Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo mưa nhỏ mưa phùn cho khu vực thành phố hải phòng trong các tháng nửa cuối mùa Đông (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Xây dựng phương trình dự báo sự xuất hiện mưa nhỏ mưa phùn

3.3.2. Kết quả thử nghiệm

a. Thử nghiệm dự báo trên chuỗi số liệu phụ thuộc

Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu phụ thuộc trạm Bạch Long Vỹ

Trạm Tháng Phụ Thuộc

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Bạch Long Vỹ

1 0.91 1.13 0.92 0.19 0.76

2 0.92 1.71 1.00 0.42 0.58

3 0.84 1.93 0.93 0.52 0.46

Kết quả thử nghiệm tại trạm Bạch Long Vỹ được dẫn ra trong bảng 3.9 cho thấy:

Đối với tháng 1: Chỉ số dự báo th&nh công cho xuất hiện mưa nhỏ mưa phùn v& không mưa lên đến trên 90%. Tỉ lệ dự báo đúng hiện tượng xuất hiện POD= 92%, tỉ lệ dự báo không nhỏ FAR=0.19. Cho thấy chất lượng dự báo của phương trình tháng 1 tại trạm Bạch Long Vỹ rất tốt.

Đối với tháng 2: Chỉ số dự báo th&nh công FC/PC rất cao (trên 90%), Tuy nhiên, để phát hiện v& dự báo mưa nhỏ mưa phùn thì phương trình không đạt chất lượng khi chỉ số POD chỉ bằng 1. Do đó, phương trình tháng 2 không thể sử dụng để dự báo MNMP.

Tháng 3: Phương trình dự báo mưa nhỏ mưa phùn xây dựng cho tháng 3 đạt chất lượng tương đối cao khi chỉ số dự báo th&nh công FC/PC tương đối cao (trên 80%). Tỉ lệ dự báo đúng sự xuất hiện của hiện tượng POD=93%, tuy nhiên, tỉ lệ dự báo khống tương đối cao (FAR=0.52). Do đó có thể sử dụng phương trình n&y, tuy nhiên cần có những biện pháp hiệu chỉnh để có thể cho chất lượng tốt hơn, giảm tỉ lệ dự báo khống của phương trình xuống thấp nhất có thể để nâng cao chất lượng dự báo.

Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu phụ thuộc trạm Hòn Dấu

Trạm Tháng Phụ Thuộc

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Hòn Dấu

1 0.85 1.16 0.84 0.28 0.64

2 0.92 1.16 0.95 0.18 0.78

3 0.82 1.08 0.82 0.24 0.65

Đối với kết quả thử nghiệm dự báo trên chuỗi số liệu phụ thuộc trạ Hòn Dấu được dẫn ra trong bảng 3.10 như sau:

Độ dự báo chính xác của cả ba tháng đạt từ 82% đến trên 85%, tỷ lệ dự báo khống thấp (FAR < 0.3); khả năng dự báo chính xác hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn xuất hiện cao (POD >0.82); mối quan hệ giữa số lần dự báo xuất hiện hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn v& số lần quan trắc hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn khá ho&n hảo khi TS > 0,78; khuynh hướng sai số nhỏ (BIAS <

1.16). Qua đó, có thể thấy khả năng dự báo của phương trình được xây dựng tương đối cao. Với độ chính xác đó, ba phương trình n&y đều có thể được sử

dụng để dự báo thử nghiệm cho chuỗi số liệu độc.

Bảng 3.11: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu phụ thuộc trạm Phù Liễn

Trạm Tháng Phụ Thuộc

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Phù Liễn

1 0.89 1.04 0.85 0.19 0.71

2 0.89 1.21 0.92 0.24 0.71

3 0.87 1.06 0.90 0.15 0.78

Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu phụ thuộc trạm Phù Liễn được dẫn ra trong bảng 3.11 như sau:

Độ chính xác của phương trình dự báo MNMP trong tháng 1 l& 89%, tỷ lệ dự báo khống l& 0,19; Các chỉ số BIAS, POD, TS lần lượt bằng 1.04, 0.85 v& 0.71 cho thấy khả năng dự báo của phương trình tháng 1 tương đối cao.

Đối với tháng 2: độ chính xác của phương trình dự báo MNMP trong tháng 2 l& 89%, tỷ lệ dự báo khống FAR= 0,58; các chỉ số BIAS, POD, TS lần lượt bằng 1.21, 0.92 v& 0.71 cho thấy phương trình của tháng 2 đạt chất lượng dự báo cao.

Độ chính xác của phương trình dự báo MNMP trong tháng 3 l& 87%, tỷ lệ dự báo khống FAR =0,15; các chỉ số BIAS, POD, TS lần lượt bằng 1.06, 0.9 v& 0.15. Qua đó ta thấy, phương trình dự báo MNMP được xây dựng cho tháng 3 đạt yêu cầu.

Kết luận: Từ kết quả xây dựng phương trình dự báo cho 3 trạm Bạch Long Vỹ, Hòn Dấu v& Phù Liễn trên chuỗi số liệu phụ thuộc đạt 8 trên tổng 9 phương trình đã xây dựng. Phương trình tháng 2 tại Bạch Long Vỹ không đạt chất lượng dự báo do đó không tiến h&nh thứ nghiệm phương trình n&y trên chuỗi số liệu độc lập.

b. Thử nghiệm dự báo trên chuỗi số liệu độc lập

Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập tại 3 trạm Bạch Long Vỹ, Hòn Dấu v& Phù Liễn được thể hiện qua bảng 3.12 đến bảng 3.14

Bảng 3.12: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập trạm Bạch Long Vỹ

Trạm Tháng Độc Lập

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Bạch Long Vỹ

1 0.79 1.30 0.50 0.62 0.28

3 0.67 1.38 0.56 0.59 0.31

Tại trạm Bạch Long Vỹ: Chỉ số FC/PC trong tháng 1 v& tháng 3 lần lượt l& 67% v& 79% cho thấy khả năng dự báo đúng của hai phương trình n&y tương đối cao. Đối với khả năng dự báo th&nh công sự xuất hiện của MNMP chỉ đạt trên 50%, tỉ lệ dự báo khống của phương trình tương đối cao ( FAR tháng 1 l& 0.62 v& FAR tháng 3 l& 0.59). Mối quan hệ giữa số lần dự báo xuất hiện hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn v& số lần quan trắc hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn chưa thực sự tốt khi TS chỉ lớn hơn 0,28; khuynh hướng sai số BIAS < 1.38.

Bảng 3.13: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập trạm Hòn Dấu

Trạm Tháng Độc Lập

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Hòn Dấu

1 0.61 0.89 0.28 0.69 0.17

2 0.71 1.00 0.33 0.67 0.20

3 0.87 0.92 0.80 0.13 0.71

Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập trạm Hòn Dấu được thể hiện qua bảng 3.13 cho thấy:

Đối với tháng 1, tháng 2: chỉ số FC/PC lần lượt l& 61% v& 71%. Khả năng dự báo sự xuất hiện của mưa nhỏ mưa phùn khả thấp (POD tháng 1 = 0.28, POD tháng 2 l& 0.33), tỉ lệ dự báo khống tương đối lớn FAR >0.67, chỉ số TS/CSI nhỏ ( TS/CSI tháng 1 l& 0.17 v& TS/CSI tháng 2 l& 0.2), khuynh hướng sai số của phương trình BIAS<1. Qua đó có thể thấy rằng, nếu việc yêu tiên cho dự báo xuất hiện mưa nhỏ mưa phùn thì 2 phương trình tháng 1 v& tháng 2 không đạt yêu cầu.

Tháng 3: Tỉ lệ dự báo th&nh công của phương trình đạt 87%, tỉ lệ dự báo đúng sự xuất hiện của mưa nhỏ mưa phùn POD=0.8, dự báo không tương đối thấp khi FAR=0.13, mối quan hệ giữa số lần dự báo xuất hiện hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn v& số lần quan trắc hiện tượng mưa nhỏ mưa phùn khá ho&n hảo khi TS=0.71, chỉ số BIAS =0.91. Qua đó cho thấy phương trình tháng 3 đạt chỉ tiêu dự báo.

Bảng 3.14: Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập trạm Phù Liễn

Trạm Tháng

Độc Lập

FC/PC BIAS POD FAR TS/CSI

Phù Liễn

1 0.60 0.43 0.29 0.33 0.25

2 0.85 1.00 0.80 0.20 0.67

3 0.70 1.45 0.94 0.36 0.62

Kết quả thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập trạm Phù Liễn được thể hiện qua bảng 3.14 cho thấy:

Độ chính xác của phương trình dự báo MNMP trong tháng 1 l& 60%, khả năng dự báo chính xác hiện tượng POD=0.29; các chỉ số FAR, TS/CSI v&

BIAS lần lượt bằng 0.33, 0.25 v& 0.43. Cho thấy phương trình tháng 1 không đạt yêu cầu.

Đối với tháng 2 v& tháng 3: Chỉ số FC/PC lần lượt l& 85% v& 70%, tỉ lệ dự báo khống tương đối thấp ( tháng 3 FAR=0.2, tháng 3 FAR=0.36), xác

suất phát hiện mưa nhỏ mưa phùn tương đối lớn POD tháng 2 l& 0.8 v& POD tháng 3 l& 0.94; các chỉ số TS/CSI v& BIAS lầt lượt l& 0.67 v& 1 đối với tháng 3, 0.62 v& 1.45 đối với tháng 3. Qua đó có thế thấy, phương trình tháng 2 v&

tháng 3 đạt yêu cầu.

Kết luận: từ những kết quả phân tích trên ta thấy, độ chính xác khi thử nghiệm dự báo trên chuỗi số liệu độc lập đạt kết quả tương đối cao, cao nhất lên tới 87% v& thấp nhất l& 60%. Khả năng dự báo sự xuất hiện của mưa nhỏ mưa phùn rất cao, cao nhất đạt 94%. Đối với 8 phương trình tham gia v&o thử nghiệm trên chuỗi số liệu độc lập thì có 5 phương trình được chọn để đề nghị thử nghiệm dự báo nghiệp vụ gồm:

Trạm Bạch Long Vỹ: tháng 1, 2 Trạm Hòn Dấu: tháng 3 Trạm Phù Liễn: tháng 2, 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo mưa nhỏ mưa phùn cho khu vực thành phố hải phòng trong các tháng nửa cuối mùa Đông (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)