MỘT SÓ KIÉN NGHỊ VÈ GIẢI PHÁP THỤC HIỆN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 103)

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt độngXHTD

Đê hoàn thiện hệ thống XHTD tại các NHTM, cần phải rà soát và ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn các tiêu chuẩn sử dụng trong XHTD.

Các chỉ tiêu đánh giá phải phù họp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng thời, phải vừa đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh phù họp với những biên động của điều kiện kinh doanh trong tương lai.

Kết quả XHTD phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá theo hướng dẫn của NHNN nhằm thống nhất trên phạm vi cả nước hơn

nữa, số liệu tính toán của NHNN được hồi quy trên phạm vi rộng từ nhiều nguồn khác nhau sẽ sát với thực trạng các nhóm ngành, nghề hơn sổ liệu của từng NHTM, khi có biến động thì NHNN sẽ xem xét điều chỉnh và các NHTM theo đó để cập nhật lại. Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển.

3.3.1.2. Tạo điều kiện để năng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp CIC và là thành viên của Chính phủ quản lý về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Việc hình thành tố chức XHTD chuyên nghiệp có vai trò rất lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phát triển, Việt Nam cần phải xây dựng tổ chức XHTD, có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp một cách khách quan, tạo được niềm tin với người sử dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn. Do vậy, ban lãnh đạo NHNN thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định đã được Thống đốc ban hành, phối họp chặt chẽ với CIC đẩy mạnh hoạt động TTTD, đặc biệt là đưa ra các biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể là:

(i) Hỗ trợ cho CIC và chỉ đạo các cục vụ liên quan sớm nghiên cứu xây dựng các nghị định để đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thông tin tín dụng của CIC nói riêng và tăng cường năng lực, phát huy tốt nhất hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng.

(ii) Tăng cường hơn nữa trang bị thiết bị tin học, phương tiện truyền thông, đầu tư cả phần mềm hệ thống, phần mềm bảo mật, nghiệp vụ hiện đại tiên tiến, có công nghệ quốc tế để cho hoạt động của CIC nói riêng và hệ thống TTTD Việt Nam có bước nhảy vọt, theo kịp các nước khu vực và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.

(iii) Chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN liên quan cung cấp cho CIC những

thông tin liên quan đến hoạt động TTTD đảm bảo nguồn tin kiểm soát dữ liệu cung cấp của các TCTD và đủ để phân tích đánh giá, giám sát hoạt động của TCTD.

(iv) NHNN Việt Nam cần chỉnh sửa quy chế phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực ngân hàng, trong đó có những quy định cụ thể, thật rõ ràng, nghiêm khắc để

xử lý các trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo TTTD, đồng thời có khen thưởng kịp thời những gương tốt và khuyến kích cá nhân làm tốt.

3.3.1.3. Kiến nghị Chính phủ xây dựng kho dữ liệu về doanh nghiệp đầy đủ, cập nhật, chính xác

Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin về doanh nghiệp phục vụ công tác XHTD còn nhiều hạn chế. Rất khó có thể thu thập được thông tin về một doanh nghiệp nào đó về các khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các tổ chức tín dụng_Ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì hồ sơ tài chính được công bố công khai ra bên ngoài.

Đê minh bạch hoá thông tin kinh tế, tạo nguồn thông tin cung cấp công khai cho các đôi tượng có nhu cầu đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác.

3.3.2. Đối với doanh nghiệp vay vốn

Báo cáo xếp hạng tín dụng nói chung được lập trên hai thông tin chính là báo cáo tài chính, thông tin phi tài chính và thông tin dư nợ của doanh nghiệp trong hệ thống tổ chức tín dụng. Đối với người cho vay (các tổ chức tín dụng) thì thông tin vê tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp là rất khách quan và sẵn có nhưng thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường thì lại là phần thông tin bất đôi xứng của người cho vay. Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nhà quản lý đại diện lợi ích của chủ sở hữu nên họ hành xử vì lợi ích của chủ sở hữu hơn là lợi ích của chủ nợ. Vì thế để được nhận khoản tiền vay từ ngân hàng họ luôn có khuynh hướng khai khống tài sản, thổi phồng doanh thu và lãi, trong khi họ luôn tìm cách che giấu nợ và chi phí. Chính vì thế báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi đến ngân hàng để thẩm định vay vốn phần lớn đều có thông tin tài

chính sai lệch với sự thật tài chính của chính bản thân doanh nghiệp. Neu nguồn dữ liệu báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp không đúng sự thật thì tác động rất lớn đến số điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng. Xét về trực quan thì người cho vay tức là các ngân hàng thương mại sẽ là nạn nhân của rủi ro này, tuy nhiên hậu quả này về lâu dài doanh nghiệp sẽ hứng chịu (ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng tín dụng sau này của doanh nghiệp) khi các ngân hàng phát hiện sai lệch ở báo cáo tài chính. Những hậu quả này được Graham et al. (2008), Arie L. Melnik, (2009) chỉ ra khi so sánh các khoản vay ngân hàng trước và sau khi có thông tin công bố về báo cáo tài chính có sai lệch và cho thấy rằng các khoản vay sau khi có báo cáo tài chính sai lệch có sự chênh lệch cao hơn đáng kể về lãi vay, kỳ hạn ngắn hơn, khả năng cao hơn về tài sản đảm bảo và nhiều hơn nữa; và hạn chế giao ước cho vay hơn trước đây. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không vay được vốn hoặc vay được nhưng chi phí vay quá cao dẫn đến thua lỗ và khi đó khoản nợ trở thành nợ xấu. Để khắc phục thông tin bất cân xứng này thì người cho vay (ngân hàng) luôn tìm biện pháp bảo về mình bằng cách yêu cầu bên đi vay cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán. Để tăng niềm tin của người sử dụng đối với báo cáo tài chính của mình, các doanh nghiệp khi cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng nên cung cấp báo cáo tài chính được kiếm toán. Thực hiện được điều này doanh nghiệp phải tốn chi phí cho kiểm toán, nhưng đổi lại niềm tin của ngân hàng đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó dẫn đến việc tiếp cận vốn ở hiện tại và về lâu dài cũng dễ dàng hơn. Đồng thời góp phần đưa ra đánh giá chuẩn xác về rủi ro khoản vay đảm bảo chất lượng tín dụng.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Chương này đã nêu rõ một số giải pháp mang tính chất gợi mở đồng thời cũng nêu lên những kiến nghị đối với các cơ quan chuyên trách để góp phần giảm thiểu rùi ro, hạn chế tối đa nợ xấu cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)