Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 99)

3.2.2. L Nâng cao nhận thức về xếp hạng tín dụng

Các NHTM cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị và các cán bộ có liên quan đến xếp hạng về vai trò của công cụ XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản bảo đảm an toàn, trích lập dự phòng rủi ro nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Tại các NHTM, hệ thống XHTD mang những tên gọi khác nhau do XHTD chỉ là một phần trong tác nghiệp phân tích, thẩm định đánh giá khách hàng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng XHTD trong việc quản lý rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Đối với những ngân hàng lớn, việc XHTD khách hàng được dùng làm cơ sở để quyết định giới hạn tín dụng; giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cấp tín dụng và tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Đồng thời, cũng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Đối với khách hàng xếp loại tốt có thể được áp dụng các ưu đãi về tín dụng như điều kiện vay được nới lỏng5 giảm lãi suất,...còn đối với các khách hàng có xếp hạng tín nhiệm thấp thì cân phải phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

Hiện nay nhìn chung các NHTM đều đã xây dựng hệ thống XHTD để phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng và chính sách khách hàng. Mỗi NHTM đều có kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống XHTD sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, điểm số xếp hạng. Các NHTM tự xây

dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và tuân thủ theo các quy định của NHNN tại Điều 4 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các tổ chức trong nước và quốc tế. Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng của các NHTM tương đối giống nhau, nhưng các chỉ tiêu phi tài chính thì có sự khác biệt lớn. Chính vì vậy, các NHTM nên sử dụng thêm các thông tin xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC như một kênh để so sánh, đánh giá, hỗ trợ cho kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Với quy mô kho dữ liệu lớn, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại, thông tin được kiểm soát chất lượng đầu vào và bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước, hệ thống thông tin tín dụng của CIC là kênh thông tin hữu ích cho hoạt động quản trị rủi ro ở các NHTM; hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.

3.2.2.2. X ây (lụng hệ thống thông tin riêng của các Ngân hàng thương mại

Các NHTM nên xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng. Các thông tin xếp hạng không chỉ bao gồm các thông tin xếp hạng nội bộ mà còn bổ sung thêm các thông tin xếp hạng từ CIC, các NHTM cũng cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhung họp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là cũng một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

3.2.2.3. Tăng cường sự ph ối họp giữa CIC và các Ngân hàng thương mại

Hiện nay, nguồn dữ liệu chủ yếu để phục vụ cho công tác xếp hạng tín dụng của CIC vẫn là các thông tin tín dụng các khách hàng vay được cung cấp bởi các NHTM, bên cạnh đó CIC là tổ chức duy nhất có thể cung cấp dịch vụ xếp hạng và chấm điểm với quy mô rộng tại Việt Nam. Có một số công ty tư nhân bao gồm cả các cơ quan nước ngoài đang cung cấp thông tin xếp hạng, nhưng độ bao phủ của họ rất hạn chế so với CIC. Nhiều NHTM còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin tín dụng cũng như các thông tin về xếp hạng tín dụng được cung cấp

từ phía CIC, nên còn chưa có sự hợp tác, phối họp giữa các NHTM và CIC. Do vậy, từ phía CIC và NHNN cần có một chế tài, quy định cụ thể về việc các TCTD cung cấp thông tin cho CIC. Các NHTM cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ, tuân thủ đúng các yêu cầu về số liệu, thông tin cung cấp cho CIC.

3.2.2.4. Đấy mạnh thực thi xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng

Đe quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, các NHTM phải kiên quyết hơn trong việc áp dụng và thực thi hệ thống XHTD khách hàng. Đế thực hiện được điều này các NHTM có thể thường xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống XHTD tại các chi nhánh trong hoạt động tín dụng, khi phát hiện ra những sai phạm phải kiên quyết xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách họp lý. Bên cạnh các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng đang được sử dụng, cần xem xét thêm các chỉ tiêu liên quan đến thời hạn tín dụng vào tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và định hướng cho vay theo ngành, nghề, định hướng cơ cấu lại nợ xấu, quản lý nợ xấu.

a / Định hướng cho vay theo thời hạn tín dụng

Đối với khoản vay trung và dài hạn: Khoản vay thường được sử dụng để phát triến quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc chiều sâu nhằm tạo ra của cải cho xã hội thông qua gia tăng mức sản xuất. Chính vì vậy, các yếu tố chính cần được xem xét là các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời, triển vọng phát triển ngành, mức độ chống chọi trước biến động vĩ mô, khả năng gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp mới, sản phẩm thay thế,.. .Vì các yếu tố đó mới ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong tương lai. Nhũng chỉ tiêu này sẽ phải có tỷ trọng cao hơn. Đối với các khoản vay ngan hạn: Khoản vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung vốn lun động.. .Các chỉ tiêu cần xem xét điều chỉnh tỷ trọng như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

Bên cạnh đó, các khoản vay cần được phân biệt theo quy mô vốn vay nhằm đảm bảo an toàn với mức phí phân tích thẩm định chấp nhận được. Cách sử dụng chỉ số xếp hạng của CIC để thực hiện tham khảo khi ra quyết định tín dụng trung và

dài hạn như sau:

^ Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp có hạng ban đầu AAA đến BBB và xác suat giu nguyên hạng cao hơn 50% thì châp nhận cho vay theo như quy định của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

^ í rường họp 2: Đối với các doanh nghiệp có hạng ban đầu từ AAA đến A xác suất giữ nguyên hạng nhỏ hơn 50% thì cần tính tổng xác suất tăng hạng và giữ nguyên hạng; nếu tổng xác suất này cao hơn 50% thì phê duyệt yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Trương hợp 3: Doanh nghiệp có hạng ban đâu BBB, xác suất giữ nguyên hạng nho hơn 50%, tông xác suât tăng hạng và giữ nguyên hạng cao hơn 50% thì phải xem xét đên xác suât giảm hạng cao nhất. Nếu mức xác suất giảm hạng cao nhất đó tương ứng khả năng giảm xuống hạng BB thì cần xem xét kỹ chu kỳ kinh tế và tài sản đảm bảo trước khi cho vay mới đồng thời tập trung thu hồi nợ cũ. Nếu mức xác suất giảm hạng cao nhất tương ứng khả năng giảm xuống hạng dưới BB thì chỉ tập trung thu hôi nợ cũ nếu có và hạn chế mở rộng tín dụng.

'T Tru ơn g họp 4: Doanh nghiệp có hạng ban đâu BB, xác suất giữ nguyên hạng trên 50%, xác suất tăng hạng cao hơn xác suất giảm hạng thì có thể mở rọng tin dụng trung hạn nhưng cân đánh giá chu kỳ kinh tê, biện pháp trả nợ và tài sản đảm bảo.

^ Trường họp 5: Các doanh nghiệp còn lại thì đều hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ. Các doanh nghiệp có hạng c c c chỉ giãn nợ hoặc gia hạn nợ nếu có biện pháp khắc phục khả thi. Các doanh nghiệp có hạng từ c c cần xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cũ.

b/Đ ịn h hướng cho vay theo ngành

Theo số liệu tổng hợp xếp hạng tín dụng từ năm 2012 đến 2014 theo ngành như sau:

Báng 3.1- Cơ cấu D N theo ngành đạt hạng trong nhóm A từ năm 2012 đến 2014

Ngành/Năm 2012 2013 2014

Nông lâm ngư nghiệp 8.66 8.60 8.66

Thương mại và dịch vụ 47.77 48.13 47.77

Xây dựng 12.24 12.42 12.24

Công nghiệp 31.33 30.85 31.33

Tống 100 100 100

(Nguôn: Trung tâm thông tin tín dụng quôc gia Việt Nam)

Bảng 3.2- Cơ cấu D N theo ngành đạt hạng trong nhóm B từ năm 2012 đến 2014

Ngành/Năm 2012 2013 2014

Nông lâm ngư nghiệp 6.98 7.05 8.23

Thương mại và dịch vụ 41.11 44.08 44.01

Xây dựng 17.35 16.80 15.53

Công nghiệp 34.57 32.08 32.23

Tống 100 100 100

(Nguôn: Trung tăm thông tin tín dụng quôc gia Việt Nam)

Bảng 3.3- Cơ cẩu D N theo ngành đạt hạng trong nhóm c từ năm 2012 đến 2014

Ngành/Năm 2012 2013 2014

Nông lâm ngư nghiệp 8.26 11.79 11.26

Thương mại và dịch vụ 14.68 17.47 26.13

Xây dựng 19.27 17.90 11.71

Công nghiệp 57.80 52.84 50.90

Tống 100 100 100

\ —--- ---7--- ---

(Nguôn: Trung tăm thông tin tín dụng quôc gia Việt Nam)

Nhìn vào bảng cơ cấu chỉ số xếp hạng doanh nghiệp theo ngành từ năm 2012 đến 2014 ta thấy ngành thương mại dịch vụ có tỷ lệ doanh nghiệp đạt nhóm hạng A và B cao nhât trong 4 ngành và tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp có nhóm hạng c cao nhất là ngành công nghiệp nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng giảm.

Bảng 3.4- Cơ cấu íloanh nghiệp theo nhóm hạng của từng ngành qua các năm 2012, 2013 và 2014

Nhóm hạng /Ngành

Nông lâm ngư nghiệp

Thương mại và

dịch vụ Xây dựng Công nghiệp 2012

Nhóm A 48.85 50.98 42.74 46.51

Nhóm B 46.35 46.91 54.17 47.77

Nhóm c 4.81 2.11 3.10 5.72

Tổng 100 100 100 100

2013

Nhóm A 54.70 54.12 43.25 48.81

Nhóm B 40.33 44.58 52.62 45.65

Nhóm c 4.97 1.30 4.13 5.54

Tống 100 100 100 100

2014

Nhóm A 62.69 53.45 43.13 50.87

Nhóm B 34.56 45.46 52.92 44.16

Nhóm c 2.75 1.09 3.95 4.97

Tống 100 100 100 100

--- ' ~ —---— --- ---7--- ——--- ---

(Nguôn: Trung tâm thông tin tín dụng quôc gia Việt Nam)

Ngành thương mại dịch vụ ở bảng 3.04 có tỷ lệ doanh nghiệp đạt hạng ở nhóm A cao nhất và cao trên 50%; có xu hướng tăng từ 50.98% năm 2012 lên 53.45% năm 2014.

Hơn nữa, tỷ lệ các doanh nghiệp có hạng nhóm A trong ngành nông lâm nghiệp tăng ổn định từ 48.85% năm 2012 lên 62.69% năm 2014 cho thấy đây cũng là ngành tiềm năng để mở rộng tín dụng nhung giới hạn đổi với các doanh nghiệp có hạng nhóm A.

Các doanh nghiệp ngành xây dựng có tỷ lệ hạng nhóm B cao nhất và có xu hướng tăng. Khuyến cáo hạn chế mở rộng tín dụng với ngành xây dựng nhất là các doanh nghiệp có hạng nhóm B.

Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp có tỷ lệ ở hạng c cao nhất trong

tương quan 4 ngành nhưng xét trong nội bộ ngành công nghiệp thì tỷ lệ các doanh nghiệp đạt hạng nhóm A lại khá cao (trên 40%).

Tóm lại, dựa vào thống kê kết quả xếp hạng tín dụng để định hướng cho vay theo ngành nghề thì nên cho mở rộng tín dụng với ngành có tỷ trọng doanh nghiệp đạt hạng nhóm A cao nhất so với các ngành khác như ngành thương mại dịch vụ hay tỷ trọng doanh nghiệp đạt hạng nhóm A cao nhất so với các nhóm hạng khác như nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp.

Tuy nhiên, định hướng mở rộng tín dụng và cho vay mới theo ngành dựa trên chỉ số xếp hạng này cần thực hiện tính toán lại thường xuyên.

c/ Định hướng c ơ cấu lại Ì1Ợ xẩu, quản lý nợ xấu

Trước hết xem xét thống kê tỷ lệ phát sinh nợ quá hạn của các doanh nghiệp theo chỉ số xếp hạng của năm tài chính trước đó

Bảng 3.5-Tỷ lệ phát sinh nợ quá hạn theo từng hạng tín dụng của năm tài chính trước đó

xếp hạng Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Năm 2014 (%)

AAA 1,74 4,31 2,77

AA 3,44 4,15 3,81

A 4,79 6,44 4,76

BBB 5,43 7,68 6,9

BB 8,47 11,63 9,41

B 15,78 15,77 18,26

c c c 37,65 37,30 40,32

c c 64,62 73,42 76

c 57,63

— .-------------------------------------------------------------------------------------

40 77,78

--- ' --- ---7--- —— —---

(Nguôn: Trung tâm thông tin tín dụng quôc gia Việt Nam)

Với thống kê về chỉ số xếp hạng từ năm 2012 đến 2014 và số lượng doanh nghiệp phát sinh nợ quá hạn ở năm tài chính sau trong từng hạng cho thấy ngay cả doanh nghiệp có hạng AAA vẫn có khả năng phát sinh nợ quá hạn trong năm tài chính

sau đó. Như vậy, sau khi thẩm định và ra quyết định cho vay cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên đánh giá lại doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn. Trong trường họp đã thực hiện tốt thẩm định đánh giá trước và trong khi vay đồng thời trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay mà doanh nghiệp vẫn phát sinh nợ quá hạn thì ta nên xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đế có biện pháp cơ cấu xử lý nợ phù hợp, cụ thể như sau:

s Nhóm các doanh nghiệp có hạng từ AAA đến A mà phát sinh nợ quá hạn thì nợ quá hạn thường do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ khách hàng chưa có tiền trả. Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn, loại nợ quá hạn này ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao.

s Nhóm các doanh nghiệp có hạng tín dụng từ BBB trở xuống mà phát sinh nợ quá hạn thì khả năng cao là do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, bị thiên tai, lừa đảo không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý. Loại nợ quá hạn này được gọi là nợ khó đòi, khả năng thu hôi nợ này rât thấp. Do vậy, đối với tình huống này nên xem xét đến thanh lý tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khoản vay.

Từ kinh nghiệm của các nước về việc xử lý nợ xấu, các tổ chức tín dụng có thể chứng khoán hoá các khoản nợ khó đòi. Với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi sẽ chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn để hỗ trợ thanh khoản giúp đơn vị đó tồn tại. Mặt khác, nên chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và các ngân hàng (chủ nợ cũ) sẽ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần đối với những doanh nghiệp có thể phục hồi.

Hiện nay, Ngân hàng nhà nước và các bộ ngành đã đưa ra giải pháp thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhằm giải quyết nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng. Trong thời gian tới, cần điều hành và quản lý VAMC theo hướng: có cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ; thẩm quyền rõ ràng và thời gian hoạt động hợp lý; có cơ chế quản trị phù họp, hiệu quả, chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả hoạt động cần được

kiểm toán độc lập. Công ty này phải chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và liên hệ chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại.

Theo cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước giá trị và quy mô nợ xấu là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ, số liệu tính đến tháng 7/2014.

Nợ xấu của Việt Nam gắn với nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước rất phức tạp, đan xen, chồng chéo giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các ngân hàng.

Do đó, tái cơ cấu nợ xấu phải bắt đầu từ tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và xét đến cùng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không thể thành công nếu không đồng bộ với cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.

3.2.2.5. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo cán bộ

Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh, và không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của các cán bộ tác nghiệp. Vì vậy, các NHTM cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng phân tích, đánh giá của đội ngũ cán bộ xếp hạng tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)