GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM từ CUỐI năm 2007 đến NAY (Trang 25 - 31)

2.3.1 Bối cảnh kinh tế thế giới

Sau suy thoái toàn cầu sâu sắc, kinh tế, thương mại toàn cầu năm 2010 tăng trưởng trở lại nhờ các biện pháp kích thích kinh tế sâu rộng của Chính phủ các nước và giảm bớt rủi ro mang tính hệ thống của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, phục hồi kinh tế toàn cầu dự kiến diễn ra chậm chạp và kinh tế vĩ mô toàn cầu còn nhiều rủi ro do:

Hệ thống tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, biến động phức tạp (dòng tín dụng chưa trở lại bình thường, tài sản chất lượng thấp, thua lỗ);

Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ giảm dần. Lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới và lạm phát gia tăng khiến NHTƯ tăng lãi suất.

Hộ gia đình tăng mức tiết kiệm do đã bị mất do giảm giá tài sản trong khi vẫn phải đối mặt với nạn thất nghiệp cao;

Lạm phát và giá cả hàng hóa cao hơn. Giá dầu bình quân trong năm 2010 tăng 24,3% so với năm 2009. Giá hàng hóa phi dầu bình quân năm 2010 tăng 2,4% so với năm 2009.

Thị trường tài chính quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế còn nhiều khó khăn.

Luồng vốn quốc tế vẫn chu chuyển chậm. Vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế đang phát triển và mới nổi giảm tương đương 0,17% GDP, trong đó FDI tăng 1,51%

GDP, vốn đầu tư gián tiếp giảm 0,97% GDP và vốn ODA giảm 0,15% GDP.

Thương mại hàng hóa, dịch vụ toàn cầu tăng 2,5%.

Ngân sách thâm hụt lớn và nợ Chính phủ tiếp tục tăng hoặc đứng ở mức cao thách thức rất lớn đến quá trình phục hồi kinh tế và đe dọa an ninh tài chính toàn cầu.

2.3 GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY.

2.3.2 Bối cảnh kinh tế Việt Nam.

Thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phải đối mặt với áp lực lạm phát và với sức phục hồi nền kinh tế còn thiếu vững chắc: Mặc dù tăng

trưởng kinh tế quí I/2010 đạt 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng quí I/2009, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 26,23%, cao hơn rất nhiều mức tăng 9%

của quý I/2009, song nhập siêu vẫn ở mức đáng lo ngại (xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD, nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD), lạm phát tuy vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đang có xu hướng tăng trở lại.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước lớn (6,2% GDP) và chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay trong nước gây hiệu ứng áp lực tăng lãi suất thị trường.

- Tổng cầu tăng lên gây áp lực lên cán cân vãng lai và lạm phát.

- Chất lượng tăng trưởng chưa cao. Hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt đối với khu vực công. Hệ số ICOR tăng nhanh và đến nay đã trên 8.

- Giá cả một số mặt hàng chủ chốt có xu hướng tăng: xăng dầu, than, điện,...

đặc biệt là xăng dầu được điều hành theo sát với giá xăng dầu trên thị trường quốc tế. Chính phủ thực hiện tăng lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương giai đoạn 2008-2012.

27

2.3 GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY.

2.3.3 Các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN trong giai đọan này:

- Từ đầu tháng 12/2009, trước những biến chuyển mới của thị trường trong nước và thế giới, NHNN đã chủ động và linh hoạt điều chỉnh lãi suất cơ bản lại lên mức 8%/năm sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm (kể từ tháng 2/2009); lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của NHNH đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm - Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận

trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán khoảng 30% và giảm dần trong những năm tiếp theo, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống

- Ngày 26/02/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với khách

hàng, Trong đó, mở rộng cho vay trung, dài hạn bằng VND theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06/01/2010 của Quốc hội và kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.

- Điều chỉnh tỷ giá, thực hiện các biện pháp chống găm giữ và đầu cơ, can thiệp bán ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thiết yếu nhằm từng bước tạo sự chuyển biến tích cực của thị trường ngoại tệ

2.3 GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY.

2.3.3 Các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN trong giai đọan này:

Ngày 27/9/2010/TT-NHNN đã ban hành Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong

hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:

Điểm thay đổi thứ nhất là Ngân hàng thương mại được phép dùng "tiền gửi của Kho bạc Nhà nước" như nguồn vốn huy động để cho vay. Đặc biệt, khoản tiền của KBNN (ước tính khoảng 70 nghìn tỷ) sẽ không loại khỏi

nguồn vốn huy động làm tăng tổng nguồn cung ứng tín dụng (tuy nhiên, đây không phải là lợi thế của các NHTM nhỏ vì nguồn tiền này chủ yếu tập trung vào các NH QD và NH lớn, có trọng điểm, ổn định, từ đó, sẽ bơm đến các NHTM thông qua thị trường)

Điểm thay đổi quan trọng thứ hai là Ngân hàng thương mại được phép dùng 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức trong nước làm nguồn vốn huy động đề cho vay.

Điểm thay đổi quan trọng thứ ba là Ngân hàng thương mai có thể dùng

"vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên" làm nguồn vốn huy động để cho vay.

Đây là điểm tích cực nhất trong lần thay đổi này. Cả 3 điểm thay đổi trên được các ngân hàng thương mại mong đợi để gia tăng thêm nguồn vốn cho vay và từ đó có thể tạo động lực hạ lãi suất. Với sự thay đổi quan trọng trên đã tháo gỡ một số nút thắt trong hệ thống tiền tệ hướng có lợi cho các ngân hàng so với trước khi thay đổi Thông tư 13.

29

2.3 GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY.

2.3.4 Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh doanh của hệ thông NHTM:

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư nợ tín dụng ước tăng 10,52%.

Sơ đồ Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN

2.3 GIAI ĐOẠN 3: TỪ CUỐI THÁNG 11/2009 ĐẾN NAY.

2.3.4 Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh doanh của hệ thông NHTM

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng.

20/05/2010 Thông tư 13 được ban hành là một chính sách về chủ trương thì đúng song chứa đựng rất nhiều điểm chưa hợp lý, và là một nguyên nhân chính cản đà giảm của lãi suất. Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động trong đó nguồn vốn để cung ứng tín dụng tín dụng không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ

chức, vốn tự có của NHTM, đầu tư của tổ chức sẽ càng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng. Do đó, lãi suất vẫn chưa thể hạ nhiệt trong khi cung vốn tín dụng từ

NHTM lại đang bị hạn chế.

Việc ban hành thông tư 19 sửa đổi bổ sung thông tư 13 tăng thêm nguồn vốn cho vay cho hệ thống ngân hàng. Các NHTM sẽ dễ dàng đáp ứng hơn. Nguồn vốn cung ứng qua hệ thống các TCTD tất nhiên sẽ tăng lên một chút. Tuy nhiên, vấn đề đối với các TCTD còn tùy thuộc vào cơ cấu huy động từ TCTD của họ. Nếu kỳ hạn huy động phần lớn dưới 3 tháng thì TCTD sẽ “bị thiệt” khi loai bỏ nguồn này ra khỏi trong khi phần bù đắp từ vốn huy động Không kỳ hạn “thêm” vào là không bằng (chỉ thêm vào có 25%), trong khi tổng vốn Không kỳ hạn khoảng 20% tổng vốn huy động thị trường và tiền gửi và vay từ TCTD cũng khoảng lớn nhất là 20% tổng huy động từ thị trường.

31

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM từ CUỐI năm 2007 đến NAY (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(39 trang)