2.2 Tóm tắt vở kịch
3.4.2. Ngôn ngữ đối thoại
Đây cũng là một biện pháp hài kịch truyền thống, được Moliere sử dụng rất nhiều lần trong các vở hài kịch của mình, sự trùng lặp có những biểu hiện rất phong phú, hấp dẫn bằng cả hành động và ngôn ngữ. Cơ sở của biện pháp này là sự nhắc đi nhắc lại một từ, một đảo ngữ để gây ra một hiệu quả hài kịch. Moliere còn sử dụng cả sự nhắc đi nhắc lại các ý kiến được biểu hiện bằng các từ ngữ khác nhau. Có lúc sự trùng lặp biến nhân vật thành cái máy, có khi hai nhân vật bắt chước động tác của nhau.
Ngôn ngữ đối thoại trong hài kịch Moliere thường gắn với những tỉnh huống hiểu lầm giữa các nhân vật có nét tính cách khác nhau. Đồng thời, ngôn ngữ đối thoại
trong hài kịch Moliere còn gắn liền với việc thể hiện tính cách nhân vật và được sử
dụng thường phù hợp với tính cách nhân vật. Jourdain là một người nỗi bật với tính cách trưởng giả học đòi, nên ngôn ngữ mà nhân vật này sử dụng cũng thê hiện rõ thói trưởng giả ấy. Với con người này cứ hễ mở miệng ra là nói về danh vọng vả giới quý tộc, mỗi việc làm, hành động của lão đều gan chặt với một chữ danh. Khi đối thoại với con cái hay với vợ, với đầy tớ ngôn ngữ của Jourdain đều có sự thống nhất bộc lộ tính cách trưởng giả của mình: “Tôi đã đề các thầy phải chờ đợi mất một tí, chả là hôm nay tôi phải sắm sửa đề ăn mặc ra người quý phái..”, “Bác phó may của tôi bảo rằng những người quý phái buổi sáng đều mặc như thế này cả”, “Tôi hết sức thèm muốn được trở thành người bác học, và tôi tức giận rằng bố mẹ tôi không cho tôi học hành tử tế tat cả khoa học khi tôi còn trẻ tuổi”, “Cậu không phải quý tộc, cậu sẽ không lây được con gái tôi”...
31
Đối với con cái mà cái thói trưởng giả của lão lan at ca bén phận làm cha:
Jourdain: - Lai day con, lai gan day và đưa tay cho ngài đây. Ngài hạ cô hỏi con làm VỢ đây.
Lucile: - Chết chửa! Cha ơi sao cha lạnh lùng thế nảy!
Jourdain: - Không, không, không phải kịch đâu, chuyện rất đúng đắn đấy, và hết sức vẻ vang cho con. Đây là người chồng mà cha kén cho con.
Lucile: - Cho con à, thưa cha?
Jourdain: - Phai, cho con, Nao, hay cam lay tay chang va hay ta on troi da ban cho con hanh phuc.
Lucile: - Con không muốn lấy chồng đâu.
Jourdain: - Nhưng cha muốn, cha là cha của con.
Đặc biệt, tác giả rất thành công khi sử dụng biện pháp trùng lặp một đoản ngữ, một câu do hai nhân vật đưa ra. Nó có tác dụng tạo ra nhiều sắc thái cười khác nhau và hiệu quả gây cười khác nhau: mỉa mai, châm biểm qua đó xác định tính cách nhân vật. Trong hài kịch Trưởng giả học làm sang, Moliere đã sử dụng kiểu trùng lặp này
vào những thời điểm mà ở đó xung đột kịch căng thăng như ở lớp IX và lớp X hồi 3,
khi Cleonte và Lucile có những mâu thuẫn về tỉnh cảm, cuối cùng mâu thuẫn cũng được giải quyết vì Lucile đã nói sự thật và đỗ dành Cleonte:
Cleonte (nói với người hầu Koviel): - Sau biết bao hy sinh nồng nhiệt, bao nỗi tương tư và bao niềm ước nguyện vì nhan sắc của nàng!
Koviel: - Sau biết bao công săn đón siêng năng, bao công chăm sóc và đỡ đàn con đã dành cho nó trong nhà bếp của nó.
Cleonte: - Bao dòng nước mắt ta đã nhỏ xuống dưới chân nàng!
Koviel: - Bao thùng nước con đã kéo từ giếng lên hộ nó!
Cleonte: - Bao sự nồng nhiệt ta đã biêu lộ trong mối tình yêu thương nàng hơn cả bản than!
Koviel: - Bao nhiêu nóng bức con đã chịu đựng khi quay thịt trong lò hộ nó!
Cleonte: - Nang bỉ bạc lánh xa ta!
Koviel: - Nó trâng tráo quay lưng vào mặt con.
Cleonte: - Thật là một sự tráo trở xứng đáng với những hình phạt lớn nhất!
32
Koviel: - Thật là sự phản bội đáng một nghìn cái tát tai.
Lucile (Nói với Cleonte): Có chuyện gi thé,, anh Cleonte? Anh lam sao thé?
Nicole (Noi véi Koviel): Anh lam sao thé, Koviel?
O doan nay, Moliere để cho nhân vật chủ đối thoại với nhau, nhân vật day tới đối thoại với nhau.
Lucile (Nói với Cleonte): Anh có điều gì phiền muộn?
Nicole (Noi với Koviel): Anh cáu kinh cai gi?
Lucile (Noi véi Cleonte): Anh Cleonte, anh cam day a?
Nicole (Nói với Koviel): Koviel, anh tắc họng à?
Cleonte (Nói với Lucile): Rõ là đồ xảo quyệt!
Koviel (Nói với NIcole): Rõ thật là phản phúc!
Ở đây vai trò của người đầy tớ vô cùng quan trọng để làm tăng hiệu quả gây cười ở trong đoạn hội thoại này khi người chủ nói một câu và người hầu cũng “bắt chước”
nói một câu như vậy.
Ngôn ngữ đối thoại là một biện pháp hài kịch có nhiều khả năng gây cười và tạo hiệu ứng hài kịch cao. Bản thân mỗi câu nói của mỗi nhân vật nó đã có tác dụng gây ra tiếng cười và dẫn đắt mâu thuẫn giữa những cuộc đối thoại, giúp cho kịch tính được phát triển nhanh hơn. Đó cũng là mẫu chốt đề hành động kịch phát triển. Moliere đã sử dụng biện pháp này với kĩ xảo hai kịch đặc biệt tài hoa, ông đã sử dụng một cách độc đáo tạo ra tiếng cười khỏe khoắn, giàu sức biểu cảm với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.
Moliere đã sử dụng linh hoạt cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại vào trong sáng tác của mình. Chính điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ kịch của ông. Ngôn ngữ trong hài kịch của ông gắn liền với việc thể hiện các tình huỗng gây hiểu lầm, với việc thê hiện tính cách nhân vật và xây dựng các mản độc thoại đặc sắc. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của Moliere luôn có sự đan xen khéo léo trong các vở hài kịch đã góp phần quan trọng vào việc thê hiện nội dung tác phẩm nhờ đó mà âm hưởng tiêng cười vang vọng hơn, sâu sắc hơn.
33
3.5 Thủ pháp trào phúng
Trong "Trưởng giả học làm sang," Molière sử dụng thủ pháp trào phủúng một cach tinh té dé cham biém và phê phán những khía cạnh của xã hội và con người.
Dưới đây là một số ví dụ về thủ pháp trào phúng trong vở kịch này:
e Nhan dé: “Truong gia hoc lam sang”
Trong tiếng Pháp, một “quý tộc” được định nghĩa bởi dòng dõi quý tộc, vậy AOD
nên không có thứ gọi là “tư sản quý tộc”. Theo từ điển, trưởng giả có nghĩa là những người trong xã hội cũ có xuất thân bình thường, nhưng nhờ buôn bán, kinh doanh mà trở nên giàu có. Jourdain cũng vậy, ông là con của một nhà buôn giàu có, làm ăn phát đạt. Vì luôn tôn sùng giới quý tộc, muốn trở thành quý tộc nên ông muốn “học làm sang”. Điểm trào phúng ở đây là do Jourdain vốn là một người ngờ nghệch, ít hiểu biết nhưng vẫn muốn học đòi làm sang. Sự sang trọng, quý phái dường như không
thuộc về một trưởng giả có tư duy hẹp và thấp như Jourdain, đặc biệt khi ông không
có dòng dõi quý tộc.
e©_ Ngôn từ hài hước và châm biếm
Molière sử dụng ngôn từ hài hước và châm biếm để tạo ra những đoạn thoại và diễn đạt những ý tưởng châm biếm về xã hội và tầng lớp quý tộc. Các nhân vật thường có khả năng nói mỉa mai và sắc sao, đặc tính của thủ pháp trào phúng.
Trong trích đoạn giữa ông Jourdain và bác phó may, khi ông hỏi về độ vừa văn của chiếc áo, sự chững chạc của chiếc lông đính mũ, thi nhận lại những lời nịnh hót như rót mật vào tai: "Còn phải hỏi, tôi đỗ họa sĩ nao lay but mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được"; "chững chạc tuốt". Những ngôn từ ấy tuy đối đáp trong những tình huống hài hước nhưng thể hiện rõ sự chỉ trích về những lớp người chỉ biết khua môi múa mép, lừa gạt không chớp mắt, chỉ vì đồng tiền mà gạt phăng đạo đức làm nghề, đạo đức làm người. Và đương nhiên rồi, khi những người thiếu hiểu biết và thiếu cảnh giác, đặc biệt đang mu muội trong hai chữ “quý tộc” như Jourdain thì những lời nói đó như vuốt đúng vào tim gan của ông, sự phần khích tột độ là không thê tránh khỏi, giống như ông chỉ chực chờ đề nuốt từng lời ấy vào tai để vận vào người mìỉnh vậy. Đặc biệt, cảnh đám thợ phụ tôn ông trưởng giả từ ông lớn lên cụ lớn rồi đức ông làm cao trào kịch được đây lên. Sự phân khích ấy của nhân vật tuy đem
34
lai tiéng cười cho khan gia về một nhân vật thực sự chủ quan ngốc nghếch đến thảm hại nhưng cũng lên án về một thực trạng có thê nói là quen thuộc của những kẻ chỉ thích nghe những lời ton hót nịnh bợ, chìm đắm trong những điều giả tạo ngọt ngào như những “viên đạn bọc đường”, họ quên đi những gi thudc ly tri, lẽ phải, logic đời thường. Dù kệch cỡm, lệch chuẩn ra sao, họ vẫn chấp nhận trong u mê. Thủ pháp trào phúng thắm trong từng ngôn từ của Molière, lên án gay gắt nhiều lớp người với nhiều tính cách trong xã hội.
e Sự chênh lệch, đối lập giữa hình thức và nội dung
Ông Jourdain là một người trưởng giả giàu có nhưng lại có tính cách đốt nát, quê mùa. Dường như sức nặng đồng tiền mà ông sở hữu không thể khiến bản thân ông sang trọng hơn, cũng không khỏa lấp được sự ngờ nghệch, thiếu hiểu biết, thậm chí dốt nát cua Jourdain. Ong ta luôn muốn học đòi lối sống thượng lưu, sang trọng của giới quý tộc, điều đó làm ông u mê, không tìm được lỗi thoát. Thực chất, ông chìm đắm và hài lòng về nó. Tuy nhiên, những gì ông ta học được đều chỉ là hình thức bên ngoài, kế cả những bộ trang phục mà ông thuê may, những tiết học dạy múa nhạc, sự kết thân với các quý tộc.... còn nội dung bên trong thì ông vẫn chỉ là một người dốt nát, quê mùa. Căn bản, ông đã không có sự giáo dục từ nhỏ của một gia đình với tầng lớp quý tộc, cộng với sự thiếu hiểu biết, đã tạo nên nét đối lập day tinh trào phúc này. Sự chênh lệch, đối lập giữa hình thức và nội dung đã tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai đối với nhân vật ông Jourdain. Ông hiện lên như một chú hè, phó may biết, thợ phụ biết, vợ biết, Nicole biết, mọi người biết, độc giả biết, chỉ có
mỉnh ông là (vờ như) không biết.
® Sự cường điệu, phóng đại
Molière đã sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại để khắc họa tính cách lỗ lăng của nhân vật ông Jourdain. Ông ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn đề mua những bộ trang phục xa hoa, đắt tiền. Ông ta cũng thuê thầy dạy mỉnh lễ nghỉ, học nói tiếng Pháp.... Đáng nhẽ, sự “sang” cần được tích lũy ngay từ tư duy, được rèn giũa cả một quả trình, cần lên một kế hoạch bài bản để tiếp thu một cách chọn lọc. Nhưng, Jourdain đã không như vậy mà làm quá mọi thứ lên, biến cuộc sống “học làm sang”
^xa??
của mình thành một “mớ hỗn độn”. Tuy nhiên, những gì ông ta học được đều chỉ là
35
những thứ bề ngoài, không có giá trị thực chất. Sự cường điệu, phóng đại đã khiến nhân vật ông Jourdain trở nên lố lăng, đáng cười.
e Sự tương phản giữa các nhân vật
Molière đã xây dựng một hệ thống nhân vật tương phản trong tác phâm, nhằm tạo nên tiếng cười hài hước và ý nghĩa. Ông Jourdain là một người trưởng giả giàu có nhưng lại có tính cách dốt nát, quê mùa. Trong khi đó, Nicole là một người hầu, ở tầng lớp thấp nhưng lại có sự thông minh, lanh lợi, có khả năng nhìn thấu bản chất của ông Jourdain. Phó may và thợ phụ cũng vậy, họ láu cá, nhìn thấu sự ngu dốt của Jourdain đề mà lảng tránh những điều sai (đôi tất lụa bị chật, đôi giày đóng bị đau chân, áo may hoa ngược), họ đánh trúng vào tâm lí học đòi của Jourdain mà thuận lợi mang tiền về, thậm chí là rất nhiều tiền so với giá trị thực. Sự tương phản giữa các nhân vật đã tạo nên tiếng cười hài hước, đồng thời cũng mang đến một bài học sâu sắc về sự dốt nát, tầm thường của những kẻ học đòi làm sang khiến sự háo danh che mo ổi giá trỊ thực vả sự bất lương, ranh mãnh của những kẻ khua môi múa mép, ăn bớt, ăn cắp ban ngày: xung đột của những thấp kém học đòi, mê muội, ngu đốt ><
ranh mãnh, lừa bịp, láu cá.
Thủ pháp trào phúng trong "lrưởng giả học làm sang" không chỉ tạo nên những tiếng cười mà còn làm sáng tỏ và phê phán những khía cạnh xã hội và con người mà Moliére muon dat ra trong tác phâm của mình.
4. Tư tưởng và thông điệp tác giả gửi gắm 4.1. Tư tưởng của tác giả
"Trưởng giả học làm sang" của Molière không chỉ là một tác phẩm hài kịch giải trí mà còn là một bức tranh sâu sắc về tỉnh cảm và xã hội trong thời kỳ XVII ở Pháp. Dù tư tưởng về tình cảm không nằm ở trung tâm nhưng Molière đã tài tình long ghép chúng vào câu chuyện, tạo nên những diễn biến phức tạp và những thông điệp
sâu sắc về nhân quả và xã hội.
Trước hết là mối quan hệ về tình cảm và đắng cấp xã hội Molière châm biếm việc hôn nhân thường xuyên được quyết định bởi đắng cấp và địa vị xã hội chứ không phải bởi tình cảm. Nhân vật chính, Jourdain, mong muốn một cuộc sống sang trọng
36
va địa vị xã hội hơn thông qua việc hôn nhân, thê hiện quan niệm lợi ích cá nhân vả đẳng cấp xã hội. Mối quan hệ tỉnh cảm trong tác phẩm thường bị chỉ phối bởi sự giả tạo và thiếu chân thành.
Tiếp đó là việc Jourdain cé gang thay déi dia vị xã hội và tỉnh cảm thông qua việc học các phong cách lịch sự và nghệ thuật, anh ta tạo ra những tỉnh tiết hài hước nhưng đồng thời cũng là bức tranh về sự ngớ ngắn và ngây thơ của con người trong cuộc đua theo đuổi tình yêu và danh vọng. Trong "Trưởng giả học làm sang" của Molière, chủ đề về hôn nhân được đặt ra qua góc nhìn giữa tình cảm và lợi ích xã hội.
Tác phẩm này tính tế tạo ra những tình huống và nhân vật phản ánh sự đa dạng và đôi khi mâu thuẫn trong quyết định chọn “đối tác” hôn nhân. Hôn nhân dựa trên tình cảm như là các nhân vật trẻ như Cleonte và Lucile, đại diện cho tầng lớp thanh niên, biểu tượng cho tỉnh cảm và sự thuần khiết. Họ yêu nhau không phụ thuộc vào địa vị xã
hội hay tài sản mà chủ yếu là dựa trên tình yêu chân thành và đánh giá đối tác như
người bạn đời lý tưởng. Trong tình cảm này, Molière thường xuyên sử dụng ngôn
ngữ tình tứ và hài hước để làm nỗi bật tính chất thuần khiết của tình yêu. Còn hôn
nhân dựa trên lợi ích xã hội thường xuất hiện trong các mối quan hệ của các nhân vật chính, như Jourdain. Jourdain, một thương gia mới giàu, mong muốn hôn nhân không chỉ mang lại hạnh phúc tình cảm mà còn đem lại địa vị xã hội và danh tiếng. Sự chênh lệch giữa tầng lớp xã hội và niềm vui cá nhân thường tạo ra những tình huống hài hước và đau lòng. Thông qua sự châm biếm và hài hước, Molière gop phan phan anh sự hiện thực đau lòng của một xã hội lạc quan nhìn nhận về hôn nhân, đồng thời
khuyến khích khán giả suy ngẫm về giá trị của tình cảm chân thành trong mối quan
hệ con người.
Cuối cùng Molière thông qua tác phẩm châm biếm sự giấu diễm và lừa dối trong các mỗi quan hệ. Những tình tiết hài hước nảy sinh từ việc các nhân vật thường xuyên cố găng giữ bí mật, tạo ra một bức tranh về sự thiếu chân thành, tạo ra những tình huống hài hước băng cách cỗ gắng giấu giếm sự thật về địa vị xã hội và sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật, để cuối cùng, sự thật luôn được phơi bày. Molière không chỉ châm biếm cá nhân mà còn châm biếm xã hội, đặt ra câu hỏi về giả trị của sự chân thành và trung thực trong mỗi quan hệ so với lừa dối đề duy trì hình ảnh xã hội.
37