Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội

Về của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam hay Agribank (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development) được thành lập ngày 26/03/1988 bởi Thủ tướng Chính Phủ, có trụ sở chính đặt tại Láng Hạ, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. Agribank là một ngân hàng chuyên doanh với 100% vốn Nhà nước, là “người anh cả” dẫn đường và đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo (VnEconomy, 2019):

Đến cuối năm 2018, Agribank đã trở thành NHTM Nhà Nước lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng”.

Về chi nhánh Nam Hà Nội

Sau 13 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều kết quả đáng kể, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT đã ra Quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh Nam Hà Nội. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3, P.

Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Ngày 08/05/2001, chi nhánh chính thức được khai trương đi vào hoạt động.

Agribank Nam Hà Nội là chi nhánh loại 1 của Agribank, ra đời đầu tiên theo chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh hoạt động với mục tiêu "Tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả""Vững bước cùng khách hàng trong cạnh tranh và hội nhập", lấy hoạt động đầu tư tín dụng làm hướng kinh doanh chiến lược. Đến nay, chi nhánh đã có mạng lưới 7 phòng nghiệp vụ, hệ thống gồm nhiều chi nhánh và PGD và khoảng 200 cán bộ có năng lực chuyên môn tốt. Nắm bắt được những lợi thế cũng như vượt qua được thách thức tại địa bàn kinh doanh là nơi thành phố tập trung nhiều tụ điểm kinh tế và nguồn đầu tư lớn, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội ngày càng nâng cao cạnh tranh và khẳng định tác động không hề nhỏ của mình với toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT cũng như toàn ngành ngân hàng và kinh tế Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội

Nguồn: Agribank chi nhánh Nam Hà Nội 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội

a. Huy động vốn

Trong năm 2018, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cũng đạt được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tiền gửi của KH 7.342.588 97,86% 8.563.987 97,83% 11.365.780 97,57%

Vốn đi vay khác 26.573 0,35% 46.712 0,53% 75.484 0,65%

Phát hành GTCG 134.257 1,79% 142.914 1,63% 208.156 1,79%

Tổng vốn

huy động 7.503.418 100% 8.753.613 100% 11.649.420 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agrbank Nam Hà Nội từ 2016 - 2018 Từ bảng số liệu có thể thấy rõ, tổng vốn huy động của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng nhanh. Năm 2016, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt mức 7.503.418 triệu đồng, tăng lên đến 8.753.613 triệu đồng vào năm 2017, tốc độ tăng trưởng vốn đạt mức 16,66%. Đến cuối năm 2018, Agribank Nam Hà Nội đã gia tăng huy động vốn, đạt tới con số 11.649.420 triệu đồng, tăng gấp 1,33 lần so với cùng kỳ năm trước,

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng KTKS Nội bộ

Phòng HC –

NS

Phòng KHTH

Phòng DV &

MKT

Phòng Kế Toán

NQ

Phòng TTQT/

KDNH

Phòng Tín dụng

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

& PGD

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội

đồng thời tốc độ tăng trưởng vốn tiến triển vô cùng khả quan với con số 33,08% trong giai đoạn từ năm 2017 – 2018.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 Trong đó, tiền gửi của khách hàng chiếm phần lớn trong nguồn thu vốn tại chi nhánh. Tổng tiền gửi của khách hàng qua các năm từ 2016, 2017 và 2018 lần lượt là:

7.342.588 triệu đồng (chiếm 97,86% tổng vốn huy động), 8.563.987 triệu đồng (chiếm 97,83% tổng vốn huy động) và 11.365.780 triệu đồng (chiếm 97,57% tổng vốn huy động). Điều này là do chi nhánh đã thực hiện công tác khách hàng tốt trong những năm gần đây, chiến lược Marketing hiệu quả cũng góp phần mở rộng mạng lưới khách hàng cho toàn chi nhánh.

Vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu tăng dần qua các năm, đặc biệt kể đến vào tháng 12/2018, NHNo&PTNT Việt Nam công bố phát hành 4 triệu trái phiếu (tương đương 4.000 tỷ đồng) ra công chúng. Chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt chỉ tiêu tốt trong hoạt động này, đưa tổng số vốn huy động từ phát hành GTCG lên 208.156 triệu đồng, chiếm 5,2% tổng vốn thu được từ phát hành trái phiếu toàn ngân hàng, tăng gấp 1,55 lần so với thời điểm năm 2016.

Vốn đi vay khác bao gồm tiền gửi và vay của các TCTD khác, nợ NHNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh. Năm 2016 đạt 26.573 triệu đồng, năm 2017 tăng lên 46.712 triệu đồng, năm 2018 phần nguồn vốn này chạm mức 75.484 triệu đồng. Tổng tiền vay các TCTD cũng như tỷ trọng có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy ngân hàng cần phải đáp ứng nhiều hơn nhu cầu bổ sung vốn dự trữ và chi trả cấp bách của mình.

7342588

8563987

11365780

26573134257 46712142914 75484208156 0

2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000

2016 2017 2018

Tiền gửi của KH Vốn đi vay (từ các TCTD khác, NHNN) Phát hành GTCG

b. Tín dụng

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Cho vay TCKT, CN

trong nước 4.445.982 98,495% 5.189.597 98,887% 5.987.019 98,732%

Cho vay chiết khấu

TP và GTCG 3.960 0,088% 4.175 0,080% 4.487 0,074%

Các khoản trả thay

KH 3.007 0,067% 1.328 0,025% 255 0,004%

Cho vay bằng vốn

tài trợ, ủy thác 49.680 1,101% 44.425 0,847% 60.185 0,993%

Cho vay tổ chức, CN

nhà nước 3.095 0,069% 1.490 0,028% 2.591 0,043%

Cho vay theo chỉ

định CP 8.088 0,179% 6.899 0,131% 9.265 0,153%

Nợ chờ xử lý 90 0,002% 90 0,002% 90 0,001%

Tổng dư nợ

cho vay 4.513.902 100% 5.248.004 100% 6.063.892 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Hà Nội từ 2016 - 2018 Trong giai đoạn 2016 – 2018, dư nợ cho vay của chi nhánh có mức tăng dần và đều. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh được ghi nhận ở mức 6.063.892 triệu đồng vào cuối năm 2018, đạt mức tăng trưởng 15,55% so với mức dư nợ cho vay vào năm 2017. Theo đó, cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 98% ở cả ba năm). Lý giải điều này, Agribank là một ngân hàng luôn hướng đến chính sách phát triển “Tam nông” của Đảng và Nhà nước, do đó việc tài trợ hay cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước là thiết yếu.

Bảng 2.3. Tổng và tỷ trọng dư nợ tín dụng theo các nhóm nợ tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 4.219.596 93,48% 4.851.780 92,45% 5.692.175 93,87%

Nợ cần chú ý 188.230 4,17% 177.907 3,39% 237.705 3,92%

Nợ dưới tiêu chuẩn 6.319 0,14% 29.389 0,56% 20.011 0,33%

Nợ nghi ngờ 18.958 0,42% 14.170 0,27% 27.894 0,46%

Nợ có khả năng

mất vốn 80.799 1,79% 174.759 3,33% 86.107 1,42%

Tổng dư nợ cho vay 4.513.902 100% 5.248.004 100% 6.063.892 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Hà Nội từ 2016 - 2018 Chất lượng tín dụng phân theo các khoản nợ của chi nhánh được đánh giá tốt trong ba năm qua. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn giữ tỷ lệ cao, nhìn chung có xu hướng tăng

dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) luôn duy trì ở mức thấp (dưới 3,5%). Đặc biệt, vào năm 2017, nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh lên tới con số 174.759 triệu đồng, đến năm 2018, con số này giảm xuống còn 86.107 triệu đồng, tức giảm khoảng 50,7%. Đây là tín hiệu tốt cho biết ngân hàng đã thực hiện thành công quản lý nợ, thẩm định các món vay và giám sát khách hàng, nâng cao quản trị rủi ro tín dụng.

c. Các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thanh toán quốc tế

Kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh doanh ngoại tệ tại Agirbank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: nghìn USD)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Nam Hà Nội 2016 - 2018 Năm 2016, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh là 265.135 nghìn USD, đến năm 2017 con số này tăng mạnh lên 458.215 nghìn USD (tăng hơn 172,8%), và tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2018 với con số 524.978 nghìn USD (tăng 114,57%).

Lượng ngoại tệ mua bán tăng được cho là dấu hiệu tích cực, cho biết ngân hàng đã và đang mở rộng thêm quy mô kinh doanh của mình bằng các hoạt động trên thị trường giao dịch quốc tế.

Cùng sức tăng trưởng của lượng ngoại tế trong các giao dịch mua bán, thu nhập và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh cũng thể hiện sự phát triển theo các năm. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng từ 5.250 triệu đồng năm 2016 đến 10.922 triệu đồng vào năm 2018, tăng tổng cộng 5.672 triệu đồng (tăng xấp xỉ 208,04%); lãi từ hoạt động này cũng tăng từ 2.968 triệu đồng năm 2016 lên 4.888 triệu đồng vào năm 2018, tăng 1.920 triệu đồng (tăng xấp xỉ 164,7%). Việc chi nhánh mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều DN và ngân hàng ngoài nước, thực hiện đa dạng các hoạt động dịch vụ liên quan đến ngoại hối đã phần nào thúc đẩy sự tăng

136920

232859 256974

128215

225356 268004

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

2016 2017 2018

Mua ngoại tệ (nghìn USD) Bán Ngoại tệ (nghìn USD)

trưởng đáng kể trong hoạt động này. Tuy nhiên mức tăng của lợi nhuận lại chậm hơn doanh thu, đòi hỏi chi nhánh cần kiểm soát chặt hơn công tác quản lý chi phí.

Biểu đồ 2.3. Thu nhập và lãi từ hoạt động KDNT tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối Agribank Nam Hà Nội 2016 – 2018

Thanh toán biên mậu

Bảng 2.4. Doanh số và số món hoạt động Thanh toán biên mậu tại Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 (đơn vị: USD)

Năm Thanh toán biên mậu

Doanh số Số món

2016 409.588 22

2017 148.012 38

2018 35.707 9

Tổng 593.307 69

Nguồn: Báo cáo tổng kết KDNH/ TTQT Agribank Nam Hà Nội từ 2016 – 2018 Tổng số món thanh toán biên mậu sau 3 năm đang ở con số 69 món với doanh số 593.307 USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động TTQT và KDNH tại chi nhánh. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2017 – 2018, cả hai con số này đều có xu hướng giảm. Năm 2018 chỉ ghi nhận 8 món thanh toán biên mậu với tổng giá trị giao dịch đạt 35.707 USD. Ngoài ra, thanh toán biên mậu ghi nhận tại chi nhánh hoàn toàn là những giao dịch NK, không ghi nhận một giao dịch XK nào. Nhận thấy rằng đây không phải là thế mạnh của chi nhánh, chủ yếu các giao dịch liên quan đến thương mại quốc tế thuộc các hoạt động KDNH và cung ứng các phương thức TTQT.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)