CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong cho vay
a) Cơ cấu tổ chức và quy trình cho vay
Cơ cấu tổ chức tốt sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động. Trong quản trị rủi ro có hai mô hình được áp dụng chủ yếu là mô hình quản trị tập trung và mô hình quản trị phân tán. Mỗi mô hình sẽ có ưu nhược điểm riêng. Các ngân hàng thường sẽ chọn cho mình mô hình phù hợp và kết hợp với nhiều giải pháp khác để hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình điều hành. Quy trình cho vay phù hợp và rõ ràng, giúp các đơn vị
kinh doanh dễ dàng áp dụng và lấy căn cứ để nhận diện khách hàng tiềm năng, khách hàng rủi ro. Một quy trình cho vay hợp lý giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro tín dụng phải đối mặt.
b) Chính sách của Ngân hàng
Chính sách trong cho vay có tác động rất lớn đến các tỷ lệ an toàn tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố được phép vay, mức lãi suất, giới hạn tín dụng... đều liên quan đến chính sách của ngân hàng. Khẩu vị rủi ro có tác động chính sách của các ngân hàng ở các tiêu chí để chấp nhận và ràng buộc khoản vay. Ngoài ra, khẩu vị rủi ro của ngân 26 hàng cũng phản ánh mức độ chấp nhận đối với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng. Các chính sách giám sát khoản vay sau khi giải ngân liên quan đến theo dõi nợ là một trong những công việc quan trọng. Giám sát tình hình kinh doanh và hoạt động sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo vốn của ngân hàng không bị sử dụng sai mục đích và chắc chắc khách hàng tuân thủ theo hợp đồng đã ký với ngân hàng.
c) Chất lượng nhân sự
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trình độ và đạo đức của nhân viên lại càng giữ vai trò then chốt trong hạn chế và kiểm soát rủi ro. Nhân viên là người đầu tiên tiếp xúc và làm việc với khách hàng, nếu trình độ kém thì không thể giám định chính xác các thông tin do khách hàng cung cấp. Lợi dụng những hạn chế do trình độ nhân viên, khách hàng có thể trục lợi để chiếm dụng vốn ngân hàng. Đạo đức cán bộ trong ngân hàng cũng liên quan tới chất lượng nhân sự. Nhân viên có thể cấu kết với khách hàng để nhận được mức vay cao hơn, chất lượng thông tin và các quy trình cho vay ít được tuân thủ hơn cũng là nguyên nhân xảy ra rủi ro cho ngân hàng.
d) Mức độ áp dụng công nghệ
Với xu hướng toàn cầu hóa, khoa học công nghệ là rất quan trọng trong khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Để có thể phục vụ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, ngân hàng cần có nhiều dịch vụ hiện đại, tiện lợi, nhanh chóng, bảo mật với khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới. Ngoài ra, việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong thu thập, lưu trữ và quản lý giúp ngân hàng giảm đi các thao tác thủ công, nâng cao chất lượng quản lý.
e) Thông tin
Thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng và thông tin mà ngân hàng thu thập được là căn cứ để ra các quyết định tín dụng. Việc thông tin bất cân xứng, chất lượng thông tin thấp hoặc thiếu thông tin về khách hàng có thể khiến ngân hàng lựa chọn phải những khách hàng có mức độ rủi ro cao mà bỏ qua các khách hàng tốt, các giới hạn tín dụng bị đưa ra sai lệch với thực tế và các dấu hiệu cảnh báo rủi ro không được nhận diện kịp thời.
1.3.2 Nhân tố khách quan a) Môi trường kinh tế
Các yếu tố như chu kì kinh tế, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp, lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rủi ro tín dụng xảy ra nhiều hơn. Thông thường khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái dễ dẫn đến trì hoãn sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp theo cam kết.
b) Môi trường chính trị
Các yếu tố liên quan tới chính trị là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp lựa chọn nên đầu tư hay nhận thấy nguy cơ từ sự bất ổn. Môi trường chính trị tốt giúp các doanh nghiệp yên tâm trong đầu tư, sản xuất. Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, xảy ra tranh chấp nhiều thì tâm lý e ngại đầu tư sẽ tăng lên. Môi trường chính trị có liên quan đến sự an toàn trong hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng.
c) Môi trường văn hóa - xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội là một vấn đề mà các doanh nghiệp và ngân hàng cần chú ý. Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh thì các ngân hàng không hiểu được thói quen tiêu dùng và những sự biến động trong xã hội thì sẽ gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội nếu được chú trọng đầu tư cũng sẽ địa điểm tốt đề các ngân hàng hướng sự quan tâm mở rộng mạng lưới kinh doanh vì yếu tố thuận lợi.
d) Môi trường công nghệ
Sự phát triển của công nghệ đặt các dịch vụ ngân hàng truyền thống phải cạnh tranh với các dịch vụ sử dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, làn sóng công nghệ cũng
tạo điều kiện để các ngân hàng đổi mới, áp dụng công nghệ vào các hoạt động của ngân hàng. Sự ra đời của các công nghệ mới giúp ngân hàng phát triển được thêm nhiều dịch vụ tiện ích, cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn mà hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, công 28 nghệ cũng đặt ngân hàng vào sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng khác mà còn các công ty cung cấp các dịch vụ trên nền tảng công nghệ.
e) Các đối thủ cạnh tranh
Việc cạnh tranh gay gắt trong ngành hoặc địa bàn hoạt động sẽ khiến các ngân hàng cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu, cạnh tranh trong huy động vốn, cho vay trong điều kiện thiếu thông tin về khách hàng sẽ làm tăng nguy không thu hồi được các khoản vay và xảy ra rủi ro tín dụng. Ngược lại, khi trong ngành có ít ngân hàng thì mức độ cạnh tranh thấp, nhưng động lực đổi mới sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng giảm đi do không chịu áp lực cạnh tranh.
CHƯƠNG II