CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Các dịch bệnh thường gặp ở ếch cây sần bắc bộ trong điều kiện nuôi nhốt và cách phòng chống
3.5.1. Các dịch bệnh thường gặp ở ếch cây sần bắc bộ trong điều kiện nuôi nhốt
Bệnh do nhiễm khuẩn: các loại bệnh do nhiễm khuẩn thường bị ở giai đoạn nòng nọc do môi trường nước bị ô nhiễm. Bệnh này rất nguy hiểm, lây lan nhanh nếu không điều trị kịp thời, gây tỷ lệ chết cao và nhanh cho nòng nọc.
Biểu hiện của bệnh chủ yếu là nòng nọc bị chướng bụng, bụng đỏ mất màu và bỏ ăn.
Điều trị bệnh này thường hiệu quả khi sử dụng các loại kháng sinh, ta có thể trộn kháng sinh vào thức ăn của nòng nọc hoặc tháo bớt nước bể nuôi nòng nọc sau đó cho trực tiếp kháng sinh vào.
Bệnh nấm: bệnh này đã gặp ở đàn ếch thí nghiệm do các loài nấm ký sinh gây ra, nhƣng chƣa định dạng đƣợc loài nấm này.
Biểu hiện của bệnh là ếch xuống đáy chuồng cơ thể có màu nhợt nhạt, vận động yếu, không tích cực vồ mồi, triệu chứng này lan nhanh cho nhiều cá thể khác trong đàn. Xét nghiệm cho thấy có nhiều đám nhầy nhớt ở nhiều vùng cơ thể, nhiều nhất ở vùng bàn, ngón của chi, nên ếch cây sần không thể vồ mồi được. Các vết nhầy có thể ăn sâu vào vùng dưới hạ bì, gây viêm hoại tử nặng. Lấy mẫu tại những vùng da nhầy soi dưới kính hiển vi sẽ thấy sợi nấm dầy đặc, ăn sâu vào cả lớp cơ. Ở những cá thể đã chết sau một thời gian dài còn quan sát đƣợc sợi nấm mọc dài ra ngoài nhƣ các sợi lông tơ. Bệnh này thường phát sinh vào mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa kéo dài.
Bệnh này gây tỷ lệ chết cao và nhanh nếu không đƣợc chữa trị kịp thời.
Điều trị bệnh này chúng tôi dùng dung dịch xanh Malachit phun 1 – 2 lần/ngày, phun liên tục 3 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi.
Bệnh mờ mắt: nguyên nhân gây bệnh là do thiếu ánh sáng, đặc biệt là do cho ếch ăn các chất dinh dƣỡng không cân bằng nhƣ ăn các thức ăn quá nhiều mỡ, chẳng hạn nhƣ sâu sáp.
Biểu hiện của bệnh là mắt bị màng trắng che toàn bộ, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Màng trắng có thể chỉ mờ nhẹ hoặc dày và trắng đục. Khi mắt đã bị mờ khiến ếch không thể bắt mồi và dần dần ếch sẽ bị chết.
Điều trị bệnh này là phải tạo đủ ánh sáng cho ếch, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng và các chất dinh dƣỡng cần phải cân bằng, đặc biệt là các thức ăn quá thừa chất béo.
Bệnh do giun phổi ký sinh: nguyên nhân gây bệnh đã đƣợc xác định là do loài giun phổi Rhabdias sp. Các loài giun thuộc giống này cũng ký sinh phổ biến ở các loài ếch nhái, bò sát khác.
Biểu hiện của bệnh này là ếch gầy yếu, kém ăn, ít vận động, thường rúc vào chỗ tối, khuất, cúi gục đầu xuống khi nằm nghỉ, ếch chết ở thể trạng gầy rộc. Xét nghiệm phân của ếch bị bệnh bằng kính hiển vi sẽ tìm thấy nhiều trứng và ấu trùng giun phổi.
Điều trị bệnh này có hiệu quả bằng cách dùng thuốc Mebendazole, nhƣng hiệu quả nhất là thuốc Ivomextin.
Bệnh liệt: bệnh liệt chi trước và chi sau đã được ghi nhận ở một số loài thuộc bộ Lƣỡng cƣ không đuôi (Anura) trong các quần thể nuôi nhốt. Đã ghi nhận được một số trường hợp ếch cây sần bắc bộ thí nghiệm mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh là do bị viêm dây thần kinh ngoại biên do thiếu chất Thiamin và các loại vitamin nhóm B.
Biểu hiện của bệnh này là những cá thể ếch bị mắc bệnh này có chi trước, chi sau không cử động được.
Điều trị bằng cách bổ sung các vitamin tổng hợp, kèm theo corticosteriod, thuốc kháng sinh và bổ sung canxi ngoài.
Bệnh teo chân: bệnh này xuất hiện trong thời kỳ biến thái của nòng nọc để lên môi trường cạn. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến chế độ ăn, ăn những thức ăn không cân đối và thiếu khoáng chất.
Biểu hiện của bệnh là chi sau của ếch cây sần có dạng khẳng khiu, liệt không cử động được, nằm xuôi xuống phía dưới hoặc phần cẳng chân bị quay ngược lên phía trên khiến ếch chỉ bò được bằng chân trước và chết sau một vài ngày.
Việc cho nòng nọc ăn thực phẩm có chất lƣợng tốt có chứa hàm lƣợng một số loại vitamin và khoáng chất thích hợp, hoặc cho thêm vitamin tổng hợp vào nước đã làm giảm đáng kể bệnh teo chân.
Các thương tổn: các vết thương cơ học có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc, vận chuyển và hoạt động của ếch cây sần bắc bộ nuôi nhốt. Thương tổn nhiều nhất ở ếch nuôi nhốt là trầy rách phần mõm trước miệng do hoạt động vồ mồi trên thành chuồng và di chuyển trong chuồng nuôi. Tỉ lệ thương tổn càng tăng cao khi ếch càng lớn và với mật độ cao. Tuy ếch có khă năng tự lành vết thương tốt, nhưng các vết thương thường là nơi thuận lợi cho vi khuẩn, nhất là nấm ký sinh xâm nhập. Các vết thương nặng có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhƣng điều quan trọng nhất là phải giảm thiểu các nguyên nhân gây ra các vết thương cho ếch nuôi.
Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu và tìm cách phòng, chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.
3.5.2 Các biện pháp phòng chống dịch bệnh thường gặp ở ếch cây sần bắc bộ trong điều kiện nuôi nhốt
Phòng bệnh vẫn luôn là biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác thú y nói chung, mỗi bệnh đều có biện pháp phòng chống riêng, nhƣng cũng có liên quan đến nhau trong một khu vực nuôi chung. Chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp cơ bản trong phòng tránh bệnh nhƣ sau:
Mỗi chuồng nuôi có một bộ dụng cụ dọn vệ sinh riêng, để tránh lây bệnh từ chuồng này sang chuồng khác và thường xuyên rửa tay khi cầm giữ ếch ở các chuồng khác nhau. Các lối đi vào các chuồng nuôi đƣợc đặt các dung dịch tiệt trùng để khử trùng giầy dép trước khi đi vào.
Kiểm tra ếch cây sần bắc bộ hàng ngày để sớm phát hiện các bệnh dịch và có biện pháp xử lý kịp thời.
Có các chuồng nuôi cách ly các cá thể ốm yếu đang điều trị bệnh. Thực hiện nuôi kiểm dịch tại khu vực riêng đối với những động vật đƣa từ ngoài vào khu chuồng nuôi. Tiêu hủy xác động vật chết xa khu vực nuôi thí nghiệm.
Nuôi giữ các loại thức ăn cho ếch tại khu vực riêng, đƣợc giữ vệ sinh nghiêm ngặt, chống các loại động vật hoang dã nhƣ chuột, thằn lằn, thạch sùng, cóc xâm nhập vào nhà nuôi. Các loài động vật này có thể sẽ mang mầm bệnh lây nhiễm vào thức ăn.
Đặc biệt phải kiểm soát, giữ sạch nguồn nước cung cấp cho động vật nuôi thí nghiệm.
Yêu cầu người chăm sóc động vật thí nghiệm, các cán bộ kỹ thuật chăm sóc ếch cây sần và những loài ếch nhái khác ở Trại tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh, chăm sóc động vật.