CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Sinh sản của ếch cây sần trong điều kiện nuôi nhốt
3.3.1. Ghép đôi và trứng
Ghép đôi
Trong điều kiện nuôi nhốt, nếu trải qua khoảng một tháng đầu tiên để thích nghi với môi trường sống mới và được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ếch cây sần bắc bộ trưởng thành bắt đầu kêu gọi con cái. Ếch con sẽ trưởng thành và bắt đầu sinh sản sau 1 năm tuổi.
Trong điều kiện nuôi nhốt, các hoạt động kêu và tìm kiếm con cái thường vào buổi sáng hoặc chiều tối, cũng không như các loài ếch khác là khi ôm nhau là sẽ đẻ trứng ngay, ếch cây sần thường ôm nhau 2 đến 3 ngày trước khi đẻ trứng, thường đẻ trứng vào ban đêm và nhiều nhất là sau nửa đêm.
Số lượng trứng
Số lượng trứng phụ thuộc vào tuổi và kích thước của ếch bố mẹ. Trong năm đầu tiên sinh sản, ếch cây sần chỉ đẻ từ 10 – 15 quả mỗi đợt, sang năm thứ 2 số lượng trứng đạt 20 – 30 quả. Ngoài ra, số lượng trứng và kích thước trứng còn phụ thuộc vào lƣợng thức ăn cung cấp. Khi cung cấp đầy đủ thức ăn, số lượng trứng và kích thước trứng lớn hơn.
Sự phát triển của trứng:
Trứng của ếch cây sần không đẻ thành bọc có bọt nhƣ các loài ếch cây khác mà nằm rải rác bám trên giá thể. Tuy nhiên, mỗi quả trứng đƣợc bao bọc bởi một lớp màng nhầy trong suốt rất dầy giúp bảo vệ trứng không bị khô và vi khuẩn xâm nhập.
Trứng của ếch cây sần mới đẻ phân thành 2 màu rõ rệt 1 nửa trắng và 1 nửa đen sau khoảng 12h trứng bắt đầu phân cắt và chuyển dần sang màu đen hoàn toàn. Trứng có kích thước 3mm – 4mm, cả màng nhầy trứng có kích thước 6mm – 7mm.
Trong điều kiện nhiệt độ từ 230C – 270C, trứng phát triển thành nòng nọc khoảng từ 12 ngày – 15 ngày. Khoảng 4 ngày sau khi đẻ, ta có thể quan sát thấy hình nòng nọc trong trứng với khối noãn hoàng lớn, ở bụng khối noãn hoàng này bé dần cùng với sự phát triển của nòng nọc. Sau khoảng 1 tuần nòng nọc trong trứng bắt đầu động đậy. Ta có thể thấy hình nòng nọc đầy đủ vào khoảng ngày thứ 10. Sau khi nòng nọc sử dụng gần hết khối noãn hoàng chúng sẽ hoạt động mạnh thoát khỏi lớp màng nhầy và rơi xuống nước.
Hình 4. Một số giai đoạn phát triển của trứng
Kĩ thuật ƣơm trứng ếch cây sần trong điều kiện nuôi nhốt
Để ƣơm trứng đạt hiệu quả cao, trong chăn nuôi cần đảm bảo một số yếu tố sau:
Sau khi ếch đẻ, ta chuyển các giá thể có trứng sang bể chuẩn bị trước dùng để nuôi nòng nọc.
Mức nước trong bể ươm chỉ cần để 3cm– 4cm để các giá thể này cách mặt nước khoảng từ 5cm – 10cm. Nước trong bể phải trung tính không có chất lạ, tốt nhất là cho nước vào bể ươm 5 ngày – 10 ngày trước.
Nhiệt độ bể ƣơm tốt nhất là từ 220C – 270C, độ ẩm phải luôn duy trì cao để tránh trứng bị khô, ta có thể dùng bình phun tia nước nhẹ lên trứng và xung quanh bể.
3.3.2. Sự phát triển của nòng nọc
Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của nòng nọc ếch cây sần được tiến hành bằng cách đo chiều dài của nòng nọc ở các tuổi khác nhau, quan sát hoạt động của nòng nọc và sự xuất hiện chi của nó. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự sinh trưởng và phát triển của nòng nọc trong điều kiện nuôi nhốt
Tuổi Chiều dài cơ thể (mm)
Chiều dài thân (mm)
Chiều dài đuôi (mm)
Ghi chú
1 ngày 18,0 – 18,7 5,8 – 6,1 12,2 – 12,6 1 tuần 23,5 – 24,3 8,7 – 9,1 14,8 – 15,2 2 tuần 32,7 – 33,7 13,8 – 14,3 18,9 – 19,4 3 tuần 39,8 – 41,4 17,1 – 17,8 22,7 – 23,6 4 tuần 53,9 – 54,8 21,5 – 21,9 32,4 – 32,9 2 tháng 61,0 – 62,4 26,4 – 27,1 34,6 – 35,3
Tuổi Chiều dài cơ thể (mm)
Chiều dài thân (mm)
Chiều dài đuôi (mm)
Ghi chú
3 tháng 65,5 – 66,3 28,7 – 28.9 36,8 – 37,3 Mọc chân sau 4 tháng 66,1 – 66,5 28,8 – 28,9 34,5 – 35,8 Mọc chân trước và
bắt đầu tiêu đuôi
5 tháng Đuôi tiêu biến hoàn
toàn
Giai đoạn nòng nọc bắt đầu ăn
Nòng nọc không ăn trong khoảng 4 ngày – 5 ngày đầu khi mới nở từ trứng xuống nước, giai đoạn này chúng cũng ít di chuyển. Khi nòng nọc bắt đầu ăn, chúng hoạt động mạnh hơn. Nòng nọc ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Nhiệt độ thích hợp cho nòng nọc ếch cây sần bắc bộ phát triển là từ 22oC – 280C.
Khi bắt đầu ăn kích thước, trọng lượng nòng nọc tăng rất nhanh. Ở nòng nọc ếch cây sần chúng phát triển nhanh, nhất sau tuần đầu tiên và hết tháng thứ 2.
Giai đoạn hình thành chi
Với nhiệt độ thích hợp khoảng từ 22oC – 280C, sang đến tháng thứ 3 nòng nọc ếch cây sần bắt đầu xuất hiện chân sau, thời gian này kéo dài khoảng 2 tuần – 3 tuần.
Cùng với sự phát triển chân sau, lƣng của nòng nọc bắt đầu đổi màu từ đen dần sang xanh và xuất hiện các nốt sần. Đồng thời, chân trước cũng phát triển nhưng được bao bọc bởi 1 lớp màng. Khi chân sau đạt kích thước tối đa chân trước bắt đầu bật ra và đuôi bắt đầu tiêu biến. đuôi sẽ tiêu biến hoàn toàn trong khoảng 7 ngày – 10 ngày.
Tuy nhiên, giai đoạn nòng nọc phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ quá lạnh nòng nọc ếch cây sần vẫn sống và phát triển chậm nhƣng không biến thái, giai đoạn nòng nọc có thể kéo dài tới 6 tháng – 7 tháng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng mới bắt đầu biến thái.
Kĩ thuật chăm sóc nòng nọc
Kỹ thuật chăm sóc nòng nọc khá phức tạp, yêu cầu quan tâm đến nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, thức ăn, kiểm soát chất lượng nước và dịch bệnh.
Nhiệt độ: nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là duy trì từ 220C – 28 0C, nhiệt độ nước khoảng 20oC – 25 0C để đảm bảo tốt nhất cho các quá trình chuyển hóa. Nếu nhiệt độ quá thấp kéo dài nòng nọc sẽ chết dần.
Ánh sáng: nòng nọc không ưa những nơi có cường độ ánh sáng mạnh trong suốt quá trình phát triển của chúng. Vì vậy, cần che phần lớn bể nuôi nòng nọc để chúng có chỗ trú ánh sáng mạnh. Khi không che sáng, nòng nọc sẽ bị kích thích hoạt động di chuyển nhiều hơn, đặc biệt thời gian kết thúc giai đoạn nòng nọc sẽ kéo dài rõ rệt hơn.
Không khí: Nòng nọc càng lớn nhu cầu tiêu thụ ôxy cho hô hấp càng nhiều. Đồng thời, quá trình phân hủy phân của nòng nọc tăng, làm giảm tỷ lệ ôxy hòa tan trong nước bể. Do vậy, cần chú ý đến việc sục khí đảm bảo hàm lượng ôxy cần thiết trong bể. Tuy nhiên, tránh sục khí với cường độ mạnh.
Nước: kiểm soát chất lượng nước là yếu tố quan trọng bậc nhất khi ươm nuôi nòng nọc. Không giống một số loại nòng nọc thường gặp là cần thay nước sạch hàng ngày, ếch cây sần bắc bộ cần rất hạn chế thay nước, khoảng 2 tuần thay 1/3-1/2 lượng nước một lần, cần duy trì hệ sinh vật trong môi trường nước bể nuôi nòng nọc.
Thức ăn: chế độ dinh dƣỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng khi nuôi nòng nọc. Cho nòng nọc ăn 2 ngày một lần với nguyên tắc là không để thức
ăn thừa sau khi cho nòng nọc ăn, nguyên nhân là do nước không được thay hàng ngày. Do đó, cần cung cấp một lƣợng thức ăn vừa đủ không nên cho ăn thừa nước sẽ bị ô nhiễm dẫn đến nòng nọc bị bệnh. Thức ăn thừa phải được loại bỏ ra khỏi bể nuôi sau khi nòng nọc ngừng ăn.
Hình 5. Một số giai đoạn phát triển của nòng nọc