Winston Churchill: Ông là Thủ tướng của Vương quốc Anh trong Thế chiến II. Ông được biết đến với những bài phát biểu đầy cảm hứng và khả năng lãnh đạo của mình trong một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước Anh. Churchill là người ủng hộ mạnh mẽ cho nền dân chủ, chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và chế độ chuyên chế trong suốt sự nghiệp của mình.
Hãng Apple :Từ năm 1976-1985 là giai đoạn hoàng kim mà Apple đã từng trải qua trước khi bước vào giữa những năm 1990 – giai đoạn vô cùng khó khăn. Tại thời điểm đó, khi mà các hãng lớn như Sun Microsystems, Gateway, Microsoft và nhiều tập đoàn khác đã cố gắng mua lại Apple. Thế nhưng thương hiê —u quả táo vẫn tồn tại cho đến bây giờ và đó
là nhờ công lao của Steve Jobs rất lớn khi ông đã học và biết được cách để thích nghi với thời đại.
Thuở sơ khai của Apple, Jobs – người được biết đến như một nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên đã trở nên chuyên quyền trong quản lý của mình hơn và kết quả nhâ —n được là ban giám đốc của Apple đã yêu cầu ông từ chức. Tuy nhiên cách mà các nhà lãnh đạo có chuyên môn khác được thuê về đồng thời để họ tự sáng tạo đã giúp cho doanh nghiê —p Apple thành công.
Trong mọi quyết định lớn, họ có quyền được quyết định. Jobs luôn khuyến khích nhà thiết kế chính của mình hãy “tự do bung lụa và sáng tạo” là Jonathon Ive – cố vấn cho chuyên gia sản xuất Tim Cook hiện là CEO của Apple. Bí quyết mà Jobs có được và phù hợp với doanh nghiê —p đó chính là thay đổi phong cách lãnh đạo sang hướng dân chủ hơn (sau hơn 10 năm quay trở lại làm viê —c cho Apple).
Henry Ford (CEO Ford): Ông là một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất phong cách lãnh đạo dân chủ. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi hoàn toàn về quan niệm lãnh đạo của giới tư bản trong những năm 20-30 của thế kỷ XX.
Đối với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận thu được, mà là mức độ hài lòng của mỗi người. Sự phát triển của mỗi thành viên trong công ty cũng quan trọng như các con số được ghi trên bản sao kê.
Nhìn chung , ông đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Cùng với đó, ông cũng quan tâm tới đời sống nhân viên của mình.
Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên ông luôn đặt mình ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên đưa ra các ý kiến và tranh luận. Ai cũng có cơ hội được nói, được phân tích và được là chính mình.
Steve Jobs(CEO Apple): Apple đã trải qua thời kỳ hoàng kim từ năm 1976-1985, trước khi bước vào giai đoạn vô cùng khó khăn vào giữa thập niên 1990. Trong thời gian này, Gateway, Microsoft, Sun Microsystém và nhiều tập đoàn khác đã cố gắng mua lại Apple. Thế nhưng, Apple vẫn tồn tại đến ngày nay – và nguyên nhân là vì Steve Jobs đã học được cách thích nghi với thời cuộc.
Ban đầu là một người theo phong cách dân chủ thuần túy. Ông hoàn toàn trao quyền cho nhân viên quyết định. Thông thường, ông chỉ đóng vai trò dẫn dắt và điều phối các buổi thuyết trình để lắng nghe mọi người chia sẻ ý tưởng mới về sản phẩm.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian ông lại có xu hướng thiên về phong cách độc đoán dẫn đến câu chuyện từ chức của chính mình. Mặc dù vậy, sau khi quay lại với Apple, ông đã chuyển đổi tích cực và quay trở lại với phong cách dân chủ của mình.
Những người được ông mời về làm việc sẽ có quyền đưa ra ý kiến của mình và tự phát triển bản thân. Trong một những quyết định quan trọng của mình, Steve Jobs đã sẵn sàng để cho các cộng sự của mình thống nhất thực hiên, còn mình sẽ theo dõi và cố vấn vào những lúc cần thiết.
Time Cook (CEO Apple) cũng là ví dụ cho phong cách lãnh đạo dân chủ. Đặc biệt, khi có ý tưởng về iWatch thì Time đã giao nhiệm vụ cho nhân viên và ông ít khi tham gia vào kỹ thuật. Ông khuyến khích nhân viên của mình đưa ra ý tưởng, phát huy được tài năng của họ…
Các tổ chức lớn, danh nhân lớn ở Mỹ được xem là đi đầu trong xu hướng lãnh đạo này như: tổng thống George Washington Abraham Lincoln, , đế chế thương mại điện tử Amazon.com, mạng xã hội Twitter….
Một ví dụ tiêu biểu như Google, một trong những cốt lõi của làm nên thành công của tập đoàn công nghệ này là các nhà quản lý thay vì giữ thái độ bề trên thì phải tập trung vào việc chia sẻ quyền năng lãnh đạo, dẹp bỏ các rào cản và truyền cảm hứng cho nhân viên để đạt được thành công.
Các nhân viên nếu muốn ý kiến có trọng lực với nhà lãnh đạo thì cần phải chủ động học hỏi, tăng kỳ vọng về bản thân. Kết quả cho thấy những nhân tố này đóng góp vào mức tăng 9% hiệu suất suất làm việc ở mỗi nhân viên Google.
Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, đất nước đề cao sự bình đẳng đưa ra ý kiến của mọi người dân và các thành viên trong tập thể. Người lãnh đạo tại Nhật Bản luôn ý thức thiết lập mối quan hệ gần gũi với nhân viên, từ đó tao ra không khí làm việc thoải mái, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Bên cạnh đó, việc khen phạt cũng nên rõ ràng để tránh mất lòng nhau trong tập thể.
Về phong cách lãnh đạo độc đoán
Steve Jobs
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái”. Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. Steve Jobs tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những nguyên tắc của riêng mình. Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình để đạt được những thành công đặc biệt.
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tính của
mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kỳ đen tối nhất của Apple – giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh. Quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và “ Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng lên 20 đô la chỉ trong cùng một tháng.
Jack Welch
Đôi khi một CEO khó chịu có những điểm mạnh đủ để bù lại cho những hành vi độc đoán của anh ta, nhưng những điểm mạnh của anh ta thì không được báo giới kinh doanh chú ý nhiều bằng những điểm xấu. Trong những ngày đầu thành lập GE, Jack Welch cho triển lãm một tay đòn rất khoẻ của bánh lái khi ông ta ngoạn mục xoay ngược tình thế khó khăn của công ty.
Vào thời điểm và trong tình huống đó, đối với công ty của Welch, phong cách lãnh đạo chỉ đạo từ trên xuống dưới (top-down style) là thích hợp. Nhưng báo chí lại ít để ý đến Welch bằng cách nào cuối cùng đã chuyển dần sang phong cách lãnh đạo trí tuệ thông minh xúc cảm hơn, đặc biệt là khi ông ta đã khéo léo tạo triển vọng phát triển cho công ty và thúc đẩy mọi người làm theo.
Bill Gates
Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc nghiệt như vậy, xét theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành công. Thái độ được cho là tiêu cực của Gates được xem xét ở một khía cạnh khác. Gates là một nhà lãnh đạo hướng vào kết quả cuối cùng của mỗi cá nhân xuất sắc, trong một tổ chức mà các cá nhân và những người có động lực được lựa chọn kỹ càng.
Phong cách lãnh đạo rõ ràng rất khắc nghiệt của Gates đã thử thách những nhân viên phải cố gắng vượt qua những thành tích trước đây của họ. Điều này có thể rất hiệu quả khi nhân viên có khả năng, có động lực, và hầu như không cần sự hướng dẫn. Đó là tất cả những nét tính cách của các nhân sự IT của Microsoft.
Jeff Bezos
Jeff Bezos là một trong những người đứng đầu trong danh sách các CEO tài giỏi nhất nước Mỹ. Ông cũng lọt vào 5% những nhà lãnh đạo được đánh giá cao nhất ở các hạng mục như khả năng điều hành, tỷ lệ lương thưởng trên doanh số và tố chất lãnh đạo.
Những cựu quản lý ở Amazon vẫn luôn nhớ rõ quan điểm chăm sóc khách hàng tận lực của Bezos. Chẳng hạn, Simon Murdoch, người từng quản lý chi nhánh của Amazon ở Anh, kể rằng đích thân Bezos đã ra lệnh cho ông phải nới rộng hạn chót cho khách đặt hàng giao trong ngày từ 4 giờ chiều đến tận 6-7 giờ tối, bất chấp việc phải thay đổi toàn
bộ kế hoạch hoạt động của bộ phận kho bãi và giao hàng. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã giúp Amazon thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Abraham Lincoln
Tổng thống của Mỹ, Abraham Lincoln được đánh giá là một nhà lãnh đạo chuyên quyền vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt Nội chiến. Đặt trong lịch sử Hoa Kỳ có nhiều bất ổn (1861 – 1865), đất nước yêu cầu có một tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định khó khăn nhất. Từ đó, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán, nhưng vẫn chú trọng kết hợp hài hòa thái độ đúng đắn.
Về phong cách lãnh đạo tự do.
Cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover cũng nổi tiếng về phong cách lãnh đạo tự do. Ông cho phép các cố vấn có kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mà ông thiếu kiến thức và chuyên môn.
Mặc dù thường bị đánh giá là cách lãnh đạo dẫn đến kết quả kém, nhưng lãnh đạo tự do vẫn có thể làm tốt trong nhiều tình huống khác nhau. Nếu bạn có xu hướng trở thành một nhà lãnh đạo tự do thì bạn nên xem xét và sử dụng cách lãnh đạo này một cách hợp lý.
Bên cạnh đó, trong môi trường đòi hỏi phải quản lý và giám sát nhiều, bạn nên xem xét việc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyên quyền để có được kết quả tốt nhất.
Bill Gate
Bill Gate là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau: Độc đoán, dân chủ và tự do,… Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill
Gate thể hiện các loại phong cách lãnh đạo khác nhau. Nó vừa tạo ra được sự uy quyền quyết đoán nhất định của 1 nhà quản trị tài ba có nguyên tấc, vừa tham khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo cảu họ. Tuy phong cách độc đoán chuyên quyền được ông thể hiện nhiều hơn cả những phong cách tự do cũng được ông thể hiện khá độc đáo. Điều này được thể hiện thông qua các cách quản lý của ông trong công ty.
Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và ‘thọc’ vào các chi tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty. Điều này chứng tổ ông luôn lắng nghe ý kiến của mọi người giúp cho công việc quản lý được dễ dàng hơn.
Bii Gates và các giám đốc điều hành đều để xe ở bãi chung, ăn trong nhà ăn chung hoặc trong phòng làm việc, tự làm những công việc đáng ra dành cho các thư ký như xem thư, soạn thư, chuyển thư.. Nhờ đó, họ hủy bỏ được những ‘tầng nhân tạo’ làm chậm lại các việc giao dịch và ra quyết định.
Từ những ngày đầu thành lập công ty, Bill Gates và Paul Alen đã đưa tác phong làm việc của chính mình thành ‘chuẩn mực’ của Microsoft. Họ muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, hiệu suất và sung sướng nhất có thể trong công việc. Tất cả mọi người đều có không gian riêng tư của mình. Họ có thể đóng cửa lại, bật nhạc lên, điều
chỉnh ánh sáng và làm việc. Không có luật quy định và việc ăn mặc tại Microsoft. Thay cho các bộ comlê và carvat mà ta thường thấy ở các công ty khác. Ở Microsoft không có việc quy định giờ làm việc của mình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày. Mọi người có thể bắt đầu làm việc vào những khoảng thời gian khác nhau và làm việc theo những giờ khác nhau mỗi ngày. Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự thoải mái cần thiết để họ phát huy được khả năng và sức sáng tạo đóng góp chung vào thành công cho công ty.
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ ĐƯA RA QUYT ĐNH CHO VIỆC LỰA CHN PHONG CÁCH LÃNH ĐO PHÙ