Bước 1: Giới thiệu bài:
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung chính của bài học gồm: Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn trong văn thuyết minh. Với nội dung kiến thức như trên GV có thể sử dụng CH nêu vấn đề, THCVĐ vào giảng dạy bài học. THNVĐ đã được nêu trên còn hệ thống CH được sử dụng cho từng phần như sau:
Phần I. Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh.
GV đưa ra ngữ liệu 1 và yêu cầu HS chỉ ra được tính chính xác trong đoạn văn đó.
Sau đó dẫn dắt vào bài và hướng HS tìm hiểu tính chuẩn xác, vị trí và vai trò và những điều cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh để đạt được tính chuẩn xác thông qua các CH nêu vấn đề, HS sẽ suy nghĩ, vận dụng phần ngữ liệu 1 đã phân tích để đưa ra câu trả lời.
CH1:Thông qua việc phân tích ngữ liệu trên ,em hãy cho cô biết thế nào là tính chuẩn xác?
DKTL: Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh là đúng đắn, chính xác, chuẩn mực của mọi tri thức trong văn bản thuyết minh.
CH2: Vì sao lại nói tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên của văn thuyết minh? Vậy vị trí, vai trò của tính chuẩn xác đối với văn thuyết minh?
34
DKTL: Vì mục đích của văn thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh , bởi vậy tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
CH3:Để đạt được tính chuẩn xác văn bản thuyết minh cần chú ý điều gì?
DKTL: Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong văn thuyết minh:
Thứ nhất: Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết
Thứ hai: Thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng thuyết minh
Thứ ba: Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu.
CH4: Bằng những kiến thức nêu trên, hãy kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh ở phần luyện tập (sgk-24).
DKTL: Đối chiếu với ngữ liệu (a) với sgk Ngữ Văn 10 ta thấy người viết viết như vậy là chưa chuẩn xác. Vì: chương trình Ngữ Văn 10 không chỉ học văn học dân gian;chương trình Ngữ Văn 10 không chỉ học ca dao tục ngữ và chương trình Ngữ Văn 10 không học câu đố.
Với ngữ liệu (b), người viết viết như vậy là chưa chuẩn xác vì nghìn năm khác nghìn đời và thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời.
Ngữ liệu (c), câu trả lời là: không
Phần II. Tính hấp dẫn trong văn thuyết minh
GV lần lượt đưa ra các câu hỏi có vấn đề để các em HS tự tìm tòi, giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, tiếp thu được kiến thức về tính hấp dẫn và một số biện pháp làm tăng tính hấp dẫn đối với văn thuyết minh.
CH1: Thế nào là tính hấp dẫn? Tính hấp dẫn có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh?
DKTL: Hấp dẫn là sự lôi cuốn, cuốn hút, gây được sự chú ý. Tính hấp dẫn trong văn thuyết minh có vai trò vô cùng quan trọng, tạo ý nghĩa thực tiễn, thiết thực của văn bản thuyết minh.
35
CH2: Vì sao văn bản thuyết minh cần tính hấp dẫn?
DKTL: Nhằm lôi cuốn người nghe, người đọc vào một vấn đề nào đó, thu hút sự đồng tình của người đọc.
CH3:Những biện pháp tạo nên tính hấp dẫn?
DKTL: Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ; sử dụng so sánh đề làm sự khác biệt nhằm khắc sâu vào tâm trí bạn đọc; kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau trong cùng một bài văn; phối hợp nhiều sự hiểu biết về các ngành, các nghề trong xã hội.
CH4:Tính hấp dẫn có mâu thuẫn với tính chuẩn xác không?
DKTL: Không hề mâu thuẫn với nhau vì đạt được yêu cầu chuẩn xác là đã tạo nên tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Như vậy hấp dẫn trên cơ sở chuẩn xác.
Qua việc vận dụng DHNVĐ vào bài học đã giúp cho các em nắm chắc nội dung kiến thức về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn trong văn thuyết minh.
Phần III. Luyện tập
GV đóng vai trò gợi mở hướng giải quyết vấn đề để HS vận dụng những kiến thức đã học ở trên vào giải quyết các bài tập trong SGK nhằm củng cố kiến thức cũng như vận dụng vào thực hành. Kết quả phần luyện tập sẽ đánh giá được mức độ hiểu và tiếp thu bài của các em HS.
Như vậy, vận dụng DHNVĐ vào bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” giúp các em HS chủ động trong quá trình học tập và làm chủ được kiến thức. Từ đó và có ý nghĩa quan trọng trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh cũng như không khí sôi nổi trong mỗi bài học. Người viết tin rằng qua việc áp dụng DHNVĐ sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho bài học, đồng thời DHNVĐ sẽ được áp dụng rộng rãi trong nhà trường THPT không chỉ với môn văn mà còn các bộ môn khác.
36 CHƯƠNG 3