PHẦN 3: KIẾN NGHỊ -ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CSTT CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.2 Kiến nghị - đề xuất
Chính sách tiền tệ theo nghĩa chung nhất là hệ thống các chính sách điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu về lạm phát và mục tiêu tăng trưởng. Các nhà kinh tế đồng ý rằng, trong dài hạn, sản lượng đầu ra là cố định.
Do đó, bất kỳ thay đổi nào của cung tiền chỉ gây ra sự thay đổi của giá cả. Nhưng trong ngắn hạn, vì giá cả và tiền lương thường không điều chỉnh ngay lập tức, các thay đổi cung tiền có thể ảnh hưởng đến khối lượng thực tế hàng hoá và dịch vụ.
Mặc dù chính sách tiền tệ là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất của chính phủ, nhưng hầu hết các nhà kinh tế cho rằng tốt nhất là để NHTW độc lập với chính phủ để thực hiện chính sách tiền tệ. Nhưng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mà Chính phủ mong muốn, họ buộc phải mở rộng cung tiền và hậu quả
dẫn đến mức lạm phát ngoài dự kiến. Mặc dù việc mở rộng cung tiền lúc đầu sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, NHTW không độc lập với Chính phủ gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ để đạt được tỷ lệ lạm phát thấp.
Muốn tăng cường niềm tin của công chúng đối với cam kết của Chính phủ về việc duy trì mức lạm phát thấp, cần giao chính sách tiền tệ cho một NHTW độc lập không phụ thuộc vào thực hiện các các vấn đề chính trị - như đã thực hiện ở một số các nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế thời gian qua cho thấy rằng NHTW độc lập thực sự có mối liên quan đến mức lạm phát thấp hơn và ổn định hơn.
35
3.2 Kiến nghị - đề xuất 3.2.2 Đối với CSTT.
Bối cảnh (3 điều kiện).
(1) Theo kinh nghiệm của quá trình tự do hoá lãi suất ở các nước và nước ta trong nhiều năm qua cho thấy điều kiện để tự do hoá lãi suất là kinh tế vĩ
mô ổn định, thị trường tài chính - tiền tệ minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát; phát triển hệ thống thanh toán có khả năng kiểm soát được hầu hết các luồng vốn khả
dụng của khu vực ngân hàng, chứng khoán và các định chế tài chính khác; hệ thống NHTM có năng lực cạnh tranh và khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh; ngân sách nhà nước thâm hụt ở mức thấp.
Với các điều kiện này, có lẽ nền kinh tế và thị trường tài chính - tiền tệ của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được;
(2) Kinh tế trong nước, nguy cơ lạm phát cao chưa được ngăn ngừa một cách vững chắc, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hệ thống các NHTM còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có; năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều mặt hạn chế;
(3) Thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán còn chứa đựng những nguy cơ bất ổn do hiện tượng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến và các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa đủ mạnh để có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng này, sẽ kéo theo các rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
3.2 Kiến nghị - đề xuất
3.2.2 Đối với CSTT.
3.2.2.2 Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả CSTT
Đề xuất chiến lược
Phải kiểm soát lạm phát: Chính phủ và NHNN cần phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát hàng đầu và thông báo rộng rãi đối với các nhà đầu tư trên thế giới cũng như Việt Nam, vì đây là chiến lược mang tính dài hạn để có thể phát triển nền kinh tế vĩ mô ổn định, từ kiểm soát được lạm phát, có thể kiểm soát được kỳ vọng tăng giá của đồng Việt Nam, ổn định lòng tin của người dân, qua đó sẽ tăng huy động, góp phần làm giảm lãi suất VND động tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn rẻ hơn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao hơn.
Giải pháp:
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP làm thứ cấp, có thể hy sinh tốc độ tăng trưởng GDP.
Vì hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng đầu tư, nhưng chỉ số ICOR lại quá cao, hiệu quả đầu tư lại thấp (Chỉ số ICOR ở mức rất cao, trên 8% trong khi ở các nước trong khu vực ở mức 3-4%; tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ở mức 43% (các nước trong khu vực khoảng 30%)
Nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư công. Lập cơ quan chuyên trách đánh giá tiền khả thi các dự án đầu tư công và hiệu quả sau khi đã đầu tư với tiêu chỉ
phải mang lại hiệu quả dài hạn.
Đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty quốc doanh kém hiểu quả hoặc cho giải thể.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án điện hiện đại, công nghệ tiên tiến, để giải quyết nguồn cung điện trong dài hạn (các dự án điện hạt nhân, nhiệt điện, năng lượng mặt trời,....).
37
3.2 Kiến nghị - đề xuất
3.2.2 Đối với CSTT.
3.2.2.2 Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả CSTT Đề xuất có tính chất quyết định
- Nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, khả năng phân tích thông tin thị trường của các NHTM NHTM có những phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN..
- NHNN chủ động chỉ đạo, tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường liên ngân hàng và nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ NHTM có
tâm lý tốt, không phải để dự trữ quá nhiều nhất là trong thời điểm nhu cầu rút tiền lớn.
- NHNN hình thành cơ chế điều hành lãi suất cùng với nghiệp vụ thị
trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN.
- NHNN kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá (dựa trên tín hiệu của thị trường), lãi suất,công cụ dự trữ bắt buộc, tín phiếu, thị trường mở… trong từng giai đoạn cụ thể; tăng cường phối hợp giữa các bộ,
ngành bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
- Thành lập 1 ban điều hành CSTT, theo dõi, giám sát chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và tiền tệ trong nước và quốc tế để có chính sách giải pháp thích hợp trong điều hành.
3.2 Kiến nghị - đề xuất
3.2.2 Đối với CSTT.
3.2.2.2 Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả CSTT
- NHNN cần tăng cường tuyên truyền, đào tạo các NHTM, các khách hàng của các NHTM để thấy được lợi ích khi tham gia thị trường mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá. Tiếp tục chỉ đạo TCTD cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, bền vững.
- Hoàn thiện Luật NHNN,Luật các TCTD và các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp tăng tính thanh khoản của các công cụ trên TTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD.
- Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh,
công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần cải thiện tính thanh khoản cho thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thanh toán quản lý vốn tập trung, trực
tuyến điều chuyển vốn linh hoạt trong nội bộ ngân hàng, cũng như giữa các ngân hàng; đẩy mạnh nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính và sức cạnh tranh.
- Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, việc tăng trưởng tín dụng và cung tiền cần phải được giám sát chặt chẽ, vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời duy trì
tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội đối với chủ trương, giải pháp của chính phủ và NHNN về