3. Phân công cụ thẻ trách nhiệm của các thành viên trong từng hoạt động câu lạc bộ
học thuật
4. Quy định chức năng của từng ban cụ thê trong cơ cấu tô chức câu lạc bộ học thuật 5. Phối hợp với các câu lạc bộ học thuật khác trong nha trường trong tô chức hoạt
động câu lạc bộ học thuật
6. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác bên ngoài nhà trường trong tô chức hoạt
động câu lạc bộ học thuật
2.4.4. Chỉ đạo hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh trung học phổ thông Theo Phan Văn Kha (2007), chỉ đạo là “Diéu hành, điều khiến, tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công nhằm thực hiện được các mục tiêu của hệ thong” [4, tr.35].
27
Tác giả Tô Xuân Dân va các cộng sự (2011) cho rang, có 07 việc cần làm, đó là:
Thiết lập tầm nhìn cho tô chức; Tập hợp quân chúng; cô vũ, động viên toàn bộ đội ngũ;
Xây dựng chiến lược; Ra quyết định; Tạo ra những sự thay đôi; Tạo dựng môi trường
làm việc lành mạnh [7, tr.374].
Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền va cộng sự (2015), “Các chi thị, yêu cau, chi đạo các hoạt động cụ thê được đưa ra bởi các chủ thé QL có thé bằng văn bản,
bằng lời nói hoặc bang các kénh truyền đạt thông tin khác" [8, tr.37].
Như vậy, Chi đạo việc tô chức câu lạc bộ học thuật cho học sinh là việc Hiệu trưởng điều hành, hướng dẫn, kích thích, động viên và luôn theo dõi, giám sát, giúp đỡ kịp thời quá trình các bộ phận và cá nhân thực hiện công tác hỗ trợ tạo điều kiện dé các
em được trải nghiệm, tham gia tô chức các hoạt động của câu lạc bộ học thuật ở Trường.
Công tác chỉ đạo các hoạt động cau lạc bộ học thuật có mục dich đảm bảo cho các hoạt
động của câu lạc bộ học thuật diễn ra theo đúng kế hoạch, giảm thiểu phát sinh va mang
lại hiệu quả. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động câu lạc bộ học thuật bao gồm:
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ học thuật; phân
công, hướng dẫn Phó Hiệu trưởng, giáo viên phụ trách và các bộ phận có liên quan thực
hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng họp cùng Tô trưởng Bộ môn và các giáo viên phụ trách câu lạc bộ thông nhất, trao đôi các hình thức, nội đung sinh hoạt của câu lạc bd; chi dao giáo viên chủ nhiệm trién khai kế hoạch hoạt động câu lạc bộ
học thuật đến học sinh, lập đanh sách học sinh tham gia câu lạc bộ học thuật, thông báo
kế hoạch tê chức câu lạc bộ học thuật đến phụ huynh học sinh; chỉ đạo giáo viên phụ trách câu lạc bộ lên kế hoạch, hướng dẫn học sinh tô chức hoạt động theo từng chủ đẻ, chủ điểm, có tính khả thi, theo đối và ghi nhận sự tham gia của học sinh; chi đạo bộ phận phụ trách thiết bị Trường phối hợp xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm trang thiết bị đầu tư cho các câu lạc bộ học thuật đặc thù (điển hình là câu lạc bộ nghiên cứu khoa học) theo quy định sử dụng nguồn ngân sách hoạt động giáo duc của Trường: đồng thời.
chỉ đạo các lực lượng khác trong Trường như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên hỗ trợ các
hoạt động câu lạc bộ.
Hiệu trưởng động viên, theo đối, giám sát, giúp đỡ kịp thời quá trình hoạt động
của câu lạc bộ. Hiệu trưởng kiểm tra giám sát hoạt động câu lạc bộ bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích tông hợp, xử lí thông tin dé đưa ra những quyết định đúng dan. Nếu có van dé chưa phù hợp với thực tiễn cần điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, Hiệu trưởng nắm tâm tư nguyện vọng chính dang, kịp thời động viên, khích lệ, hỗ trợ kịp thời đội ngũ giáo viên phụ trách câu lạc bộ học thuật và học sinh
trong quá trình hoạt động cau lạc bộ.
Tóm lại có 0Š nội dung chính trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động câu lạc bộ là:
1. Chỉ đạo hoạt động đội ngũ thành viên, các Ban thuộc cau lạc bộ học thuật xuyên
suốt nim học
2. Chi đạo hoạt động đội ngũ thành viên, các Ban thuộc câu lạc bộ học thuật theo từng hoạt động
3. Chi đạo Ban Chủ nhiệm xây dựng quy chế hoạt động câu lạc bộ học thuật
4. Chi đạo câu lạc bộ học thuật linh hoạt, tô chức hoạt động theo chủ thương. định
hướng mới của Đảng và Nhà nước
5, Chi đạo câu lạc bộ học thuật tô chức hoạt động gắn với chuyên môn
2.4.5. Kiém tra, đánh giá hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh trung học pho thông
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và cộng sự (2013) định nghĩa: “Kiểm tra là quá trình đánh giá điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được tới mục tiêu ma tổ chức đã đặt ra”,
Tran Kiểm (2016) cho rang “Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thầm định, xác định
một hành vi của cá nhân hay một tô chức trong quá trình thực hiện quyết định”.
Hay một tham khảo khác từ Harold Koontz và các cộng sự (1998) cho rằng: Trong
công tác QL, về cơ bản công việc kiểm tra bao gồm việc đo lường va chan chỉnh hoạt động của các bộ phận cập dưới dé tin chắc rằng các mục tiêu và các kế hoạch dé đạt
được các mục tiêu nay đã và đang được hoàn thành [3, tr.Š41].
Như vậy, kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý giúp Hiệu trưởng biết được tiền độ thực hiện ké hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn. Kiểm
tra, đánh giá hoạt động của câu lạc bộ học thuật cho học sinh là việc Hiệu trưởng đánh
giá và điều chỉnh hành động của các cá nhân hay bộ phận tham gia hoạt động câu lạc bộ. Mục đích của việc kiêm tra giúp Hiệu trưởng xem xét tiến độ thực hiện, hiệu quả công việc, từ đó có sự điều chinh kịp thời giúp câu lạc bộ học thuật hoạt động có hiệu quả. Các công việc Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra bao gồm:
Hiệu trưởng kiêm tra Phó Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động câu lạc bộ học thuật
của học sinh. Quá trình kiểm tra phải thực hiện liên tục cả vẻ thời gian vả không gian, phải công khai và tôn trọng người được kiểm tra; phải có trọng tâm, trọng điểm và phải đưa đến kết luận và hành động dé thúc đây hoạt động phát triển đúng hướng, đúng kế hoạch đã đề ra.
Hiệu trưởng kiêm tra giáo viên bộ môn và các bộ phận có liên quan thông qua hồ sơ hoạt động, trực tiếp tham gia các buôi sinh hoạt của câu lạc bộ hoặc thông qua các
sản phim được tao ra sau các hoạt động câu lạc bộ của học sinh.
Hiệu trưởng tô chức rút kinh nghiệm: có chính sách khen thưởng, chế độ ưu dai
kịp thời cho các cá nhân và bộ phận có liên quan khi thực hiện tốt hoạt động. Hiệu trưởng cần nắm bắt đúng, chính xác tình hình hoạt động của câu lạc bộ dé kip thoi dua ra những đánh giá, điều chinh pha hợp. giải quyết những khó khăn có thê gặp phải trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ. Đồng thời. Hiệu trưởng cần kiém tra đánh giá các điều kiện co sở vật chất phục vụ cho hoạt động của học sinh đề kịp thời khắc phục, bỗ
sung hay đầu tư thêm.
Tóm lại các công việc chủ yếu trong chức năng kiểm tra, đánh giá thực biện kế
hoạch hoạt động câu lạc bộ học thuật là:
1. Kiêm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ học thuật đầu năm học 2. Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch hoạt động câu lạc bộ học thuật
3. Kiêm tra tông kết các hoạt động của câu lạc bộ học thuật vào cuối năm học 4. Kiém tra việc sử dụng kinh phí tô chức hoạt động câu lạc bộ học thuật
5. Kiểm tra thông qua các chuyên đề trực tiếp
6. Kiểm tra thông qua việc tham dự các hoạt động câu lạc bộ học thuật 7. Kiểm tra đột xuất
30
8. Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá
31
2.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động câu lac bộ học thuật của học sinh trung học phổ thông
2.5.1. Các yếu tổ chứ quan
Nhân thức của cán bộ quan lý về quản tỷ hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh
Một trong những yếu tổ hang đầu quyết định sự thành công trong quan lý hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh đó chính là nhận thức đúng đắn của cán bộ quản
lý về hoạt động này. Nếu như cán bộ quản lý nhận thức hoạt động câu lạc bộ học thuật
của học sinh là một hoạt động can thiết, bô ich; góp phần đổi mới hình thức tô chức, phương pháp day học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của người học; giúp tô chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toản diện cho học sinh thì cán bộ quan lý sẽ thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tô chức, chi đạo, kiêm tra đánh giá dé đạt kết quả tốt nhất trong quá trình quản lý.
Ngược lại, nếu cán bộ quản lý không coi trọng hoạt động cau lạc bộ học thuật của học sinh thì không thé chỉ đạo thành công việc đôi mới phương pháp day học, đa dang hình thức kiểm tra đánh giá va phát triển năng lực. phâm chất cũng như nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu, định hướng chung của cơ sở giáo dục.
Kỹ năng của cán bộ quản lý về quản lý hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh
Muốn quản lý tốt hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh đòi hỏi cán bộ quản lý phải có phẩm chất va năng lực chuyên môn tốt dé xây dựng kế hoạch, t6 chức thực
hiện, chi đạo cũng như kiêm tra, đánh giá. Ngoai ra, các kỹ năng sắp xếp, tuyển chọn đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, biết cách tô chức, điều hành hài hòa các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh cũng không thé thiếu. Khi
cán bộ quản lý thiếu đi một số kỹ năng trong công tác quản lý sẽ gây cán trở quy trình
hoạt động, mat nhiều thời gian dé điều hành, từ đó gây mất lòng tin đối với đội ngũ cán
bộ-giáo vieén-nhan viên Trường.
Sự quan tâm dau tư của can bộ quản lý về quan ly hoạt động câu lạc bộ học thuật
của học sinh
Đề hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh có hiệu quả tốt rất cần đến sự quan tâm, đầu tư, chau chuốt của Hiệu trưởng cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phòng
chức năng thực hành thí nghiệm, phòng sinh hoạt các câu lạc bộ khoa học, thư viện. Bên
cạnh đó, đối với các câu lạc bộ mang tính khoa học, cán bộ quản lý cân thực hiện đúng chính sách giảm số tiết đạy cho giáo viên hướng dẫn vận dụng theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT: quan tâm đến quyền lợi của giáo viên phụ trách hướng dẫn
câu lạc bộ của Trường, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật. Đồng thời, cán bộ quản lý cần phối hợp với các tê chức, sản xuất, các cá nhân
trong xã hội, cha mẹ học sinh vả các chuyên gia khoa học đầu ngành trong việc hướng
dẫn và đánh giá các sản phẩm khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chat,
trang thiết bị cho học sinh.
Ngoài ra, quan tâm đến đặc điểm và nhận thức của học sinh để xây dựng kế hoạch, tô chức thực hiện cũng như chi đạo giáo viên hướng dẫn phù hợp với các hoạt động khác
nhau. Nếu như Hiệu trưởng chỉ biết xây dựng kế hoạch mà không có đầu tư, tầm nhìn rộng, không quan tâm hoặc không có những cải tiền về cách thức hoạt động thì rất khó
khăn trong công tác quản lý duy trì cầu lạc bộ học thuật của học sinh.
Kinh nghiệm của cán bộ quan ly trong việc quan ly hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh
Muốn quản lý tốt, ngoài năng lực quản lý và nhận thức tầm quan trọng của hoạt động câu lạc bộ học thuật đến các em, cán bộ quán lý cần có kinh nghiệm trong quá trình quản lý các câu lạc bộ học thuật. Một cán bộ có kinh nghiệm sẽ có thể dự đoán những tình huéng có thé xảy ra trong quá trình quan lý và có sự cân nhắc trong quá trình
thực hiện cũng như đưa ra các biện pháp phù hợp đề xử lý hài hòa, nhanh chóng, hiệu
quả các tình huông.
Do đó kinh nghiệm là một yếu tố không thẻ thiểu trong quá trình quản lý câu lạc bộ học thuật dé mang lại những cải tiến thiết thực trong việc tổ chức hoạt động câu lạc bộ học thuật. Ngược lại, nêu cán bộ quản lý không cỏ kinh nghiệm trong quản lý hoạt động
câu lạc bộ học thuật của học sinh thì dé gặp khó khăn trong công tác chi dao, đối phó với
các tình hudng bắt ngờ dẫn đến việc khó đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
2.5.2. Các yếu tổ khách quan
Moi trường, văn ban pháp ly
33
Hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh Trung học Phô thông cần tuân theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên như Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đảo tạo. Đỗi với
câu lạc bộ mang tính khoa học như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, hiện nay, theo Thông
tư 32/2017/TT-BGDĐT vẻ sửa đổi, bê sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học, ky thuật cap quốc gia học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phỏ thông ban hành kèm
theo Thông tư 38/2012/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
duc va Dao tạo về việc tô chức thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học nói chung và học sinh Trung học Phé thông nói riêng, Sở Giáo dục và Dao tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo đều đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cụ thẻ, Trường có thé sử dụng các văn bản pháp lý có sẵn dé đưa đến cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên và các em học sinh tham gia cầu lạc bộ nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, đôi với việc hướng dẫn tô chức hoạt động các câu lạc bộ khác, vẫn còn tồn tại phần lớn trường Trung học Phỏ thông chưa có văn bản hướng dẫn cụ thé, chỉ nêu chung chung trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp Bộ, Sở, Phòng Giáo dục vả Đảo tạo. Đây cũng là một trong những lý do mà dẫn đến việc quản lý hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh Trung học Pho thông vẫn còn nhiều bat cap,
chưa có chiêu sâu cũng như hiệu quả đạt được sau tô chức hoạt động van còn chưa cao.
Giáo viền các bộ món
Cán bộ quản lý cần phố biến kịp thời, đầy đủ các văn bản liên quan đến hoạt động
câu lạc bộ học thuật của học sinh đến tất cả đội ngũ giáo viên bộ môn tại cơ sở giáo dục.
giáo viên bộ môn nắm bắt day đủ và chặt chẽ những thông tin cần thiết liên quan đến
công việc chuyên môn, nhận thức đúng dan quyên lợi và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia hướng dẫn, hỗ trợ các em trong các hoạt động của câu lạc bộ học thuật.
Có thê nói, trình độ và năng lực hướng dẫn học sinh tham gia câu lạc bộ của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến chất lượng các hoạt động của học sinh
được dién ra. Do đó giáo viên bộ môn - đặc biệt là giáo viên hướng dẫn các học sinh
trong câu lạc bộ nghiên cứu khoa học - cần có nhận thức và thái độ đúng din; tâm huyết
với nghệ; có kiên thức sâu rộng về các lĩnh vực nghiên cứu; có trình độ và năng lực
34
hướng dẫn; có khả năng hỗ trợ học sinh trong quá trình các em tham gia các hoạt động
của câu lạc bộ và có tỉnh thần trách nhiệm cao trong công tác.
Do đó đội ngũ giáo viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm dé thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Ngược lại, néu đội ngũ giáo viên không đủ trình độ và năng lực chuyên môn dé hướng dan học sinh sẽ
dan đến việc kiêm ham chất lượng của các hoạt động.
Học sinh
Học sinh Trung học Phô thông thuộc lứa tuôi thích khám phá, tìm tỏi có khả năng tong hợp, so sánh, trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng. Do đó néu được hướng dan, hỗ trợ,
phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng kịp thời sẽ góp phần phát huy khả năng sáng tạo, tích cực và tạo đà phát triển tốt cho các em ở các bậc học cao hơn.
Cha mẹ học sinh
Sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện vẻ tính thần cũng như vật chất của cha mẹ học sinh cũng chính là một trong những yếu tố giúp cho các hoạt động sinh hoạt ở trường của học sinh thành công. Nếu cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ việc thực hiện các hoạt
động giáo dục của Trường thì công tác quản lý hoạt động giáo dục của Trường sẽ thuận
lợi và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu cha mẹ học sinh thờ ơ, không quan tâm, không đồng tình ủng hộ thì các hoạt động của Trường cũng một phần nào đó bị cán trở, ảnh hưởng đến việc giáo dục toan diện cho học sinh.
Cơ so vật chat bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh
Cơ sở vật chất cho hoạt động câu lạc bộ học thuật của học sinh có thé ké đến như
các phòng thực hành thí nghiệm. phòng sinh hoạt cau lạc bộ, thư viện. Internet va dụng
cụ thí nghiệm thực hành, video, mô hinh,... Nếu cơ sở vật chất day đủ và đúng tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tìm kiếm nguồn tải liệu, thực hành, thí nghiệm góp phân tạo điều kiện cho các em thoả trí tưởng tượng, thir sức sáng tạo. Một ngôi trường
không đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ các hoạt động học thuật của học
sinh dẫn đến học sinh chỉ được truyền đạt kiến thức lý thuyết từ một phía, không có điều
kiện tìm tòi, khám phá và tìm kiếm những ý tưởng khoa học mới, điều này đã tạt lên bức