Khung pháp lý về quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1. Khung pháp lý về quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Việc phân loại và trích lập các khoản nợ cho các nợ thực hiện theo phương pháp định lượng được quy định tại điều 10 của thông tư 02 như sau, bao gồm:

- Nợ đủ tiêu chuẩn: 0 % - Nợ chú ý: 5%

- Nợ dưới tiêu chuẩn: 20%

- Nợ nghi ngờ: 50%

- Nợ có khả năng mất vốn: 100%

(Chi tiết xem tại Bảng 1 tại phụ lục)

b. Các quy định nội bộ của BAOVIET Bank - chi nhánh Hà Nội

* Quy định nội bộ về hệ thống chấm điểm và xếp hạng nội bộ của BAOVIET Bank- chi nhánh Hà Nội

Mỗi KH được xếp hạng rủi ro theo 10 cấp tương ứng với các mức điểm và xếp hạng như sau:

- Điểm từ 90-100 - Xếp hạng AAA - Điểm từ 80 -90 - Xếp hạng AA - Điểm từ 75-80 - Xếp hạng A - Điểm từ 70 -75 - Xếp hạng BBB - Điểm từ 65 - 70 - Xếp hạng BB - Điểm từ 60 - 65 - Xếp hạng B - Điểm từ 55 - 60 - Xếp hạng CCC - Điểm từ 50-55 - Xếp hạng CC - Điểm từ 45-50 - Xếp hạng C - Điểm dưới 45 - Xếp hạng D

(Chi tiết xem tại bảng 2: Quy định nội bộ về hệ thống chấm điểm và xếp hạng nội bộ của BAOVIET Bank- chi nhánh Hà Nội tại Phụ lục).

KH bị đánh tụt một hạng nếu KH đó có tỷ lệ nợ xấu trên 3% trong vòng 1 năm kể tư thời điểm đánh giá, xếp hạng hoặc các bộ phận trực thuộc ban lãnh đạo của KH bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về các tội phạm liên quan đến hoạt động của KH…

* Quy định về tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của TSĐB

BAOVIET Bank đã tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại TSBĐ sau khi trừ đi các chi phí phát mại TSĐB dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được phép vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây:

- Loại TSĐB là số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm hay GTCG…bảng đồng Việt Nam: 100%.

- Loại TSĐB là tín phiếu kho bạc, GTCG, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm… bàng ngoại tệ: 95%.

- Loại TSĐB là trái phiếu chỉnh phủ (với thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống là 95%, thời hạn còn lại từ 1-5 năm là 85%,và thời hạn còn lại trên 5 năm là 80%)

- Loại TSĐB là các chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết: 70%

-Loại TSĐB là các chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết: 65%

- Loại TSĐB là cáchứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành chưa được niêm yết: 50%

- Loại TSĐB là các BĐS như đất đai, nhà ở, công trình …: 50%

- Loại TSĐB là chứng thư bảo lãnh không bằng tài sản của bên thứ ba: 0%

- Các loại TSĐB khác: 30%

(Chi tiết xem tại Bảng 3: Quy định về tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của TSĐB tại Phụ lục)

*Quy định về hệ số tín dụng đối với TSĐB là bất động sản:

Căn cứ vào cơ sở pháp lý, vị trị địa lý, đặc điểm kỹ thuật, khả năng quản lý và tính thanh khoản, BĐS được phân loại thành 5 loại với hệ số tín dụng tương ứng sau đây:

- TSĐB loại A: 75%

- TSĐB loại B: 70%

- TSĐB loại C: 65%

- TSĐB loại D: 55%

- TSĐB loại E: 50%

(Chi tiết xem lại bảng 4: Quy định về hệ số tín dụng đối với TSĐB là BĐS tại Phụ lục)

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017-2019

- Phân tích tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2018/2017 2019/2018 Dư nợ tín dụng 1086.62 1187.34 1237.91 9.27% 4.26%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019)

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy trong 3 năm trở lại đây, chi nhánh Hà Nội vẫn luôn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên nếu tỷ lệ này giai đoạn 2017-2018 là 9.27% thì sang giai đoạn 2018-2019 bất ngờ giảm xuống chỉ còn 4.26%. Tỷ lệ này tăng sau đó lại giảm, thể hiện sự tăng trưởng về tín dụng của Bảo Việt còn chưa được ổn định và còn nhiều hạn chế, có thể do đang trong giai đoạn chuyển đổi tập trung đến phân khúc cá nhân hay các doanh nghiệp tư nhân hay các CTCP nhưng những thiết kế sản phẩm cho đối tượng này lại chưa đủ thu hút, chưa thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn có thế mạnh trong mảng bán lẻ này. Bên cạnh đó, có thể do với tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong các năm gần đây cũng khiến Ngân hàng phải tự thắt chặt hơn CSTD của mình. Chính vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Bảo Việt hiện nay là phải nhanh chóng đưa biện pháp nào đó để giúp Ngân hàng vừa có thể tăng trưởng tín dụng hợp lý nhưng không tăng trưởng nóng mà vừa kiểm soát được mức nợ xấu, đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn.

- Phân tích dư nợ cho vay KH theo thời gian cho vay

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thời gian cho vay giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Nợ ngắn hạn 393.43 452.49 483.97

Tỷ trọng 36.21% 38.11% 39.10%

Nợ trung hạn 324.19 229.07 199.44

Tỷ trọng 29.83% 19.29% 16.11%

Nợ dài hạn 369.00 505.78 554.50

Tỷ trọng 33.96% 42.60% 44.79%

Tổng 1086.62 1187.34 1237.9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019) Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo thời gian cho vay giai đoạn 2017-2019

Qua bảng số liệu và đồ thị, trong cơ cấu dư nợ theo thời gian từ năm 2017- 2019 của chi nhánh Hà Nội có sự chuyển dịch về cơ cấu khá nhiều. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng nhẹ qua các năm lần lượt là 36.21% - 38.11% - 39.10%, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung hạn giảm khá nhiều từ 324.19 tỷ năm 2017 xuống còn 199.44 tỷ năm 2019. Điều này dẫn đến tỷ trọng nợ dài hạn của chi nhánh tăng mạnh từ 33.96 % tương ứng 369 tỷ năm 2017 lên 42.60% tương ứng 505.78 tỷ năm 2018 và 44.79% tương ứng 554.5 tỷ năm 2019. Có thể thấy, qua 3 năm tại chi nhánh đang khá tập trung vào cho vay dài hạn và ngắn hạn tuy nhiên, tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng tăng nhiều hơn. Điều này có thể dễ hiểu khi ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vốn dài hạn lớn phục vụ cho mục đích phát

triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi thị trường vốn còn nhiều hạn chế về cả quy mô và chất lượng, khiến những nhu cầu của KH khó có thể đáp ứng được dẫn đến lượng vốn dài hạn cung cấp cho nền kinh tế vẫn phải dựa khá nhiều vào hệ thống ngân hàng và BAOVIET Bank cũng không là ngoài lệ. Ta có thể thấy mặt lợi của việc cho vay dài hạn sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều KH hơn, lợi nhuận mang lại cũng cao hơn do lãi biên cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất là nếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, huy động vốn ngắn hạn vẫn luôn chiếm chủ yếu trọng cơ cấu nguồn vốn, điều này dễ gây sức ép và dẫn đến rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho ngân hàng.

- Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng KH và loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng KH giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay các tổ chức kinh tế 614.86 56.58% 608.72 51.27% 533.84 43.12%

Doanh nghiệp NNTW 8.27 0.76% 9.19 0.77% 9.55 0.77%

Công ty TNHH NN 21.7 2.00% 1.42 0.12% 1.27 0.10%

Công ty TNHH Tư nhân 199.42 18.35% 220.08 18.54% 201.3 16.26%

Công ty Cổ phần NN 18.4 1.69% 7.09 0.60% 14.06 1.14%

Công ty cổ phần khác 365.75 33.66% 370.02 31.16% 306.79 24.78%

Công ty hợp danh 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%

Doanh nghiệp tư nhân 0.91 0.08% 0.47 0.04% 0.46 0.04%

DN có vốn đầu tư nước ngoài 0 0.00% 0.09 0.01% 0.08 0.01%

Kinh tế tập thể 0.41 0.04% 0.34 0.03% 0.31 0.03%

Cho vay cá nhân 466.72 42.95% 573.11 48.27% 698.16 56.40%

Cho vay khác 5.04 0.46% 5.51 0.46% 5.92 0.48%

Tổng 1086.62 100% 1187.34 100% 1237.91 100.%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019) Qua bảng số liệu tổng hợp có thể thấy cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH của Bảo Việt bank khá đa dạng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Trong năm 2017 cho vay các tổ chức kinh tế chiếm đến gần 57% trong tổng dư nợ của Ngân hàng, tuy nhiên có xu hướng giảm dần trong năm 2018 đạt 608.72 tỷ (chiếm 51.27 % tổng dư nợ) và năm 2019 chỉ còn 533.84 tỷ (chiếm 43.12% tổng dư nợ). Trong đó, Chi

nhánh tập trung cho vay các công ty TNHH Tư nhân và các CTCP không thuộc nhà nước. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến 2019, Bảo Việt bank ngày càng tập trung vào cho vay nhiều hơn đối với các KHCN, từ 466.72 tỷ tương ứng 42.95% (năm 2017), tăng mạnh lên 573.11 tỷ tương ứng 48.27% trong năm 2018 và đạt 698.16 tỷ tương ứng 56.4% năm 2019. Điều này khá phù hợp với thời điểm hiên nay khi Ngân hàng bán lẻ đang dần trở thành xu thế đối với các NHTM ở Việt Nam, với mong muốn đa dạng được nguồn thu cho ngân hàng, đạt hiệu quả kinh doanh tối đa nhưng lại giảm thiểu được rủi ro hoạt động.

Theo đúng định hướng đó Bảo Việt trong thời gian gần đây ngày càng tập trung vào phân khúc KHCN với nhiều chính sách ưu đãi như cho vay mua nhà ở, xây dựng nhà, vay mua ô tô, vay du học… Ngoài ra, Chi nhánh vẫn sẽ tiếp tục phát triển cho vay những thành phần khác trong kinh tế, đặc biệt là các công ty TNHH tư nhân và các CTCP để góp phần tăng hiệu quả hơn. Để có thể đạt được hiệu quả hơn khi áp dụng chuyển đổi dần sang phát triển mảng bán lẻ, chi nhánh cần phải nâng cao công tác quản trị RRTD cũng như công tác thẩm định các khoản vay để có thể hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Phân tích dư nợ KH theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.4: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Công nghiệp chế biến 55.72 5.13% 105.73 8.90% 105.85 8.55%

Công nghiệp khai thác mỏ 105.20 9.68% 73.57 6.20% 57.32 4.63%

Nông nghiệp và lâm nghiệp 42.04 3.87% 2.77 0.23% 2.29 0.19%

Sản xuất&phân phối điên khí

đốt & nước 8.06 0.74% 3.24 0.27% 2.89 0.23%

Xây dựng 353.17 32.50% 376.15 31.68% 351.94 28.43%

Thương mại,dịch vụ,khách sạn

nhà hàng 101.34 9.33% 235.84 19.86% 430.82 34.80%

Giao thông 18.76 1.73% 53.59 4.51% 9.58 0.77%

Ngành khác 402.33 37.03% 336.45 28.34% 277.22 22.39%

Tổng 1086.62 100% 1187.34 100% 1237.91 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019)

Bảo Việt Bank - chi nhánh Hà Nội cho vay đa dạng nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: thương mại, dịch vụ và khách sạn nhà hàng; công nhiệp chế biến, khai thác mỏ; nông nghiệp và lâm nghiệp… nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, cho thấy trong giai đoạn 2017-2019 chi nhánh có sự chuyển dịch khá lớn về tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực. Điển hình là Ngân hàng ngày càng tập trung đầu tư cho vay vào mảng Thương mại, dịch vụ và nhà hàng khách sạn, tỷ trọng tăng mạnh qua các năm từ 9.33% (năm 2017) lên 19.86%

(năm 2018) và tăng gần gấp đôi đạt 34.8% (năm 2019) và trở thành lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh trong năm 2019 vừa qua. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 những cá nhân, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực này lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sụt giảm nguồn thu, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Chính vì thế, Bảo Việt đã và đang nhanh chóng đưa ra các gói hỗ trợ nhằm giúp đỡ nhóm KH này sớm vượt qua đại dịch.

Ngoài ra, tại Chi nhánh dư nợ mảng xây dựng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các lĩnh vực còn lại mặc dù trong những năm gần đây có sự sụt giảm nhẹ từ 32.5% năm 2017 xuống 28.43% năm 2019 và xây dựng cũng là mảng được Bảo Việt xây dựng rất nhiều những chính sách ưu đại, tập trung đầu tư tài trợ các dự án với những nhà thầu uy tín. Thế nhưng ngành này cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khó thể lường trước được. Bên cạnh đó, mảng công nghiệp chế biến lại tăng từ 5.13% (năm 2017) lên 8.9% (năm 2018), sau đó lại giảm nhẹ xuống 8.55% (năm 2019). Các lĩnh vực còn lại cũng tăng giảm nhẹ nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Từ đó có thể nhận thấy Ngân hàng có sự phân bổ nguồn vốn vào nhiều đối tượng KH và không tập trung vào cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực cụ thể nào cả.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo ngành xây dựng và thương mại dịch vụ, khách sạn nhà hàng giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019) - Phân tích chất lượng dư nợ tín dụng

Bảng 2.5: Chất lượng dư nợ tín dụng giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 1024.15 94.25% 1109.70 93.46% 1153.94 93.22%

Nợ chú ý 32.85 3.02% 44.46 3.74% 47.09 3.80%

Nợ dưới tiêu chuẩn 7.70 0.71% 7.87 0.66% 8.54 0.69%

Nợ nghi ngờ 9.94 0.92% 9.74 0.82% 10.47 0.85%

Nợ có khả năng mất

vốn 11.98 1.10% 15.58 1.31% 17.88 1.44%

Tổng 1086.62 100% 1187.34 100% 1237.91 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh giai đoạn 2017-2019) Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ trong 3 năm gần đây thì chất lượng tín dụng cũng là vấn đề đáng lưu tâm tại chi nhánh. Qua bảng số liệu và biểu đồ (tại phụ lục), nhìn chung Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) có xu hướng tăng từ 1024.15 tỷ đồng lên 1109.70 tỷ đồng và tăng lên 1153.94 tỷ trong năm 2019, tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao (đều trên 90%) nhưng nếu so về tỷ trọng nợ nhóm 1 trên tổng

32.50% 31.68%

28.43%

9.33%

19.86%

34.80%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

Xây dựng Thương mại,dịch vụ,khách sạn nhà hàng

cơ cấu nợ của chi nhánh thì lại có chiều hưởng giảm từ 94.25% xuống 93.46% giai đoạn 2017-2018 và chiếm 93.22% trong năm 2019. Nợ chú ý (nợ nhóm 2) cũng tiếp tục có xu hướng tăng từ 32.85 tỷ đồng năm 2017 lên 44.46 tỷ đồng năm 2018 và đạt 47.09 tỷ đồng vào năm 2019. Nợ nhóm 3 và nhóm 4 đều giảm trong giai đoạn 2017-2018, sau đó lại tăng trở lại vào giai đoạn 2018-2019. Trong khi đó, nợ nhóm 5 lại có xu hướng tăng từ 11.98 tỷ đồng năm 2017 lên 15.58 tỷ đồng năm 2018 và đạt 17.88 tỷ đồng trong năm 2019. Điều này cho thấy, Ngân hàng cần phải có biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn để kiểm soát, quản trị RRTD và hạn chế tình trạng gia tăng nợ xấu và NQH.

2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Bảo Việt Bank- chi nhánh Hà Nội

a. Nguyên tắc quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội

Theo sự chỉ đạo từ Hội sở chính và theo những quy định của NHNN, hiện nay nguyên tắc quản trị RRTD của Ngân hàng đang được thực hiện ở tất cả các giai đoạn một cách liên tục thông qua từng chính sách, quy định cụ thể ứng với từng loại nghiệp vụ cụ thể như chính sách khách hàng, chính sách phân cấp, chính sách về phương thức quản lý, chính sách đảm bảo tiền vay, quy định giới hạn cấp tín dụng, quy định XHTD nội bộ, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng…

b. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BAOVIET Bank Hình 2.2: Mô hình quản trị rủi ro tại BAOVIET Bank

(Nguồn: Phòng tín dụng tại BAOVIET Bank) Cũng như các NHTM khác thì tại Ngân hàng đang áp dụng mô hình quản trị RRTD “3 lớp phòng vệ”

Vòng phòng vệ thứ nhất là bộ phận kinh doanh, có nhiệm vụ chính và quan trọng nhất, đặc biệt trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những rủi ro cho ngân hàng ngay từ những bước đầu tiên, trong đó công tác kiểm soát luôn được thực hiện trong mọi quy trình, nghiệp vụ.

Vòng phòng vệ thứ hai là quản lý rủi ro, đảm nhiệm chức năng xây dựng các chính sách, quy định, nhận diện và đo lường rủi ro, theo dõi đề xuất và báo cáo rủi ro…Ngoài ra, vòng này còn có một nhiệm vụ quan trọng đó là độc lập với bộ phận kinh doanh, theo dõi và rà soát lại toàn bộ hoạt động của vòng thứ nhất.

Vòng phòng vệ thứ ba là kiểm toán nội bộ, là bộ phận không trực thuộc tại các chi nhánh mà trực thuộc Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá, kiểm soát một cách độc lập, khách quan, chuyên nghiệp ở mức cao nhất về hiệu quả hoạt động và mức độ tuân thủ của tất cả các cá nhân, đơn vị để sớm đưa ra khuyến nghị, giải pháp khắc phục khi cần thiết.

Hội đồng quản trị

Ủy ban quản lý rủi ro

Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ

Ban giám đốc

Khối kinh doanh

Khối quản trị rủi ro

Khối tác nghiệp

Các bộ phận khác

Phòng nhân sự

Phòng tài chính chính

Phòng kế toán

c. Quy trình quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội

Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng quy trình quản trị RRTD gồm 4 bước:

nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng + Bước 1: Nhận diện rủi ro tín dụng

Công tác này giúp Ngân hàng nắm bắt được thông tin, kiểm tra giám sát và phòng ngừa nhằm giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra khi không thể thu thập được đầy đủ thông tin liên quan đến khoản vay. Quy trình nhận diện rủi ro này bao gồm các bước sau: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp tín dụng; hoàn thiện hồ sơ, ký kết hợp đồng tín dụng; giải ngân/phát hành thư bảo lãnh.

Một số kênh thông tin mà Ngân hàng hiện sử dụng để thu thập thông tin của KH vay vốn như:

- BCTC theo quý, 6 tháng, 9 tháng, năm/ BCTC đã kiểm toán đối với KHDN - Báo cáo định kỳ do KH cung cấp về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, TSĐB

- Tra cứu thông tin KH từ hệ thống CIC của NHNN

- Thông tin tự thu thập được của CBTD, thông tin từ phía đối tác của KH - Từ các đợt kiểm tra định kỳ/ đột xuất tình hình thực tế của KH

Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng đang trong quá trình nâng cấp triển khai các kênh thông tin giúp cảnh báo sớm rủi ro và sẽ sớm hoàn thiện trong thời gian sắp tới.

+ Bước 2: Đo lường và đánh giá rủi ro

Hiện nay, BAOVIET Bank đang sử dụng hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ đối với từng đối tượng KH trong khâu đo lường rủi ro tín dụng. Theo những hướng dẫn chỉ đạo từ NHNN cũng như xin ý kiến chuyên gia thì hệ thống xếp hạng nội bộ cả Ngân hàng đã qua nhiều lần chỉnh sửa để có thể phù hợp với từng thay đổi trong từng thời kỳ đặc biệt là các hiệp ước Quốc tế

* Quy trình cấp tín dụng đối với KH tại BAOVIET Bank được thực hiện qua các bước sau:

B1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ tín dụng của KH B2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và Hồ sơ tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)