CHƯƠNG III. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Hình thế thời tiết gây mưa nhỏ mưa phùn ở khu vực th&nh phố Hải Phòng
Phân tích bộ bản đồ v& giản đồ đợt mưa nhỏ mưa phùn từ ng&y 11-12 tháng Giêng năm 2015 (từ hình 3.3 đến hình 3.6) ta thấy, trên bản đồ bề mặt ng&y 11 (hình 3.3a), khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rìa tây nam áp
cao lạnh lục địa có tâm ở v&o khoảng 30°N; 120°E với trị số khí áp trung tâm khoảng 1030mb. Trên mực 850mb (hình 1b), hình thế thời tiết ít thay đổi so với mực bề mặt, khu vực nghiên cứu vẫn nằm ở rìa tây nam của áp cao lạnh lục địa được thể hiện bởi đường đẳng độ cao địa thế 152 dam đtv. Trên mực 700mb (hình 3.3c) v& mực 500mb (hình 3.3d), miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của rãnh thấp trong đới gió tây trên cao v& c&ng lên cao rãnh thấp n&y thể hiện c&ng rõ rệt.
a) b)
c) d)
Hình 3.3: Bản đồ synop lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 11 tháng Giêng năm 2015 của các mực: bề mặt (hình a), 850mb (hình b), 700mb (hình c) và 500mb (hình d)
Phân tích giản đồ thiên khí tại trạm Bạch Long Vĩ cùng ng&y (hình 3.4) ta thấy, dưới mực 850mb gió có th&nh phần đông còn trên mực 850mb gió có th&nh phần tây. Đặc biệt ở đây có một lớp nghịch nhiệt mạnh nên gió đông
tầng thấp mang hơi ẩm từ biển v&o nhưng gió tây trên đó ấm hơn không khí ẩm v& ấm tầng thấp không đi lên được, tạo th&nh một m&n mây St gây nên mưa nhỏ, mưa phùn cho khu vực Hải Phòng.
Hình 3.4. Bản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 11 tháng Giêng năm 2015 Sang ng&y 12 ta thấy, trên mực bề mặt (hình 3.5a), khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa có tâm ở v&o khoảng 400N; 120 E với trị số khí áp trung tâm khoảng 1040mb. Trên mực 850mb0 (hình 3.5b), áp cao n&y nghiêng xuống phía nam v& ở v&o khoảng 35 N, khu0 vực nghiên cứu vẫn nằm ở rìa phía nam của áp cao lạnh lục địa. Trên mực 700mb (hình 3.5c) áp cao lạnh lục địa không còn tồn tại. Trên mực 500mb (hình 3.5d), miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của rãnh thấp trong đới gió tây trên cao.
Phân tích giản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ cùng ng&y (hình 3.6) ta thấy, dưới mực 900mb gió có th&nh phần đông còn trên mực 900mb gió có th&nh phần tây. Đặc biệt ở đây có một lớp nghịch nhiệt mạnh nên gió đông tầng thấp mang hơi ẩm từ biển v&o nhưng gió tây trên đó ấm hơn không khí ẩm v& ấm tầng thấp không đi lên được, tạo th&nh một m&n mây St gây nên mưa nhỏ, mưa phùn cho khu vực Hải Phòng.
a) b)
c) d)
Hình 3.5: Bản đồ synop lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12 tháng Giêng năm 2015 của các mực: bề mặt (hình a), 850mb (hình b), 700mb (hình c) và 500mb (hình d)
Hình 3.6: Bản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12 tháng Giêng năm 2015 Phân tích bộ bản đồ v& giản đồ đợt mưa nhỏ mưa phùn từ ng&y 04-05 tháng Giêng năm 2019 (từ hình 3.7 đến hình 3.10) ta thấy, trên bản đồ bề mặt ng&y 04 (hình 3.7a), khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rìa tây nam áp cao lạnh lục địa có tâm ở v&o khoảng 32°N; 132°E với trị số khí áp trung tâm khoảng 1032mb, tức l& nằm trên biển Hoa Đông. Trên mực 850mb (hình 3.7b), trung tâm áp cao lạnh n&y lệch đông nam so với mực bề mặt. Trên mực 700mb (hình 3.7c) miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của rìa tây bắc áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương. Trên mực 500mb (hình 3.7d), miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của đới gió tây trên cao.
a) b)
c) d)
Hình 3.7. Bản đồ synop lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 04 tháng Giêng năm 2019 của các mực: bề mặt (hình a), 850mb (hình b), 700mb (hình c) và 500mb (hình d)
Phân tích giản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ cùng ng&y (hình 3.8) ta thấy, dưới mực 900mb gió có hướng đông bắc, khi lên cao gió quay hướng mạnh về bên phải, tạo th&nh một bình lưu nóng mạnh nên một lớp nghịch nhiệt mạnh. Lớp nghịch nhiệt mạnh n&y tạo điều kiện cho mây St phát triển v& gây nên mưa nhỏ, mưa phùn cho khu vực Hải Phòng.
Hình 3.8. Bản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 04 tháng Giêng năm 2019 Sang ng&y 05 tháng Giêng năm 2019, trên bản đồ bề mặt (hình 3.9a), trung tâm áp cao lạnh lục địa đã dịch chuyển nhiều sang phía đông v& tiếp tục suy yếu, miền Bắc Việt Nam vẫn nằm ở rìa phía nam của áp cao lạnh n&y.
Trên mực 850mb (hình 3.9b), khu vực chịu ảnh hưởng của rìa phía tây áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương. Lên đến mực 700mb (hình 3.9c), áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương mạnh dần lên v& rìa phía tây của nó tiếp tục khống chế miền Băc Việt Nam. Đến mực 500mb (hình 3.9d), miền Bắc Việt Nam chịu sự chi phối của đới gió tây trên cao.
a) b)
c) d)
Hình 3.9. Bản đồ synop lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 05 tháng Giêng năm 2019 của các mực: bề mặt (hình a), 850mb (hình b), 700mb (hình c) và 500mb (hình d)
Phân tích giản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ cùng ng&y (hình 8) ta thấy, dưới mực 900mb gió có hướng bắc đông bắc, khi lên cao gió quay hướng mạnh về bên phải, tạo th&nh một bình lưu nóng mạnh nên một lớp nghịch nhiệt mạnh. Lớp nghịch nhiệt mạnh n&y tạo điều kiện cho mây St phát triển v& gây nên mưa nhỏ, mưa phùn cho khu vực Hải Phòng.
Hình 3.10. Bản đồ thiên khí trạm Bạch Long Vĩ lúc 7 giờ (giờ Việt Nam) ngày 05 tháng Giêng năm 2019 Tóm lại, từ những phân tích trên ta thấy, không kể khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hình thế thời tiết l& áp cao lạnh lục địa suy yếu hay áp cao lạnh lục địa tăng cường ở tầng thấp cũng như hình thế rãnh thấp trên trên cao, áp cao cận nhiệt đới hay đới gió tây trên cao, miễn l& khi tồn tại một nghịch nhiệt mạnh ở độ cao trên dưới mực 900mb tại trạm Bạch Long Vĩ thì khu vực Hải Phòng có mưa nhỏ, mưa phùn.