Năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn (TCVN 5123-90) quy
định về hàm lượng CO trong khí thải động cơ xăng ở chế độ không tải. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các ô tô sử dụng nhiên liệu xăng có khối lượng lớn hơn 400kg. Hàm lượng CO được đo trực tiếp trong ống xả, cách miệng xả 300mm, ở hai
chế độ : nmin và 0,6ndn (ndn là tốc độ định mức). Hàm lượng CO không vượt quá
3,5% ở chế độ nmin và 0,2% ở chế độ 0,6ndn.
Năm 1991, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn (TCVN 5418-91) quy
định về độ khói trong khí thải động cơ diesel. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất
cả các loại ô tô sử dụng động cơ diesel. Độ khói của khí thải đo ở chế độ gia tốc tự do không vượt quá 40% HSU đối với động cơ không tăng áp và 50% HSU đối với động cơ tăng áp.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, ô tô nhập khẩu dã qua sử dụng phải áp dụng các
giá trị giới hạn tối đa cho phép của khí thải theo quy định tại điều 6, quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ được nêu trong bảng sau đây:
Bảng 2.8: Quy định về độ khói của ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng
Thành phần gây ô nhiễm
trong khí thải
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức
Ô tô lắp động cơ cháy do
nén CO% 3,0% - HC (ppm) - Động cơ 4 kỳ - Động cơ 2 kỳ - Động cơ đặc biệt 600 7800 3300 - - - Độ khói ( % HSU) - 60
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2008, tất cả các ô tô tham gia giao thông vào kiểm định phải được kiểm tra khí thải bắt buộc theo các giá trị giới hạn phát thải tối đa cho phép được lấy theo mức 1 trong phụ lục kèm theo Quyết định 249/2005/
QĐ-TTg được choở bảng sau:
Bảng 2.9: Quy định về độ khói của ô tô tham giam giao thông trong cả nước.
Giới hạn tối đa cho phép của khí thải
TT Loại phương tiện
CO (%) HC (%) Độ khói (%HSU) 1 Ô tô lắp động cơ cháy
cưỡng bức 4 kỳ 4,5 1200 -
2 Ô tô lắp động cơ cháy
cưỡng bức 2 kỳ 4,5 7800 -
3 Ô tô lắp động cơ đặc
biệt, cháy cưỡng bức 4,5 3300 -
4 Ô tô lắp động cơ cháy do
nén
Sau đây, sẽ đưa ra một số tiêu chuẩn Việt Nam trong những năm qua: