CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế
1.2.2. Phương thức nhờ thu
“Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điểu khoản khác”. (Nguyễn Văn Tiến &
Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016) b. Đặc điểm
Thứ nhất, phương thức nhờ thu đẩm bảo được lợi ích giữa các bên XNK. Nhờ thu hạn chế được sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà XK và nhận hàng đối vói nhà NK
Thứ hai, chi phí giao dịch của phương thức nhờ thu thấp hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.
Thứ ba, người ủy thác thu là người quy định nội dung giao dịch nhờ thu, mọi chỉ thị liên quan đến nhờ thu đều phải do người ủy thác đưa ra. Người ủy thác thu là người thụ hưởng nhờ thu và chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu.
Thứ tư, trong nhờ thu, ngân hàng chỉ đóng vai trò làm trung gian thu tiền hộ chứ không có bất kì cam kết nào về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trừ khi ngân hàng thực hiện không đúng với chỉ thị (hoặc của người ủy thác, hoặc của NHNT), còn không, ngân hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm về những sai sót của bộ chứng từ và trả tiền cho người ủy thác.
Thứ năm, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến việc bảo vệ, lưu giữ cũng như tổn thất hàng hóa trong quá trình bảo quản. Nhà XK sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo vệ hàng hóa.
c. Phân loại, đặc điểm và quy trình nghiệp vụ của từng loại nhờ thu
Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection): chỉ bao gồm chứng từ tài chính
Quy trình nhờ thu phiếu trơn:
Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn
Nguồn: (Nguyễn Văn Tiến & Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016) Chú thích:
(1): Ký kết hợp đồng mua bán, với điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu phiếu trơn.
(2): Nhà XK gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho nhà NK.
(3): Người trả tiền gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để thu tiền từ nhà NK.
(4): NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ nhà NK.
(5): NHTH thông báo Lệnh nhờ thu để nhà NK trả tiền ngay, hoặc ký chấp nhận hối phiếu, hoặc chấp nhận các điều kiện và điểu khoản khác.
(6): Nhà NK trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.
(7): NHTH chuyển tiền NT hoặc hối phiếu kì hạn đã chấp nhận cho NHNT.
(8): NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu đã chấp nhận cho nhà XK.
Nhận xét:
Nhờ thu phiếu trơn chỉ thanh toán dựa trên chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc,…) mà không căn cứ vào chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ vận tải,…) nên chủ yếu gây rủi ro cho nhà XK. Bên bán khó có thể kiểm soát được hàng hóa sau khi chuyển chứng từ thương mại trực tiếp cho bên mua. Do đó, nếu nhà NK gặp rủi ro về tài chính, hoặc chủ tâm lừa đảo, thì nhà XK có thể gặp rủi ro không được
NHNT (Remitting Bank)
NHTH (Collecting Bank)
Người ủy thác XK (Principal)
Người trả tiền NK (Drawee) (1)
(2)
(3) (8) (6) (5)
(7) (4)
trả tiền, mất hàng hóa. Nhà XK hoàn toàn có thể kiện nhà NK ra tòa, tuy nhiên sẽ rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận lại được tiền hàng. Trên thực tế, nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong trường hợp nhà XK và nhà NK thực sự tin tưởng lẫn nhau, ví dụ như hai bên là đối tác làm ăn lâu dài, hoặc mối quan hệ giữa công ty mẹ – công ty con,… Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi vì nếu lệnh nhờ thu/hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): hoặc chỉ gồm chứng từ thương mại, hoặc có cả chứng từ thương mại và chứng từ tài chính
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:
Sơ đồ 1.4. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
Nguồn: (Nguyễn Văn Tiến & Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016) Chú thích:
(1): Ký kết hợp đồng mua bán, điểu khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
(2): Nhà XK gửi hàng hóa cho nhà NK.
(3): Nhà XK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ, bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có), tới NHNT.
(4): NHNT lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH.
(5): NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK.
(6): Nhà NK chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách hoặc thanh toán ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu; hoặc phát hành kỳ phiếu/ giấy nhận nợ.
(7): NHTH trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK.
(8): NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu/ giấy NHNT
(Remitting Bank)
NHTH (Collecting Bank)
Người ủy thác XK (Principal)
Người trả tiền NK (Drawee) (1)
(2)
(3) (9) (6) (5)
(8) (4)
(7)
nhận nợ cho NHNT.
(9): NHNT chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu/ giấy nhận nợ cho nhà XK.
Nhận xét:
Nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi của bên bán do có thể kiểm soát được hàng hóa thông qua các chứng từ thương mại. Nhà XK sẽ chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được ngân hàng trao cho nhà NK khi người này đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Về phía nhà NK, họ cũng được kiểm tra bộ chứng từ tại NHXT trước khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, nhà XK vẫn sẽ gặp rủi ro nếu NHTH đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài, theo đó, họ trao bộ chứng từ cho nhà NK trước khi người này thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Hơn nữa, tuy người bán có thể kiểm soát được hàng hóa thông qua bộ chứng từ tại ngân hàng, họ vẫn không thể kiểm soát được việc thanh toán của người mua. Còn nhà NK có thể đứng trước rủi ro lớn nếu nhà XK lập bộ chứng từ giả, các ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về sai sót của chứng từ.