Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 32 - 37)

2.2.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu là rất quan trọng, giúp kế thừa được các kết quả nghiên cứu đã có, tiết kiệm thời gian và kinh phí; đồng thời có được những định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu.

Các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau đều được phân tích xử lý và lựa chọn sắp xếp theo mục đích sử dụng, theo luận văn.

Việc thu thập tài liệu bao gồm các công việc:

Đề tài đánh giá mức độ tồn lưu chất độc da cam … trong đất tại khu vực nghiên cứu liến quan đến rất nhiều lĩnh vực: địa chất, môi trường, thổ nhưỡng,…

Chính vì vậy các tài liệu cần thu thập khá đa dạng, bao gồm: các tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất thủy văn, các loại bản đồ: bản đồ phân vùng ô nhiễm, sơ đồ hiện trạng tồn lưu dioxin tại các khu vực sân bay, sơ đồ tồn lưu dioxin trong đất theo từng vùng,… và các dạng tài liệu có liên quan khác (tạp trí, báo cáo khoa học,…)

2.2.2 Phương pháp lấy mẫu

Nhằm phân tích hiện trạng tồn lưu dioxin trong đất tại khu vực nghiên cứu, ngoài việc thu thập tài liệu và tổng hợp các thông tin về đánh giá về đặc điểm tồn lưu ở dioxin tại sân bay Biên Hòa. Trong phạm vi nghiên cứu và luận văn đã tiến hành thu thập và lấy mẫu

Công tác lấy mẫu được tuân thủ theo nguyên tắc sau:

a. Loại mẫu, lượng mẫu: tiến hành lấymẫu đất tại khu vực Biên Hòa

b. Dụng cụ, hóa chất dung trong lấy mẫu: khoan tay, xẻng, khay chứ mẫu, thìa lấy mẫu, thùng chứa và vận chuyển mẫu, găng tay, ủng cao su, chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước (sinh hoạt) để rửa dụng cụ, dung môi (hexan, axeton loại dung trong phân tích) và máy định vị GPS, máy ảnh.

c. Lấy các loại mẫu:

Thiết kế sơ đồ lấy mẫu theo yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện khi lấy mẫu, sẽ sử dụng sơ đồ tuyến.Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu, ở khu vực nghiên cứu chi tiết đan dày mạng tuyến lấy mẫu. Ưu tiên lấy mẫu theo hướng lan tỏa do đất, bị rửa trôi theo nước mua hoặc theo kênh mương (theo yếu tố địa hình).

* Mẫu đất:

Các thao tác kỹ thuật khi lấy mẫu:

- Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu.

- Phát dọn cỏ, dò tìm cắm cờ hiệu cho chỗ khoan/đào phẫu diện lấy mẫu.

- Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sử dụng cho vị trí lấy mẫu này.

- Rửa dụng cụ lấy mẫu.

- Lấy mẫu: mỗi mẫu là tập hợp của nhiều mẫu nhỏ.

- Chuyển mẫu vào khay chứa.

- Trộn đều, chuyển vào túi đựng.

- Ghi nhãn cho từng túi đựng mẫu.

Về cơ bản, quy trình lấy mẫu đã theo sát những quy trình đã được sử dụng theo tiêu chuẩn của công ti tư vấn Hatfield Canada thực hiện. Chỉ có một ngoại trừ là quy trình lấy mẫu đất theo chiều sâu đến 3,2m, phòng thí nghiệm Dioxin – Trung tâm QT Môi trường đã thiết kế một thiết bị lấy mẫu có khả năng lấy mẫu đến độ sâu 3,2m giảm được nhiễm chéo rất nhiều. Hình 2.6 mô tả kĩ thuật lấy mẫu đất sâu bằng thiết bị lấy mẫu đa chiều.

Hình 2.6 Phương pháp lấy mẫu đất dưới bề mặt

- Ghi biên bản (nhật ký): Nơi lấy, ký hiệu, tọa độ, ngày lấy, dụng cụ lấy (khoan/gầu, xẻng/đào phẫu diện…), mã file các ảnh kỹ thuật số, mô tả ngắn gọn vị trí lấy mẫu, đặc điểm mẫu lấy, đặc điểm địa hình, thảm thực vật, đặc điểm địa chất khu vực lấy mẫu và đánh dấu vị trí trên sơ đồ lấy mẫu.

- Xếp đặt mẫu vào thùng lưu chứa, bảo quản nơi râm mát.

d. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC)

QA/QC trong lấy mẫu là rất cần thiết để đảm bảo chắc chắn là không có sự lây nhiễm bẩn chéo và nếu có thì kiểm soát được mức lây nhiễm bẩn do dụng cụ trong quá trình lấy mẫu.

Để tránh lây nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, trước khi lấy hoặc giữa các lần lấy mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu phải được rửa sạch. Dùng loại nước rửa thường sử dụng để rửa dụng cụ phòng thí nghiệm pha với nước sạch (nước sinh hoạt). Rửa tiếp 3 lần bằng dung môi hexan, rồi axeton.

Mẫu QA/QC chiếm khoảng 5% tổng số mẫu đã lấy, bao gồm mẫu trắng hiện trường (mẫu nước tráng rửa dụng cụ sau khi đã rửa sạch giữa các lần lấy mẫu), mẫu lặp duplicate trong lấy mẫu của một vị trí và mẫu chia từ một bình đựng mẫu.

e. Bảo quản mẫu:

Niêm phòng bình được mẫu bằng băng giấy parafin. Xếp đặt vào thùng lưu chứa mẫu, lắp kín.Đánh số thùng, lập danh sách mẫu trong thùng.Vận chuyển thùng về phòng thí nghiệm.

2.2.3 Phương pháp điều tra và nghiên cứu ngoài thực địa

Thử nghiệm công nghệ dioxin được xây dựng trong sân bay Biên Hòa - Đồng Nai. Các thông tin được thu thập trực tiếp tại hiện trường xử lý, và khu vực nghiên cứu tại phía Tây sân bay Biên Hòa.

2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Các ý kiến tư vấn của thầy cô hướng dẫn, các chuyên gia kỹ sư làm việc trực tiếp tại khu vực xử lý.

2.2.5 Phương pháp tính toán

- Tính toán Khối lượng đất nhiễm cần xử lý tại khu vực Pacer Ivy:

Để có thể xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm cần xử lý ta chia khu vực cần đánh giá thành những ô vuông có diện tích 50x50m. Sau đó tiến hành lấy mẫu xác định những ô đất nào bị nhiễm và độ sâu cần xử lý từ đó ta có thể tính toán được khối lượng đất cần xử lý (diện tích nhân với chiều sâu)

- Áp dụng phương pháp Hồi quy đa tuyến tính, để đánh giá mối tương quan giữa các thông số ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý dioxin bằng công nghệ Hóa Cơ. Từ đó có thể rút ra được các kết luận trong việc điều chỉnh các thông số độc lập để tăng hiệu quả xử lý

Phương trình hồi quy: y = b + b1x1 +b2x2 + … +bnxn.

2.2.6 Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá

Dựa trên số liệu sẵn có để tổng hợp và rút ra được những kết luận hữu ích nhất để phục vụ cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)