Về cái nhìn tổng quan về phong cách lãnh đạo, so sánh với tình hình thực tế thì tùy chọn bất kì phong cách lãnh đạo đã phân tích lúc đầu đều rất hiệu quả trong công việc điều hành và quản lý công việc của một nhà lãnh đạo trong công ty. Và hiện nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính đến nhu cầu, nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp. Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và những phong cách lãnh đạo đã phân tích ở chương 1,2,3 chắc chắn đáp ứng thậm chí giúp nhà lãnh đạo có thể thực hiện tốt công việc của mình trong vai trò lãnh đạo, quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình trong thời kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên không phải cứ áp dụng cách phong cách lãnh đạo trên thì quản lý doanh nghiệp nào đều áp dụng thành công, bởi vì trong kinh doanh và quản lý, việc lựa chọn phong cách lãnh đạo nó cọn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố văn hóa nơi làm việc, mỗi một văn hóa một nơi thì sẽ dùng các phong cách lãnh đạo khác nhau, ví dụ ở Phương Tây, Trong những công trình của các tác giả phương Tây, họ thường nêu lên và áp dụng hai kiểu quản lý (phong cách lãnh đạo) cơ bản. Đó là kiểu quản lý dân chủ và kiếu quản lý mệnh lệnh. Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý
biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Và ngoài 2 phong cách quản lý trên còn có một kiểu thứ 3. Đó là kiểu quản lý hình thức (hay phong cách quản lý tự do). Theo kiểu này, người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác ở văn phòng. Chỉ làm việc trực tiếp với người bị quản lý hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Sau này, bằng những kết quả nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo trong các tập thể, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: ở mỗi phong cách lãnh đạo (dân chủ, độc đoán, tự do) đều có những điểm mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Nói điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lý đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình trong các tình huống quản lý cụ thể. Điều này đã được khẳng định qua các công trình nghiên cứu. Người ta thấy rằng, kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán sẽ đạt hiệu quả khi nhà quản lý cần đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Ví dụ tiêu biểu là Steve Jobs, trong thời kỳ đen tối nhất của Apple, giá cổ phiếu từng tuột dốc không phanh. Đứng trước tình hình đó, Jobs đã trở về và quyết định quyết đoán đầu tiên của ông là hạ giá cổ phiếu ưu đãi. Các bộ phận tài chính đều phản đối và yêu cầu 2 tháng để nghiên cứu. Song ông vẫn quyết định thực hiện ngay. Sự quyết đoán này của ông đã được đền đáp khi quyết định này đã mang lại thành công khi giá cổ phiếu tăng từ 13 dollar lên 20 dollar chỉ trong vòng 1 tháng. Vậy nên sự quyết đoán đôi khi giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ở Phương Tây có rất nhiều người tài năng nhưng đi kèm theo đó là sự “tự do” và “dân chủ” cũng khá là “cao”. Nếu
không có sự độc đoán của một nhà lãnh đạo tài năng, mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn và mất kiểm soát hơn. Sẽ là không tưởng nếu vị chỉ huy trong một trận đánh khí ra quyết đính tấn công hay rút lui lại phải họp toàn thể quân lính để hỏi ý kiến. Nên Phương Tây họ sẽ có xu hướng lãnh đạo nghiêng về “đọc đoán” hơn. Tuy vậy nhưng hệ độc đoán hầu như chỉ nằm các công ty lớn hay siêu lớn, các công ty có xu hướng chạy đua công nghệ và dịch vụ toàn cầu. Còn các công ty dưới dạng công ty cung cấp sản phẩm và năng lượng thiết yếu như Tập đoàn SELL, Cà Phê Starbuck, …. Họ có xu hướng hợp tác dân chủ và tự do để hợp tác ăn ý với nhau, đảm bảo lợi ích và lợi nhuận ròng cho cả doanh nghiệp, ít khi cần định hướng nhiều cho sản phẩm, chỉ cần mở rộng ra là được và việc mở rộng thì yêu cầu hợp tác nhóm sẽ nhiều hơn. Người quản lý một tập thể các có thể sử dụng phong cách lãnh đạo tự do để khuyến khích các nhân viên đó được tự do trong việc triển khai các công trình nghiên cứu, thí nghiệm, tăng gia sản suất...
Còn Phương Đông, hay nói cách khác là các cường quốc châu á họ sẽ có xu hướng nghiêng về hợp tác dân chủ hơn và tự do hơn. Nhưng tự do ở Châu Á rất khác so với Châu Âu nói riêng và Phương Tây nói chung, họ tự do dân chủ trên tinh thần dân tộc.
Không sai chính là tinh thần dân tộc, tinh thần dân tộc là một loại tình thần có thể gắn kết các dân tộc lại với nhau, tạo nên một cộng đồng vô cùng ăn ý với nhau trong khi hợp tác làm việc, và luôn hỗ trợ lẫn nhau trong công việc khi bạn đồng hành gặp khó khăn. Lãnh đạo họ nhìn thấy điều này nên áp dụng phương pháp lãnh đạo theo hướng tự do dân chủ, họ lãnh đạo nhân viên theo cách tuyên truyền phương hướng, đường đi của doanh nghiệp gắn liền với lòng tự hào về dân tộc, đất nước. Thử nghĩ mà xem, trong doanh nghiệp việc hợp tác với nhau để thực hiện mục tiêu chính là mang doanh nghiệp, tổ chức đạt được lợi nhuận một cách lớn nhất, và để thực hiện sẽ rất khó để ăn ý vì nhiều nguyên nhân khác nhau như chủng tộc, luận điểm cá nhân,… . Điều này luôn được thấy rõ ở các doanh nghiệp phương Tây, nhưng nếu ở Phương Đông, đặc biệt là các nước có tinh thần văn hóa dân tộc cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam,… Việc áp dụng tinh thần dân tộc vào trong phong cách lãnh đạo Tự do, Dân Chủ công việc hợp tác sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết do một số rào cản về vấn đề khác nhau về văn hóa, lối sống, chủng
tộc,… nó sẽ tự động lãng quên. Vì tất cả chúng ta phấn đấu không đơn thuần là lợi ích nữa, mà là sự tự hào của chính mình, gia đình, dân tộc, đất nước mà mình sống. Một khi rào cản đã không còn thì mọi công việc hợp tác sé hoàn thành nhanh chóng, việc phát triển của doanh nghiệp tăng chóng mặt kèm lợi nhuận cao vược bậc đã là điều thường thấy trong các công ty, tập đoàn, công ty đa quốc gia tại châu á hiện nay. Điển hình như tập đoàn Mitsubishi, Huawei, Ajinomoto,…
Suy ra, việc các nước ở Châu Á đặc biệt là các siêu cường châu á, trong phong cách lãnh đạo họ sẽ nghiêng về theo dân chủ và tự do hơn, đối ngược với phương tây.
Và qua những phân tích trên, nhiều nhà lãnh đạo “trẻ” họ sẽ thắc mắc, khoăn về việc theo đuổi phong cách nào cho phù hợp.
Mỗi kiểu vận hành lại có một ưu và nhược điểm riêng. Phong cách chuyên quyền tuy độc đoán nhưng mang đến hiệu suất cao, phong cách dân chủ tuy thu hút sự tham gia nhiệt tình nhưng làm giảm mức độ ảnh hưởng của người lãnh đạo.
Suy cho cùng, không có phong cách nào là tối ưu nhất, hoàn hảo nhất. Nhưng có thể khẳng định rằng, người lãnh đạo tài giỏi nhất là người biết kết hợp khéo léo và linh hoạt những phong cách trong những tình huống thích hợp và dựa vào nguồn nhân lực sẵn có.
Những phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tùy vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên sao cho phù hợp với Việt Nam.
Theo đề xuất của chúng tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết
đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hóa của người Việt Nam.
Phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam và tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại.
Ví dụ như “phong cách lãnh đạo độc đoán” chả hạng? Với nền kinh tế đang có chuyển biến xấu do ảnh hưởng về chính trị thế giới giữa Nga và Phương Tây hiện nay, kéo theo nền kinh tế của thế giới ngày càng bất ổn và khó khăn nó đã khiến nền kinh tế nước ta chịu khó khăn khi phải cố gắng khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch Covid 19 năm 2021. Các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp cũng như tiểu thương luôn bị kêu lỗ khi kinh doanh các mặt hành của mình. Và để khắc phục tình trạng này, không ít các lãnh đạo của doanh nghiệp Việt Nam đã “độc đoán” thay đổi rất nhiều chính sách để thay đổi phương hướng, giảm bớt thiệt hại của doanh nghiệp. Như Doanh nghiệp CTCP Đầu tư Thế giới Di động, cụ thể doanh nghiệp ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch của công ty đã ra quyết định chấm dứt chênh lệch giá với đối thủ trong các mặt hàng điện tử tại Điện máy xanh cũng như thế giới di động, việc này ảnh hưởng khá nhiều đến chính sách kinh doanh của MWG nhưng nó giúp các chuỗi của hàng là Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh thoát khỏi lỗ hỏng giá sản phẩm điện tử như điện thoại, laptop, … bên của hàng có mức “chênh
giá” cao hơn so với đối thủ cạnh tranh như CellPhoneS, Hoàng Hà Mobie, hay GEARVN.
Nhưng phong cách độc đoán cũng không phải là một phong cách lãnh đạo duy nhất phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam trong Thời kì kinh tế hiện nay. Đôi khi sự hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp có những quyết sách đúng đắng và dễ dàng thực hiện vì công việc được nhiều thành viên hợp tác với nhau. Và đối với một số tập đoàn lớn, Việc lãnh đạo ủy quyền các chủ tịch các công ty con thực hiện những chính sách và phương hướng của tập đoàn sẽ giúp tập đoàn có thể dễ dàng mở rộng kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ như ông Phạm Nhật Vượng, Chủ Tịch Tập Đoàn Vingroup chả hạn, ông muốn lấn sang mặt hàng xe điện và phương tiện sử dụng năng lượng xanh, ông đã ủy quyền cho bà Lê Thị Thu Thủy, làm Chủ tịch VinFast và sự ủy quyền này đã đưa công ty con VinFast trở thành một trong những mảng tốt nhất của Vingroup trong tương lai. Và tạo dựng tên tuổi trong ngành sản xuất ô tô điện đang cạng tranh rất kịch liệt trên toàn thế giới. Và đồng thời ông cũng ủy quyền cho nhiều người khác quản lý các công ty của mình và cân bằng các hạng mục một cách hoàn hảo, giúp Tập Đoàn của ông đạt lợi nhuận trước thuế đạt 12.694 tỷ đồng. Với sự lãnh đạo ủy quyền của ông đã mang đến thành công nhất định cho tập đoàn Vingroup.
Trên là 2 cách lãnh đạo khá tiêu biểu, phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phong cách lãnh đạo phù hợp ở Việt Nam rất nhiều và cũng có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác có thể đưa doanh nghiệp Việt Nam mình tiến xa hơn rất nhiều. Vấn đề là việc áp dụng nó có thành công hay không phụ thuộc vào tài năng của nhà lãnh đạo đó. Bản thân lãnh đạo không nên quá ràng buộc vào các phong cách đã có sẵn, nên thực hiện phong cách lãnh đạo của mình miễn sao cho nó phù hợp với doanh nghiệp với thời kì kinh tế hiện tại, có thể đưa doanh nghiệp của mình đạt đến thành công đỉnh cao thì đó là phong cách hợp với doanh nghiệp Việt Nam nhất.