này không làm cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính giảm đi vì thay vì giảm vay dài hạn bằng vay ngắn hạn. Năm 2006 Công ty vay ngắn hạn giảm đi nhưng vay dài hạn lại tăng lên nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính tuy giảm nhưng vẫn được duy trì với tỷ lệ cao. Năm 2004 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 95.8%, năm 2005 là 93.8%, đến năm 2006 là 90.8%. Tỷ lệ này là quá cao.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA Công ty CP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w