Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm ở chương này được triển khai nhằm kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng DHNVĐ vào bài dạy: “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” đã được đề xuất từ chương 2. Kết quả thực nghiệm sẽ là bằng chứng khẳng định tính hiệu quả của những đề xuất đó.
3.2. Đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm
Đối tượng được chọn thực nghiệm là HS lớp 10 THPT. Trong quá trình dạy học, chúng tôi còn mời các GV trường THPT tham gia vào hoạt động thực nghiệm nhằm thu thập ý kiến thông tin về tình hình dạy nội dung này. Từ đó điều chỉnh tổ chức thực nghiệm cho phù hợp. Cùng với sự hiện diện của GV và HS trường THPT Yên Phong số 1 - Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành giảng dạy bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” theo phân phối chương trình Ngữ Văn lớp 10 tập 2, năm học 2014 - 2015 trên địa bàn trường THPT Yên Phong số 1 có vận dụng DHNVĐ.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Căn cứ vào chương trình phổ thông, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong bài dạy “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” trong SGK Ngữ Văn 10 tập 2 (bộ chuẩn). Trên cơ sở thực tế học, chúng tôi sẽ đánh giá được hiệu quả mà đề xuất trong khoá luận nêu ra. Chúng tôi thiết kế giáo án thực nghiệm sau:
37
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN TRONG VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa - sách giáo viên - Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài Đại cáo Bình Ngô và nêu cơ sở nhân nghĩa cũng như mục đích của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta.
3. Bài mới:
Lời vào bài: Trong những tiết trước cô và các em đã đi tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh hay lập dàn ý bài văn thuyết minh.
Để bổ sung những kiến thức về văn bản thuyết minh, giúp các em có những kiến thức, những kĩ năng để hoàn thiện một bài văn thuyết minh hơn. Hôm nay, cô và các em cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh”.
38
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm
hiểu tính chuẩn xác , hấp dẫn trong văn thuyết minh
GV:cho ngữ liệu:
“Sông Đà dài 910 km chảy từ Vân Nam vào nước ta theo hướng tây bắc- đông nam gần như song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài 500km. Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác, ghềnh và đi qua những hẻm đầy đủ.
Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì sông quặt lên phía Bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà” (SGK Địa lý).
CH: Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì ? Qua đó cung cấp cho chúng ta những tri thức gì? Và những tri thức đó có chính xác không?
CH: Qua việc phân tích ngữ liệu em hãy cho cô biết thế nào là chuẩn xác?
I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN THUYỂT MINH
1.Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
a) Tìm hiểu ngữ liệu.
- Đối tượng thuyết minh: sông Đà - Cung cấp tri thức:
+ Chiều dài:910km
+ Hướng chảy: Tây bắc - Đông nam + Vị trí, đặc điểm của con sông khi qua nước ta.
-Tri thức được thể hiện cụ thể và chính xác.
=>Giúp chúng ta hiểu đúng, chính xác, rõ ràng, cụ thể những đặc điểm về vị trí, địa lý của con sông.
b)Tính chuẩn xác.
39 CH: Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh?
CH: Vị trí, vai trò của tính chuẩn xác đối với văn thuyết minh?
CH: Để đạt được tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh cần chú ý những điều gì?
CH: Chú ý vào SGK-24/25 phần luyện tập và trả lời câu hỏi:
a) Viết như thế có chuẩn xác không?
Vì sao?
b)Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh
-Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh là đúng đắn, chính xác, chuẩn mực của tri thức trong văn bản thuyết minh.
-Vị trí, vai trò: Là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
c)Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong văn thuyết minh.
- Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết. Ví dụ muốn thuyết minh về một cuốn sách thì cần phải đọc cuốn sách đó.
-Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo , tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh
-Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật những thông tin mới nhất.
2. Luyện tập
a) Đối chiếu với SGK Ngữ Văn 10 ta thấy người viết như vậy là chưa chuẩn xác.Vì:
+ Chương trình Ngữ Văn 10 không chỉ
40 b) Câu văn sau có điểm nào chưa chuẩn xác?
CH: Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không?
Nếu không vì lý do gì?
CH: Qua việc học lý thuyết và vận dụng bài tập trên em hãy cho cô biết một văn bản thuyết minh chuẩn xác
dạy văn học dân gian.
+Chương trình Ngữ Văn 10 không phải chỉ dạy ca dao, tục ngữ.
+Chương trình Ngữ Văn 10 không dạy câu đố.
b) Thiên cổ hùng văn là áng văn của “ muôn đời”- tức nói đến sự bất tử chứ không phải là áng văn học được viết ra từ nghìn năm trước.
Thiên cổ hùng văn là áng văn của nghìn đời . Vì vậy khi viết “ Đại cáo bình ngô là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước” là không chuẩn xác.
Nghìn đời khác với nghìn năm.
c)Không nên dùng văn bản trên để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì cả văn bản không hề thuyết minh làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, càng không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.
-Yêu cầu :
+Sát hợp với chân lý, chuẩn mực đã được thừa nhận trong khoa học và cộng
41 cần đáp ứng yêu cầu nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Đọc đoạn văn sau và so sánh với ngữ liệu phần 1 để trả lời CH:
“Sông Đà được khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Nam Vân, lấy tên là Ly Tiên mà đi qua một vùng núi ác , rỗ đến nửa đường thỳ nhập quốc tịch vào Việt Nam , trưởng thành mới đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng .Từ biên giới Việt-Trung tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số rồng rắn và tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét… Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải…”
(Nguyễn Tuân)
CH:Đối tượng được nói đến ở ngữ liệi 1 và ngữ liệu 2 có phải là một không?Cách diễn đạt có khác nhau không?
đồng.
+Yêu cầu những tri thức giới thiệu phải có cơ sở khoa học, chính xác. Đặc biệt không được dùng những chi tiết hư cấu hay cách nói cường điệu, khoa trương.
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
a) Phân tích ngữ liệu
- Đối tượng thuyết minh: con sông Đà.
- Văn bản ở ngữ liệu 2 gợi cho ta sự thích thú, niềm khao khát tìm hiểu về con sông Đà.
- Cách diễn đạt:
+Từ ngữ: giàu sắc thái biểu cảm
+ Câu: câu kể, câu tả, kết cấu câu phức tạp nhiều tầng bậc
+ Biện pháp tu từ: nhân hoá “ vùng núi ác”, “xin nhập quốc tịch Việt Nam”
so sánh “ sông Đà như một áng tóc mun”
=> Cùng nói về sông Đà nhưng cách viết khác nhau cho nên con sông Đà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân đã trở nên hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc
42 CH: Thế nào thì được coi là hấp dẫn?
CH: Tính hấp dẫn là gì? và có vai trò như thế nào trong văn thuyết minh?
CH: Vì sao văn thuyết minh cần tính hấp dẫn?
CH: Những biện pháp tạo tính hấp dẫn?
CH: Tính chuẩn xác có mâu thuẫn
hơn.
b) Tính hấp dẫn
- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút, gây sự chú ý, hứng thú của người nghe.
-Tính hấp dẫn trong văn thuyết minh:
Đóng vai trò quan trọng, tạo ý nghĩa thực tiễn, tác dụng thiết thực của văn thuyết minh.
- Nhằm lôi cuốn hấp dẫn người nghe, người đọc về vấn đề nào đó.
-Thu hút sự đồng tình, ủng hộ của người nghe, người đọc.
c) Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
-Biện pháp:
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài viết không mơ hồ.
+ Sử dụng so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu tâm trí người đọc.
+ Kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
+ Phối hợp nhiều hiểu biết về tự nhiên, xã hội, các ngành, các nghề để bài thuyết minh phong phú.
- Không hề mâu thuẫn với nhau vì khi
43 với tính chính xác không?
CH: Đọc ngữ liệu trong SGK-26 trả lời các câu hỏi:
CH: Phân tích biện pháp làm cho luận điểm“Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng sự kìm hãm” trở nên cụ thể và hấp dẫn hơn?
CH: Phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ?
Hoạt động 3 : Luyện tập
đạt được yêu cầu chuẩn xác là bài văn thuyết minh đã hấp dẫn rồi. Hấp dẫn trên cơ sở chuẩn xác.
2. Luyện tập Bài 1: Luận điểm
+ “Nếu bị tước đi môi trường kích thích…”
Có ý nghĩa khái quát , trừu tượng , phần nào có tính áp đặt, dễ quên.
+Các chi tiết, số liệu và lập luận ở những câu sau góp phần cụ thể hoá luận điểm trên một cách sinh động , cụ thể hấp dẫn hơn
- Nếu chỉ nói “ hồ Ba Bể là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam” thì chỉ đúng chứ chưa hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
- Khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết về hòn đảo An Mạ thì hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn và dễ nhớ hơn.
* Tổng kết
HS đọc ghi nhớ SGK III.Luyện tập
- Đối với Vũ Bằng là văn bản thuyết minh về phở ở Việt Nam, cách viết của nhà văn hấp dẫn bởi nhà văn sử dụng
44
linh hoạt các kiểu câu:
+ Câu ghép: “người ... bát”
+ Câu VN: Quả gì…
+ Câu cảm thán: “Trông mà thèm quá”
+Sử dụng thủ pháp so sánh: “Xanh như…”
=> Gây được sự chú ý của người ăn
4. Củng cố - dặn dò
Nắm chắc nội dung về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn thuyết minh.
Làm tiếp các bài tập và soạn bài: Tựa “Trích diễm thi tập”.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi đã áp dụng đối với lớp thực nghiệm giảng dạy bài “Tính hấp dẫn, chuẩn xác trong văn thuyết minh” chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bài học “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” bao gồm kiến thức và vận dụng vào luyện tập nhưng trong quá trình học, chúng tôi thấy các em tiếp thu kiến thức khá tốt và có thể vận dụng được ngay vào làm bài tập.
Về nhận thức: Hầu hết các em đều tiếp thu được nội dung kiến thức ngay trên lớp. Trong quá trình học tập, các em đã chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức vào phần luyện tập. Bởi vậy không khí lớp học sôi nổi, hào hứng.
Về mặt vận dụng của HS: Qua việc vận dụng DHNVĐ, HS đã bước đầu làm chủ được kiến thức. Trong giờ học các em đã phát huy được kiến thức vào phần luyện tập và có thể viết được bài văn thuyết minh không những đúng, chuẩn xác mà còn hay, hấp dẫn. Về phần bài tập vận dụng các em đã có thể làm ngay tại lớp.
45
Qua việc điều tra, khảo sát ý kiến của HS thì giờ học vận dụng DHNVĐ tạo hứng thú học tập cho các em hơn, từ đó kiến thức cũng được tiếp thu nhanh hơn. Và HS mong muốn thầy cô sẽ vận dụng DHNVĐ không chỉ trong bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh” mà còn ở những bài học khác, môn học khác.
Trên đây là những kết quả khả quan khi áp dụng DHNVĐ vào bài
“Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn thuyết minh”. Với kết quả khả quan như vậy, chúng tôi hy vọng rằng DHNVĐ sẽ được áp dụng rộng rãi trong nhà trường THPT không chỉ riêng với bộ môn Văn mà còn ở các môn học khác.