Đặc điểm sinh thái cây cà phê

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của một số cây công nghiệp chính ở tỉnh Kon Tum (Trang 24 - 29)

12 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY CAO SU VÀ CÀ PHÊ

1.2.2 Đặc điểm sinh thái cây cà phê

1.2.2.1 Về khí hậu

° Nhiệt độ: cây cà phê ưa nhiệt độ bình quân hàng năm cao,

trong đó cà phê chè sinh trưởng và phát triển thuận lợi từ 19-23” C so

với các loại cà phê khác, cà phê chè ( Arabica) có khả năng chịu

lạnh khá hơn cà phê vối ( Robusta); nhiệt độ từ 2-3°C trong thời gian

ngắn không ảnh hưởng tới cây. Những cây mới trồng chịu lạnh yếu hơn những cây từ 3-4 năm tuổi trở lên. Mặc dù vậy, khi bố trí trông

Bước đấu tìm hiểu ảnh hường của ĐKTN đến sự phát triển của một số cây CN chính 2 tỉnh Kon Tum

cây cà phê chè cần chú ý những nơi có sương muối, kể cả những nơi có sương muối lặp lại từ 3-5 lần/ năm như thung lũng, nơi hợp thuỷ.

Ngược lại ở những nơi cao hơn 38° C cũng gây ảnh hưởng xấu đến

cây cà phê trong đó cây cà phê chè chịu nóng khá hơn cà phê vối,

Trồng cây cà phê cẩn chú ý đến độ lệch nhiệt độ ngày đêm. Độ

chênh lệch này cao thì phẩm chất cà phê thơm ngon, vì ban ngày nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình quang hợp, tích luỹ chất khô, còn ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế việc tiêu hao các chất đã tích luỹ.

_ Nước và độ ẩm: nói chung cây cà phê can độ ẩm. Riêng cây

cà phê chè hàng năm cân một lượng mưa từ 1200-1500mm ( ít hơn so

với cây cà phê vối). Lượng mưa nói trên nếu được phân bố đều từ

khi hoa nở đến khi thu hoạch là rất tốt. Sau khi thu hoạch cà phê chè,

cần khoảng 2 tháng cuối năm khí hậu khô lạnh để phân hoá mim

hoa, nếu hai thang đó vẫn có mưa thì không thuận lợi cho cây cà phê déng thời khi hoa nở và quả non được hình thành mà không có mưa

thì tỷ lệ đậu quả thấp, quả bị lép. Do vậy thời gian này, nếu khô hạn

nhất thiết phải tưới nước cho cây cà phê.

Thực tế nước ta các vụ cà pheˆđược mùa thường trùng hợp với các năm có mùa đông khô rõ rệt, tiếp theo là mưa đẩn déu và nhiều, làm cho cà phê trải qua mùa khô phân hoá mạnh mắm hoa và sau đó có

đủ ẩm để sinh trưởng, nở hoa để nuôi quả. Độ ẩm tương đối của

không khí ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây cao su và cà phê vì nó liên quan đến độ bốc hơi nước của lá cà phê. Hiện tượng cà phê héo rũ vào những ngày gió Lào ở nước ta đã chứng minh diéu này, nếu gió khô nóng gay gắt kéo dài sẽ gây thiệt hại đến sinh trưởng và năng suất cà phê.

Trang22

ước dầu tìm hiểu ảnh hưởng của ĐKTN đến sự phát triển của một số cây CN chính ở tỉnh Kon Tum

° Anh sáng: cà phê ưa ánh sáng tấn xạ, diéu này có thể căn cứ

vào nguồn gốc là ở các rừng thưa. Người ta coi cà phê là cây cần có

cây che bóng. Tuy nhiên quá trình thuần hoá ngưới ta đã trồng cây cà phê không can cây che bóng mà vẫn cho năng suất cao, nhưng phải được thâm canh tốt ngay từ lúc đầu. Điều kiện sinh thái nước ta cho thấy cây cà phê vẫn cẩn cây che bóng để đầm bảo cho cây sinh

trưởng và chống chịu các ngoại cảnh bất lợi như sương muối, gió khô nóng, sâu bệnh. Tuy vậy, cây che bóng cần được lựa chọn cho thích

hợp, có tán lá thưa vừa phải và không phải là kí chủ của các loài sâu

bệnh nguy hiểm như: nấm hồng, sâu đục thân.

° Gió : cũng như nhiều loại cây trồng khác, gió có ảnh hưởng quan trọng đối với cà phê, gió có tốc độ vừa phải gíup cho sự tung phấn và thụ phấn của hoa. Song đáng chú ý là điểu kiện ở nước ta có

nhiều mặt bất thuận lợi như gió nóng thổi vào mùa hè gây khô, mất ẩm, gió bão gây gấy cành, rụng quả, gió rét làm chậm sinh trưởng của cây cà phê mới trồng. Khắc phục tác động tiêu cực của gió cần

trồng các đai rừng phòng hộ, cây che bóng mát và cây phủ đất.

1.2.2.2 Về đất:

o Độ sâu: đất trồng cà phê phải là đất tốt, mau mỡ, có độ sâu vì cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, phát triển tốt và ăn

sâu tới Im. trên nền đất tốt, được chăm sóc chu đáo thì không những cây cà phê sinh trưởng tốt, năng suất cao mà còn kéo

dài được tuổi thọ và nhiệm kì kinh tế

© Hoá tính:

Theo Nguyễn Sỹ Nghị ( 1982): thì các loại đất có N tổng số 0,15 đến 0,2%, P;O; tổng số 0.08 đến 0,1% và K;O tổng số từ 0,1- 0,15% là thích hợp để trồng cà phê. Cần lưu ý là hàm lượng các

Trang23

Bước đầu tim hiểu Ảnh hường của ĐKTN đến sự phát triển của một số cây CN chính 2 tỉnh Kon Tum

——————

chất dinh dưỡng phải có ở dạng dễ tiêu mới có ý nghĩa. Ngoài

NPK, để trồng cà phê cẩn phải có ít nhất 2% man. Để tăng lượng

min thì việc trồng cây họ đậu, cây phân xanh như cột khí, đậu muồng để phủ đất, ép xanh cho cà phê là quan trọng. Như trên đã

nói, đất bazan là đất thích hợp nhất để trồng các cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cà phê, cao su. Đất bazan có độ tơi xốp tới

60%, thoát nước nhanh và giữ ẩm tốt, thoáng khí.

Ngoài đất bazan, cà phê còn trồng được trên đất Poocphia, diệp

thạch sét, diệp thạch mica, diệp thạch vôi...tuy các loại này kém

hơn đất bazan nhưng nếu được thâm canh tốt ngay từ đầu thì cà

phê vẫn cho năng suất cao.

Do điều kiện địa hình miễn núi, nên nhiều diện tích cà phê của ta nằm trên diện tích nhất định. Do vậy, dùtrồng cà phê trên loại đất nào cũng phải có biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất trồng như trồng theo đường đồng mức, deo cây ngần ngày họ đậu chấn dòng chảy, trồng rừng đầu nguồn và nhất thiét phải tìm cách bồi

dưỡng nâng cao độ phì nhiêu cho đất trong quá trình chăm sóc,

khai thác cà phê.

Trang24

Nước đầu tìm hiểu ảnh hường của DKTN đến sự phát triển của một số cây CN chính ở tinh Kon Tum

Chương 2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của một số cây công nghiệp chính ở tỉnh Kon Tum (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)