Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

Xét 3 công nghệ đã và đang được áp dụng, thử nghiệm tại Việt Nam.

1. Công nghệ Hóa Cơ

- Hiệu quả xử lý: Tối ưu nhất trong khoảng nồng độ từ 1.000ppt-10.000ppt (hiệu suất trung bình 93%)

- Công suất xử lý: Hệ thống đầy đủ (full size) 20.000m3/năm

- Chi phí xử lý: 5 triệu USD chi phí ban đầu xây dựng hệ thống xử lý. và chi phí khắc phục khoảng 500 USD/ tấn ( ~745 USD/m3). (EDL,2013). Nếu tính thêm 5 triệu USD cho 20.000m3 thì tổng chi phí khoảng 700USD/ tấn (~1.000USD/m3).

- Đất sau khi xử lý: kết cấu đất bị phá hủy hoàn toàn, để có thể xử dụng lại cần phải bổ sung các chất hữu cơ hoặc là pha trộn với các loại đất khác.

2. Công nghệ Giải hấp nhiệt trong mố

Tháng 4/2011, Bộ Quốc phòng đã thông qua dự án “Xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” phối hợp với USAID của Mỹ cùng thực hiện. Mục tiêu của dự án là xử lý 73.000m3 với tổng kinh phí dự tính là 84 triệu USD (nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Mỹ) và 35 tỷ đồng (1,75 triệu USD)vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án được thực hiện từ 2012-2016.

- Hiệu quả xử lý: xử lý được dioxin ở các mức khác nhau

- Công suất xử lý: dự án bắt đầu từ năm 2012 và kết thúc 2016 (khoảng 14.000m3/năm)

- Chi phí xử lý: Tổng phí xử lý 73.000m3 đất nhiễm là 85,75 triệu USD (khoảng 1.200 USD/m3)

- Đất sau khi sử lý: Thành phần hữu cơ trong đất cũng bị phá hủy hoàn toàn, để có thể sử dụng lại cho các mục đích trồng trọt,… cần phải bổ sung chất hữu cơ.

3. Công nghệ Chôn lấp:

Công nghệ chôn lấp, cô lập đã được áp dụng xử lý tại sân bay Biên Hòa năm 2006-2009 (100.000m3 đất nhiễm) và năm 2013 biện pháp chôn lấp tiếp tục được được thực hiện tại sân bay Phù Cát (chôn 7.500m3 đất nhiễm). Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng có Quyết định phê duyệt xử lý đất nhiễm chất độc da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa giai đoạn 2, ước tính xử lý khoảng 51.000m3 đất nhiễm trên diện tích hố chôn là 2,24 ha .Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 72 tỷ đồng (~3,5 triệu USD).

Như vậy, chi phí để chôn lấp 51.000m3 đất nhiễm khoảng 70 USD/m3, Trong 3 giải pháp công nghệ trên, thì giải pháp chôn lấp, cô lập có chi phí rẻ hơn rất so với 2 công nghệ trên. Tuy nhiên, theo TS. Trần Ngọc Tâm, Bộ QP người thamthì thời gian chôn lưu trữ trong các hỗ chôn khoảng 50 năm. Vi vậy, cần lưu ý rằng biện pháp chôn lấp vẫn chỉ là giải pháp tạm thời ngăn chặn lan tỏa ô nhiễm và trong tương lai vẫn cần phải áp dụng biện pháp công nghệ xử lý nào đó để xử lý triệt để.

Kết quả so sánh các công nghệ được trình bầy trong bảng sau:

Bảng 3.12: So sánh hiệu quả xử lý của các giải pháp xử lý đất nhiễm dioxin Công nghệ Khoảng nồng độ

có khả năng xử lý (ppt)

Công suất Chi phí xử lý

Khả năng sử dụng đất sau xử lý

Hóa Cơ 1.000- 10.000 20.000m3/năm ~1.000 USD/m3

Kết cấu đất bị phá vỡ hoàn toàn Giải hấp nhiệt 14.000m3/năm ~ 1.200

USD/m3

Sử dụng được ngay (cần bổ sung chất hữu

cơ)

Chôn lấp Không triệt để ~ 70

USD/m3

Không sử dụng được

Xét xử lý đất nhiễm tại khu vực tây nam đường băng (Pacer Ivy)

- Nếu chỉ áp dung biện pháp chôn lấp thì tổng chi phí sẽ là: 70 USD

*90.000m3= 6.210.000 USD (hơn 6 triệuUSD).

- Nếu áp dụng công nghệ Hóa Cơ và công nghệ giải hấp xử lý thì:

+ Công nghệ hóa cơ áp dụng xử lý 75.000m3: chi phí = 1000USD

*75.000m3= 75 triệu USD

+ Công nghệ giải hấp nhiệt trong mố áp dụng xử lý 15.000m3: chi phí = 1.200 USD*15.000m3 = 18 triệu USD.

Tổng chi phí sẽ là: 93 triệu USD

- Tuy nhiên, để có thể lựa chọn áp dụng xử lý công nghệ tại khu vực này cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, như: khả năng tài chính, hiệu quả thực của công nghệ khi xử lý ở quy mô lớn, hoặc trước mắt có thực hiện chôn lấp cô lập đất nhiễm tiếp tục nghiên cứu các công nghệ khác có chi phí thấp và thời gian xử lý ngắn hơn ….

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá mức độ tồn lưu dioxin tại khu vực Tây-Nam ( khu vực Pacer Ivy) sân bay Biên Hòa.

Kết quả phân tích 91 mẫu đất (43 mẫu đất bề mặt, 48 mẫu lấy theo chiều sâu) có tổng 34 mẫu (35%) có nồng độ lớn hơn ngưỡng cần phải xử lý, mẫu có nồng độ cao nhất là 962.560 ppt TEQ. Các mẫu đất và trầm tích lấy theo chiều sâu với khoảng cách là 30 cm, độ sâu lấy mẫu lớn nhất là 210cm cho thấy dioxin đã xuống dưới 180cm. Độ sâu trung bình cần phải xử lý khoảng 120 cm. Diện tích đất nhiễm khoảng 75.000m2, Khối lượng đất ước tính cần xử lý 90.000m3

Hiệu quả xử lý đất ô nhiễm dioxin bằng công nghệ Phá hủy Hóa Cơ tại sân bay Biên Hòa:

Tổng 150 tấn đất nhiễm dioxin lấy tại khu vực Pacer Ivy được chia thành các lô đất có độ nhiễm khác nhau để chia thành 42 mẻ xử lý cho thấy:

- Số liệu quan trắc môi trường tại khu vực xử lý cho thấy dioxin với hàm lượng thấp và hàm lượng Chlorophenol tương đối cao trong môi trường không khí xung quanh khu vực đặt lò xử lý.

- Công suất xử lý của 01 lò chỉ đạt 500kg/ca làm việc 8 giờ, tương đương khoảng 800 - 1.000m3 đất ô nhiễm/lò/năm, không đáp ứng được khối lượng đất nhiễm cần tẩy độc tại Biên Hòa.

Như vậy kết quả thử nghiệm công nghệ Phá hủy cơ – hóa (Mechano Chemical Destruction) của NewZeeland để xử lý đất ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa cho thấy chưa xử lý được triệt để dioxin trong đất, chưa có giải pháp giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm thứ cấp, công suất xử lý của mỗi lò rất nhỏ…là những tồn tại khó vượt qua để lựa chọn công nghệ này xử lý đất, trầm tích ô nhiễm dioxin ở Việt Nam.

Kiến Nghị

Tại khu vực Pacer Ivy các điểm ô nhiễm năm ở nhiều khu vực khác nhau, nồng độ dioxin tại các điểm này cũng rất khác nhau vì vậy có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng đất. Đến nay, vẫn chưa thể tìm được công nghệ tối ưu nhất đáp ứng được cả về hiệu suất, thời gian, chi phí và tái sử dụng đất sau xử lý. Tuy nhiên, vì sân bay ở ngay sát

thành phố Biên Hòa, lân cận khu dân cư, nên cần sớm có giải pháp công nghệ xử lý triệt để dioxin trong đất và trầm tích để đưa toàn bộ khu vực đất, hồ ô nhiễm hiện nay trở lại an toàn phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)